Ấn Độ đối phó với lạm phát
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 7,75%
Theo AP, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 7,75%.
RBI cũng yêu cầu các ngân hàng trong nước nâng tỷ lệ tiền mặt dự trữ bắt buộc từ mức 6,5% lên 7% để cắt giảm nguồn cung tiền tệ nhằm đối phó với sức ép lạm phát.
Lạm phát ở nước này hiện vào khoảng 4,5%, tuy thấp hơn so với con số 6,7% của tháng 2/07 nhưng vẫn cao hơn so với lạm phát nhiều nước khác.
Theo Thống đốc Y.V. Reddy, tỷ lệ lạm phát trong nước cần phải giảm xuống mức phổ biến của các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu.
Dự báo, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại còn 8,5% năm nay, so với 9,4% trong tài khoá trước.
Quyết định của RBI lập tức tác động đến giá cổ phiếu và trái phiếu của các ngân hàng, đồng thời làm nản lòng tầng lớp trung lưu hiện đang tiếp cận với lãi suất cho vay khá cao.
Cổ phiếu của các ngân hàng giảm do các nhà đầu tư lo ngại lợi nhuận của họ sẽ giảm sút.
RBI cũng yêu cầu các ngân hàng trong nước nâng tỷ lệ tiền mặt dự trữ bắt buộc từ mức 6,5% lên 7% để cắt giảm nguồn cung tiền tệ nhằm đối phó với sức ép lạm phát.
Lạm phát ở nước này hiện vào khoảng 4,5%, tuy thấp hơn so với con số 6,7% của tháng 2/07 nhưng vẫn cao hơn so với lạm phát nhiều nước khác.
Theo Thống đốc Y.V. Reddy, tỷ lệ lạm phát trong nước cần phải giảm xuống mức phổ biến của các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu.
Dự báo, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại còn 8,5% năm nay, so với 9,4% trong tài khoá trước.
Quyết định của RBI lập tức tác động đến giá cổ phiếu và trái phiếu của các ngân hàng, đồng thời làm nản lòng tầng lớp trung lưu hiện đang tiếp cận với lãi suất cho vay khá cao.
Cổ phiếu của các ngân hàng giảm do các nhà đầu tư lo ngại lợi nhuận của họ sẽ giảm sút.