Giá đường trong nước vẫn ở mức cao
Giá đường thế giới hạ, giá xuất xưởng từ nhà máy đường cũng đã giảm, nhưng giá bán lẻ trong nước của mặt hàng này vẫn ở mức cao
Giá đường thế giới hạ, giá xuất xưởng từ nhà máy đường cũng đã giảm, nhưng giá bán lẻ trong nước của mặt hàng này vẫn ở mức cao.
Ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: sau khi đạt mức giá kỷ lục gần 750 USD/tấn vào cuối năm 2009, giá đường trên thế giới đã giảm khá mạnh và hiện đang dao động ở mức khoảng 520 USD/tấn.
Cùng với mức giảm của giá đường thế giới, theo đại diện Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từ đầu tháng 3, giá đường tinh luyện xuất xưởng tại các nhà máy đã hạ xuống mức khoảng 16.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, giá bán của các loại đường tại Hà Nội vẫn đứng ở mức khá cao. Tại siêu thị Big C Thăng Long giá đường tinh luyện của Biên Hòa đang được bán là 21.000 đồng/kg, đường Bourbon Tây Ninh có giá 19.000 đồng/kg. Đại diện của siêu thị này còn cho hay, tới nay, Big C vẫn chưa hề nhận được đề nghị điều chỉnh giá từ nhà cung cấp.
Tại chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ khác, đường tinh luyện vẫn được bán với giá từ 18.500 - 20.000 đồng/kg tùy theo từng loại. Nguyên nhân khiến giá đường gần đây vẫn chưa có dấu hiệu giảm được các tiểu thương lý giải rằng do hàng nhập về trước đây ở mức cao, nên không thể ngay lập tức bán theo giá mới.
Ông Phái thì cho rằng, hiện nay ở nước ta nhà máy đường lớn nhất cũng chỉ chiếm khoảng 9% thị phần nên không thể thao túng giá. Còn giá đường đến tay người tiêu dùng hiện nay vẫn ở mức cao là do phải qua quá nhiều khâu trung gian.
Trên thực tế, khi giá đường tinh luyện xuất xưởng từ nhà máy ở mức 16.000 - 16.500 đồng/kg, đường kính trắng là 15.000 - 15.500 đồng/kg thì trên thị trường giá bán ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg là hợp lý.
Để người tiêu dùng trong nước bớt thiệt thòi do phải mua đường với giá cao, theo ông Phái, Việt Nam nên học theo kinh nghiệm của Thái Lan trong việc quản lý giá đường trong nước. Cụ thể, cơ quan quản lý cần yêu cầu các nhà máy đường phải giao cho siêu thị với số lượng nhất định ở mức giá gốc. Lượng còn lại mới được bán cho các đại lý phân phối. Bên cạnh đó, quota nhập khẩu đường cần phải được đấu thầu công khai chứ không nên duy trì cơ chế xin cho như hiện nay.
Ông Hà Hữu Phái, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: sau khi đạt mức giá kỷ lục gần 750 USD/tấn vào cuối năm 2009, giá đường trên thế giới đã giảm khá mạnh và hiện đang dao động ở mức khoảng 520 USD/tấn.
Cùng với mức giảm của giá đường thế giới, theo đại diện Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) từ đầu tháng 3, giá đường tinh luyện xuất xưởng tại các nhà máy đã hạ xuống mức khoảng 16.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnEconomy, giá bán của các loại đường tại Hà Nội vẫn đứng ở mức khá cao. Tại siêu thị Big C Thăng Long giá đường tinh luyện của Biên Hòa đang được bán là 21.000 đồng/kg, đường Bourbon Tây Ninh có giá 19.000 đồng/kg. Đại diện của siêu thị này còn cho hay, tới nay, Big C vẫn chưa hề nhận được đề nghị điều chỉnh giá từ nhà cung cấp.
Tại chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ khác, đường tinh luyện vẫn được bán với giá từ 18.500 - 20.000 đồng/kg tùy theo từng loại. Nguyên nhân khiến giá đường gần đây vẫn chưa có dấu hiệu giảm được các tiểu thương lý giải rằng do hàng nhập về trước đây ở mức cao, nên không thể ngay lập tức bán theo giá mới.
Ông Phái thì cho rằng, hiện nay ở nước ta nhà máy đường lớn nhất cũng chỉ chiếm khoảng 9% thị phần nên không thể thao túng giá. Còn giá đường đến tay người tiêu dùng hiện nay vẫn ở mức cao là do phải qua quá nhiều khâu trung gian.
Trên thực tế, khi giá đường tinh luyện xuất xưởng từ nhà máy ở mức 16.000 - 16.500 đồng/kg, đường kính trắng là 15.000 - 15.500 đồng/kg thì trên thị trường giá bán ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg là hợp lý.
Để người tiêu dùng trong nước bớt thiệt thòi do phải mua đường với giá cao, theo ông Phái, Việt Nam nên học theo kinh nghiệm của Thái Lan trong việc quản lý giá đường trong nước. Cụ thể, cơ quan quản lý cần yêu cầu các nhà máy đường phải giao cho siêu thị với số lượng nhất định ở mức giá gốc. Lượng còn lại mới được bán cho các đại lý phân phối. Bên cạnh đó, quota nhập khẩu đường cần phải được đấu thầu công khai chứ không nên duy trì cơ chế xin cho như hiện nay.