Ấn Độ đột nhiên “đói” đầu tư
Vốn nước ngoài vào Ấn Độ sụt giảm đã tác động lớn tới lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, và thậm chí cả ngành nghệ thuật
Anh thanh niên Ấn Sumit Sapra là một thành viên của thế hệ những người trẻ đầy tham vọng, nhưng thiếu kiến nhẫn ở nước này. Trong 5 năm trở lại đây, anh thay đổi chỗ làm tới 3 lần, và cùng với đó, hưởng mức lương cao gấp 4 lần.
Khi đã thỏa mãn với vị trí mới, Sapra vẫn đưa hồ sơ xin việc lên mạng để chờ có lời mời hẫp dẫn hơn. Khi kiếm được, anh chi tiền chẳng tiếc tay. Trong 3 năm, anh mua 3 chiếc xe hơi, và ngày càng trở nên sành điệu hơn. Để ngao du cuối tuần, anh còn sắm thêm một chiếc xe motor.
Công việc gần đây nhất và có lương cao nhất của Sapra là làm trong bộ phận dịch vụ tài chính của tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ, chuyên rót vốn các dự án năng lượng của Ấn Độ. Nhưng vào tháng 12 năm ngoái, công ty này cạn vốn và Sapra, dù có bằng cấp hấp dẫn, vẫn bị sa thải.
Đầu tư nước ngoài sụt giảm mạnh
Cách đây chưa lâu, các nhà lãnh đạo Ấn Độ tự tin dự báo nước này sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà chẳng hề hấn gì. Nhưng giờ ai cũng nhận thấy, quan điểm như vậy là quá lạc quan. Điều này được nhận thấy rõ nét nhất ở thủ đô New Delhi, thành phố từng một thời là biểu tượng của sư phát triển bùng nổ ở nền kinh tế Ấn.
Vài năm trước, những công trường xây dựng ở đây hoạt động 24/24, công nhân làm việc cả đêm lẫn ngày. Giờ đây, nhiều bãi đất là địa điểm của các dự án bất động sản thành bãi cho cỏ mọc. Thị trường nghệ thuật từng phát triển như vũ bão cũng chùng xuống. Nhiều người trẻ tuổi có bằng cấp như anh thanh niên 30 tuổi Sapra ở đầu câu chuyện này bỗng lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc bị giảm lương.
Hiện tượng tăng trưởng của Ấn Độ trong 5 năm qua một phần lớn là kết quả của hoạt động bơm tiền mặt và những khoản đầu tư khổng lồ vào nền kinh tế. Đầu tư chiếm khoảng 39% GDP của nước này trong năm tài khoá 2008, tăng 25% so với thời điểm 5 năm trước đó. Theo ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse, ở thời kỳ đỉnh cao, hơn 1/3 đầu tư vào Ấn Độ là các dòng vốn nước ngoài. Nhưng trong 3 tháng trở lại đây, các khoản vay và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã giảm khoảng 1/3, xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Trong một báo cáo gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các công ty của Ấn Độ nằm trong số những doanh nghiệp dễ tổn thương nhất trên thế giới sau các doanh nghiệp Mỹ, do họ vay mượn quá nhiều trong thời kỳ phát triển bùng nổ. Sử dụng dữ liệu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, IMF ước tính, tỷ lệ vỡ nợ ở các doanh nghiệp phi tài chính của khu vực Nam Á năm tới có thể lên tới mức 20%, từ mức dự báo 4,2% cho năm nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ có tỷ lệ vỡ nợ được dự báo là 23% trong năm tới.
Vào quý 4/2008, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sụt xuống còn 5,3%, thấp nhất trong 5 năm qua. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, tiếp tục duy trì tăng trưởng cho kinh tế Ấn, sự giảm tốc đột ngột của các dòng vốn ngoại sẽ khiến nước này gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn đạt tốc độ tăng trưởng đủ cao để kéo hàng trăm triệu người dân thoát nghèo.
“Nếu Ấn Độ muốn đạt lại tốc độ tăng trưởng 8-9%, đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn giá rẻ là những yếu tố cực kỳ quan trọng”, kinh tế gia trưởng Jahangir Aziz của ngân hàng JPMorgan Chase tại Ấn Độ nhận định. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cho hay, họ tin rằng kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6% trong năm tới, nhưng mức dự báo của IMF chỉ là 4,5%.
Để bù đắp dòng vốn ngoại sụt giảm, Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư nhiều hơn cho các chương trình cơ sở hạ tầng và xã hội. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Rupee, nhưng lãi suất các khoản vay tư nhân vẫn chưa giảm nhiều.
Sau khi lao dốc 58% vào năm ngoái, thị trường chứng khoán Ấn Độ hiện đã tăng 42% từ mức đáy của tháng 3 vừa qua, và vốn ngoại lại bắt đầu chảy vào thị trường này. Nhưng các nhà kinh tế như ông Aziz cho rằng, Chính phủ Ấn Độ cần hành động nhiều hơn, mặc dù ít có khả năng Chính phủ hiện nay sẽ có những động thái can thiệp lớn hơn cho tới khi cuộc bầu cử đang diễn ra kết thúc và một chính phủ mới bắt đầu tiếp quản quyền lực vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Những nạn nhân
Sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ đã gây tác động lớn tới nhiều lĩnh vực như bất động sản, sản xuất công nghiệp, và thậm chí cả ngành nghệ thuật.
Tại vùng Gurgaon, một nơi gần thủ đô New Dehli, công ty xây dựng lớn nhất Ấn Độ DLF cách đây chưa lâu còn lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại lớn nhất Ấn Độ, với cái tên Mall of India. Nhưng hiện nay, DLF đang dự định sẽ giảm diện tích bán lẻ trong trung tâm này, đồng thời bổ sung diện tích văn phòng cho thuê để thay thế.
Lãnh đạo DLF cho biết, trước đây, họ được vay vốn của các chủ nợ nước ngoài với lãi suất thấp và số lượng lớn, nhưng hiện nay, họ phải đi vay các ngân hàng trong nước với những điều kiện ngặt nghèo hơn. Theo DLF, lợi nhuận của công ty này trong 3 tháng đầu năm nay đã giảm 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường nghệ thuật của Ấn Độ thời gian này cũng phản ánh sự sụt giảm của hoạt động đầu tư nước ngoài vào đây. Trong những năm gần đây, chủ các phòng tranh ở Ấn Độ chẳng cần phải mời chào khách hàng, vì tiền khi đó không phải là vấn đề. Nhiều nghệ sỹ vẽ tranh với tốc độ chóng mặt mới đủ đáp ứng nhu cầu. Không chỉ những nhà sưu tập nghệ thuật kỳ cựu mới tranh nhau mua những tác phẩm giá cao, mà những tác phẩm tầm trung với giá khoảng 100.000 USD cũng thu hút rất nhiều khách mua.
“Trước đây, người ta xếp hàng mua tranh. Tranh trong các buổi triển lãm bán hết trước khi triển lãm mở cửa. Phòng tranh nào cũng phất lên cả”, ông Arun Vadehra, người sở hữu hai phòng tranh chuyên về các tác phẩm hiện đại và đương đại ở New Dehli cho hay.
Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, các phòng tranh tại Ấn Độ đã rơi vào cảnh vắng vẻ, tranh thì nhiều mà khách thì ít.
Trong lĩnh vực công nghiệp, bị tác động mạnh nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn, các nhà máy đánh bóng kim cương hay sản xuất hàng dệt may hiện chỉ sản xuất với một phần nhỏ công suất.
Một nạn nhân khác của suy thoái ở Ấn Độ là thị trường việc làm. Cách đây chưa lâu, tiền lương ở Ấn Độ tăng vọt do các doanh nghiệp được rót nhiều vốn ra sức săn nhân tài. Nhưng hiện nay, tình thế đã đảo ngược hoàn toàn, như những gì mà anh Sapra ở đầu câu chuyện này nhận xét.
Nhà kinh tế đồng thời là một nhà báo chuyên mục Ajay Shah nhận xét, thách thức mà chính phủ tiếp theo của Ấn Độ sẽ là đánh thức tính sôi nổi của lĩnh vực đầu tư công qua việc loại bỏ những rào cản đối với đầu tư, nới lỏng các quy tắc tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
(Theo New York Times)
Khi đã thỏa mãn với vị trí mới, Sapra vẫn đưa hồ sơ xin việc lên mạng để chờ có lời mời hẫp dẫn hơn. Khi kiếm được, anh chi tiền chẳng tiếc tay. Trong 3 năm, anh mua 3 chiếc xe hơi, và ngày càng trở nên sành điệu hơn. Để ngao du cuối tuần, anh còn sắm thêm một chiếc xe motor.
Công việc gần đây nhất và có lương cao nhất của Sapra là làm trong bộ phận dịch vụ tài chính của tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ, chuyên rót vốn các dự án năng lượng của Ấn Độ. Nhưng vào tháng 12 năm ngoái, công ty này cạn vốn và Sapra, dù có bằng cấp hấp dẫn, vẫn bị sa thải.
Đầu tư nước ngoài sụt giảm mạnh
Cách đây chưa lâu, các nhà lãnh đạo Ấn Độ tự tin dự báo nước này sẽ vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà chẳng hề hấn gì. Nhưng giờ ai cũng nhận thấy, quan điểm như vậy là quá lạc quan. Điều này được nhận thấy rõ nét nhất ở thủ đô New Delhi, thành phố từng một thời là biểu tượng của sư phát triển bùng nổ ở nền kinh tế Ấn.
Vài năm trước, những công trường xây dựng ở đây hoạt động 24/24, công nhân làm việc cả đêm lẫn ngày. Giờ đây, nhiều bãi đất là địa điểm của các dự án bất động sản thành bãi cho cỏ mọc. Thị trường nghệ thuật từng phát triển như vũ bão cũng chùng xuống. Nhiều người trẻ tuổi có bằng cấp như anh thanh niên 30 tuổi Sapra ở đầu câu chuyện này bỗng lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc bị giảm lương.
Hiện tượng tăng trưởng của Ấn Độ trong 5 năm qua một phần lớn là kết quả của hoạt động bơm tiền mặt và những khoản đầu tư khổng lồ vào nền kinh tế. Đầu tư chiếm khoảng 39% GDP của nước này trong năm tài khoá 2008, tăng 25% so với thời điểm 5 năm trước đó. Theo ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse, ở thời kỳ đỉnh cao, hơn 1/3 đầu tư vào Ấn Độ là các dòng vốn nước ngoài. Nhưng trong 3 tháng trở lại đây, các khoản vay và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã giảm khoảng 1/3, xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây.
Trong một báo cáo gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các công ty của Ấn Độ nằm trong số những doanh nghiệp dễ tổn thương nhất trên thế giới sau các doanh nghiệp Mỹ, do họ vay mượn quá nhiều trong thời kỳ phát triển bùng nổ. Sử dụng dữ liệu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, IMF ước tính, tỷ lệ vỡ nợ ở các doanh nghiệp phi tài chính của khu vực Nam Á năm tới có thể lên tới mức 20%, từ mức dự báo 4,2% cho năm nay. Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ có tỷ lệ vỡ nợ được dự báo là 23% trong năm tới.
Vào quý 4/2008, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sụt xuống còn 5,3%, thấp nhất trong 5 năm qua. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, tiếp tục duy trì tăng trưởng cho kinh tế Ấn, sự giảm tốc đột ngột của các dòng vốn ngoại sẽ khiến nước này gặp nhiều khó khăn hơn nếu muốn đạt tốc độ tăng trưởng đủ cao để kéo hàng trăm triệu người dân thoát nghèo.
“Nếu Ấn Độ muốn đạt lại tốc độ tăng trưởng 8-9%, đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn giá rẻ là những yếu tố cực kỳ quan trọng”, kinh tế gia trưởng Jahangir Aziz của ngân hàng JPMorgan Chase tại Ấn Độ nhận định. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cho hay, họ tin rằng kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 6% trong năm tới, nhưng mức dự báo của IMF chỉ là 4,5%.
Để bù đắp dòng vốn ngoại sụt giảm, Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư nhiều hơn cho các chương trình cơ sở hạ tầng và xã hội. Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản đồng Rupee, nhưng lãi suất các khoản vay tư nhân vẫn chưa giảm nhiều.
Sau khi lao dốc 58% vào năm ngoái, thị trường chứng khoán Ấn Độ hiện đã tăng 42% từ mức đáy của tháng 3 vừa qua, và vốn ngoại lại bắt đầu chảy vào thị trường này. Nhưng các nhà kinh tế như ông Aziz cho rằng, Chính phủ Ấn Độ cần hành động nhiều hơn, mặc dù ít có khả năng Chính phủ hiện nay sẽ có những động thái can thiệp lớn hơn cho tới khi cuộc bầu cử đang diễn ra kết thúc và một chính phủ mới bắt đầu tiếp quản quyền lực vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Những nạn nhân
Sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ đã gây tác động lớn tới nhiều lĩnh vực như bất động sản, sản xuất công nghiệp, và thậm chí cả ngành nghệ thuật.
Tại vùng Gurgaon, một nơi gần thủ đô New Dehli, công ty xây dựng lớn nhất Ấn Độ DLF cách đây chưa lâu còn lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại lớn nhất Ấn Độ, với cái tên Mall of India. Nhưng hiện nay, DLF đang dự định sẽ giảm diện tích bán lẻ trong trung tâm này, đồng thời bổ sung diện tích văn phòng cho thuê để thay thế.
Lãnh đạo DLF cho biết, trước đây, họ được vay vốn của các chủ nợ nước ngoài với lãi suất thấp và số lượng lớn, nhưng hiện nay, họ phải đi vay các ngân hàng trong nước với những điều kiện ngặt nghèo hơn. Theo DLF, lợi nhuận của công ty này trong 3 tháng đầu năm nay đã giảm 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường nghệ thuật của Ấn Độ thời gian này cũng phản ánh sự sụt giảm của hoạt động đầu tư nước ngoài vào đây. Trong những năm gần đây, chủ các phòng tranh ở Ấn Độ chẳng cần phải mời chào khách hàng, vì tiền khi đó không phải là vấn đề. Nhiều nghệ sỹ vẽ tranh với tốc độ chóng mặt mới đủ đáp ứng nhu cầu. Không chỉ những nhà sưu tập nghệ thuật kỳ cựu mới tranh nhau mua những tác phẩm giá cao, mà những tác phẩm tầm trung với giá khoảng 100.000 USD cũng thu hút rất nhiều khách mua.
“Trước đây, người ta xếp hàng mua tranh. Tranh trong các buổi triển lãm bán hết trước khi triển lãm mở cửa. Phòng tranh nào cũng phất lên cả”, ông Arun Vadehra, người sở hữu hai phòng tranh chuyên về các tác phẩm hiện đại và đương đại ở New Dehli cho hay.
Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, các phòng tranh tại Ấn Độ đã rơi vào cảnh vắng vẻ, tranh thì nhiều mà khách thì ít.
Trong lĩnh vực công nghiệp, bị tác động mạnh nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn, các nhà máy đánh bóng kim cương hay sản xuất hàng dệt may hiện chỉ sản xuất với một phần nhỏ công suất.
Một nạn nhân khác của suy thoái ở Ấn Độ là thị trường việc làm. Cách đây chưa lâu, tiền lương ở Ấn Độ tăng vọt do các doanh nghiệp được rót nhiều vốn ra sức săn nhân tài. Nhưng hiện nay, tình thế đã đảo ngược hoàn toàn, như những gì mà anh Sapra ở đầu câu chuyện này nhận xét.
Nhà kinh tế đồng thời là một nhà báo chuyên mục Ajay Shah nhận xét, thách thức mà chính phủ tiếp theo của Ấn Độ sẽ là đánh thức tính sôi nổi của lĩnh vực đầu tư công qua việc loại bỏ những rào cản đối với đầu tư, nới lỏng các quy tắc tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
(Theo New York Times)