An ninh năng lượng và những nỗi lo thái quá
Có nhiều lý do để tin rằng, một số nỗi lo lắng liên quan đến an ninh năng lượng thế giới chỉ là thừa
Thời gian gần đây, việc giá dầu thế giới diễn biến theo chiều hướng đi xuống, sự bất ổn của thị trường và tình hình tại các quốc gia sản xuất dầu lớn đang khiến thế giới thêm lo ngại về tình hình an ninh năng lượng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sự lo lắng đó là thừa!
Lý do là, trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ, có những kho dự trữ dầu khổng lồ trên toàn cầu có khả năng đưa thế giới vượt qua được những “cơn sóng gió” được dự báo trước trên thị trường năng lượng.
Những kho dự trữ khổng lồ
Thực tế cho thấy, những vấn đề về nguồn cung năng lượng của thế giới có thể xuất hiện từ nhiều phía.
Những cơn bão lớn và các vụ thiên tai khác có thể đột ngột khiến việc sản xuất và vận chuyển dầu tại một khu vực nào đó phải ngừng lại. Iran vẫn thường lên tiếng tuyên bố rằng nước này có thể phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu tư khu vực Vùng Vịnh. Thái độ chống Mỹ của Tổng thống Venezuela Hugo Charvez cũng làm dấy lên những ngại về việc nước này ngừng xuất khẩu dầu.
Thêm vào đó, tình hình bất ổn cũng là một nhân tố khiến hoạt động sản xuất dầu ở Nigeria - nước xuất khẩu dầu lớn nhất châu Phi, đồng thời là một nguồn dầu chính của nước Mỹ - nhiều lúc phải ngưng lại. Tệ hơn, bất ổn còn đến từ những báo cáo cho hay công suất dự trữ của các nước sản xuất dầu hầu như không còn, đồng nghĩa với việc họ không thể nhanh chóng tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng ở đâu đó.
Tuy nhiên, những mối lo ngại đó đều xuất phát từ một sự… hiểu lầm! Trên thực tế, thế giới có rất nhiều dầu dự trữ và lượng dầu này chỉ bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Trước đây, các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia nắm quyền kiểm soát nguồn dầu này. Nhưng trong vòng nhiều năm, các nước tiêu thụ dầu chính trên thế giới đã mua thêm dầu để đổ đầy vào các kho dự trữ nhiên liệu của họ để đề phòng những tình huống khẩn cấp.
Chỉ riêng nước Mỹ đã có hơn 700 triệu thùng dầu thô trong kho dự trữ dầu lửa chiến lược. Các nước châu Âu cũng có dự trữ 200 triệu thùng dầu thô và hơn 200 triệu thùng các sản phẩm đã tinh lọc. Tại châu Á, các nước đồng minh của Mỹ có tổng dự trữ 400 triệu thùng. Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng một kho dự trữ dầu có thể lên tới hơn 100 triệu thùng vào năm 2010.
Trên đây mới chỉ là lượng nhiên liệu dự trữ nằm dưới sự kiểm soát của các chính phủ. Các kho dầu tư nhân biến động theo điều kiện thị trường, tuy nhiên, chỉ riêng dự trữ xăng dầu thương mại của Mỹ đã lên tới hơn 1 tỷ thùng. Gộp chung dự trữ dầu của Chính phủ và tư nhân, các nước tiêu thụ dầu chính của thế giới hiện kiểm soát hơn 4 tỷ thùng dầu.
Một số nhà hoạch định chính sách và phân tích lo ngại rằng, những kho dự trữ này quá nhỏ bé. Nhiều lúc họ so sánh giữa dự trữ dầu chiến lược của Mỹ với tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu của người Mỹ, và thấy kho dự trữ này “không thấm vào đâu”. Nước Mỹ hiện tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày, bởi thế dự trữ dầu chiến lược của nước này chỉ đủ cho người Mỹ dùng trong 35 ngày.
Thêm vào đó, nước Mỹ cũng không thể rút dầu ra khỏi kho dự trữ chiến lược này với tốc độ 20 triệu thùng mỗi ngày. Đó là lý do tại sao trong bài phát biểu liên bang năm 2007, Tổng thống Bush đã kêu gọi tăng gấp đôi dự trữ dầu chiến lược.
Tuy nhiên, nỗi lo ngại này chỉ là ảo tưởng. Thay vì lượng dầu tiêu thụ, chính quy mô của sự gián đoạn nguồn cung mới là yếu tố quyết định xem lượng dầu dự trữ toàn cầu đủ dùng tới đâu. Những vụ gián đoạn nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong lịch sử chỉ làm thế giới mất đi từ 5 - 6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nếu trong tương lai, một vụ gián đoạn nguồn cung tương tự tồi tệ xảy ra, dự trữ dầu thô của nước Mỹ và các nước đồng minh cũng có thể đủ để bù đắp cho phần sản lượng sụt giảm này trong 8 tháng.
Phương Tây và Iran, ai “sợ” ai?
Những mối lo ngại gần đây về an ninh năng lượng tập trung chủ yếu và Iran. Chẳng hạn, Tehran có thể cắt giảm mạnh lượng dầu xuất khẩu để đẩy giá dầu thế giới tăng. Nhưng trên thực tế, có lẽ Iran cũng “sợ” phải làm vậy, vì xuất khẩu dầu chiếm tới 80% thu nhập của Chính phủ nước này. Hành động cắt giảm xuất khẩu dầu có thể khiến nền kinh tế Iran phải chao đảo.
Yên tâm hơn, các nước công nghiệp phát triển còn có thể dễ dàng thay thế nguồn dầu từ Iran. Iran chỉ xuất khẩu 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nếu Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu và châu Á đem toàn bộ dự trữ dầu của họ ra, lượng dầu đó có thể bù đắp cho lượng dầu mất mát từ Iran tới 1 năm rưỡi. Rõ ràng, người phải “sợ” ở đây là Iran, không phải các nước phương Tây.
Tuy nhiên, vẫn có những người tin rằng, Iran có thể phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu từ Saudi Arabia, Kuwait và Iraq bằng cách tấn công vào các tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz thuộc địa phận nước này.
Điều này có vẻ có lý, nhưng rất khó có thể xảy ra. Để giảm mạnh lượng dầu đi qua Hormuz, Iran phải thực hiện một chiến dịch quân sự kéo dài. Có hàng chục tàu chở dầu vận chuyển hơn 15 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đi qua Hormuz. Eo biển này rộng và có độ sâu lớn đến nỗi, ở chỗ hẹp nhất của eo biển, những tàu chở dầu siêu lớn vẫn có thể có được lối đi rộng tới 20 dặm (hơn 32 km). Do đó, việc phong tỏa những con tàu đi qua eo biển này thật chẳng dễ dàng.
Trước đây, đã có những vụ tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu, nhưng hậu quả lại không đáng kể. Trong chiến tranh Iran - Iraq, Baghdad và Tehran đã liên tục tấn công vào các cảng dầu và tàu chở dầu của nhau, tuy nhiên, đây lại lại những mục tiêu không dễ bị khuất phục. Cảng dầu Kharg Island của Iran vẫn tiếp tục bơm dầu đi dưới làn bom đạn của Iraq.
Các tàu chở dầu, vốn được thiết kế rất chắc chắn để ngăn dầu rò rỉ, hầu như chẳng có bộ phận nào là rủi ro trong trường hợp bị tấn công mạnh. Những con tàu này vẫn đưa dầu đi qua Vịnh Ba Tư trong suốt cuộc chiến giữa Iran và Iraq.
Ngày nay, Iran có những vũ khí chống tàu tối tân hơn, nhưng sẽ là rất khó để duy trì một chiến dịch chống tàu chở dầu như đã nói ở phần trên để giảm mạnh lượng dầu đi qua eo biển Hormuz trong vòng nhiều tuần, đặc biệt trong trường hợp sẽ diễn ra một chiến dịch quân sự phản công mãnh liệt.
Thậm chí nếu Iran có khả năng làm giảm lượng dầu đi qua eo Hormuz tới 30% mỗi ngày, dự trữ nhiên liệu toàn cầu có thể bù đắp cho lượng dầu sụt giảm đó trong khoảng thời gian là 9 tháng - một quãng thời gian đủ để Hải quân Hoa Kỳ phản công lại chiến dịch quân sự của Iran.
Mặt được và mất của nỗi lo sợ
Thực tế đã chứng minh, bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng khiến giá dầu “bật lên” cho tới khi thị trường nhận ra rằng dầu vẫn tiếp tục chảy trong các đường ống dẫn tới các nhà máy lọc dầu. Do đó, việc nhận thức được thế giới đang có trong tay lượng dầu dự trữ lớn tới mức nào vẫn chưa thể giảm thiểu nỗi lo ngại của thị trường trong ngày một ngày hai.
Các kho dự trữ dầu chiến lược, dù lớn, vẫn có giới hạn. Những kho dầu này không thể giải phóng các nước công nghiệp phát triển khỏi những yếu tố kinh tế cơ bản có tác dụng chèo lái giá dầu. Một khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng, nhu cầu năng lượng chắc chắn tăng lên.
Các kho dự trữ dầu do chính phủ kiểm soát không thể được đem ra sử dụng nhằm mục đích giải tỏa những căng thẳng nguồn cung ngắn hạn trên thị trường. Các công ty chỉ có thể dựa vào dự trữ nhiên liệu và tài chính của chính mình để đối phó với những biến động này.
Các kho dự trữ dầu quốc gia được xây dựng nhằm bảo vệ thị trường dầu khỏi những đợt gián đoạn nguồn cung lớn như đình công toàn quốc, thiên tai, chiến tranh, hay những âm mưu đe dọa lớn về địa chính trị… Chẳng hạn, dự trữ dầu lửa chiến lược của Mỹ mới được sử dụng 3 lần vào chiến tranh Vùng Vịnh đầu thập niên 1990, vụ tấn công khủng bố 11/9, và cơn bão Katrina năm 2006.
Nghịch lý thay, nỗ lo sợ thái quá của thế giới về an ninh năng lượng đã đem lại một số lợi ích nhất định. Ví dụ, điều này có thể hạn chế khả năng nước Mỹ tấn công vào Iran. Tuy nhiên, những nỗi lo sợ đó cũng gây một số bất lợi, như việc các chính trị gia có thể bị thuyết phục bởi những giải pháp tốn kém, nhưng không cần thiết, như cam kết của Tổng thống Bush tăng gấp đôi quy mô dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng có thể dành sự đe dọa trừng phạt của một nước sản xuất dầu nào đó. Và rốt cục, nỗi lo sợ thái quá có thể đẩy giá dầu tăng mạnh mặc dù chỉ diễn ra một sự cố nhỏ.
Rõ ràng, khi bàn tới chuyện an ninh năng lượng, tốt nhất đừng để sự sợ hãi chen vào.
(Theo New York Times)
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sự lo lắng đó là thừa!
Lý do là, trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ, có những kho dự trữ dầu khổng lồ trên toàn cầu có khả năng đưa thế giới vượt qua được những “cơn sóng gió” được dự báo trước trên thị trường năng lượng.
Những kho dự trữ khổng lồ
Thực tế cho thấy, những vấn đề về nguồn cung năng lượng của thế giới có thể xuất hiện từ nhiều phía.
Những cơn bão lớn và các vụ thiên tai khác có thể đột ngột khiến việc sản xuất và vận chuyển dầu tại một khu vực nào đó phải ngừng lại. Iran vẫn thường lên tiếng tuyên bố rằng nước này có thể phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu tư khu vực Vùng Vịnh. Thái độ chống Mỹ của Tổng thống Venezuela Hugo Charvez cũng làm dấy lên những ngại về việc nước này ngừng xuất khẩu dầu.
Thêm vào đó, tình hình bất ổn cũng là một nhân tố khiến hoạt động sản xuất dầu ở Nigeria - nước xuất khẩu dầu lớn nhất châu Phi, đồng thời là một nguồn dầu chính của nước Mỹ - nhiều lúc phải ngưng lại. Tệ hơn, bất ổn còn đến từ những báo cáo cho hay công suất dự trữ của các nước sản xuất dầu hầu như không còn, đồng nghĩa với việc họ không thể nhanh chóng tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng ở đâu đó.
Tuy nhiên, những mối lo ngại đó đều xuất phát từ một sự… hiểu lầm! Trên thực tế, thế giới có rất nhiều dầu dự trữ và lượng dầu này chỉ bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Trước đây, các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia nắm quyền kiểm soát nguồn dầu này. Nhưng trong vòng nhiều năm, các nước tiêu thụ dầu chính trên thế giới đã mua thêm dầu để đổ đầy vào các kho dự trữ nhiên liệu của họ để đề phòng những tình huống khẩn cấp.
Chỉ riêng nước Mỹ đã có hơn 700 triệu thùng dầu thô trong kho dự trữ dầu lửa chiến lược. Các nước châu Âu cũng có dự trữ 200 triệu thùng dầu thô và hơn 200 triệu thùng các sản phẩm đã tinh lọc. Tại châu Á, các nước đồng minh của Mỹ có tổng dự trữ 400 triệu thùng. Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng một kho dự trữ dầu có thể lên tới hơn 100 triệu thùng vào năm 2010.
Trên đây mới chỉ là lượng nhiên liệu dự trữ nằm dưới sự kiểm soát của các chính phủ. Các kho dầu tư nhân biến động theo điều kiện thị trường, tuy nhiên, chỉ riêng dự trữ xăng dầu thương mại của Mỹ đã lên tới hơn 1 tỷ thùng. Gộp chung dự trữ dầu của Chính phủ và tư nhân, các nước tiêu thụ dầu chính của thế giới hiện kiểm soát hơn 4 tỷ thùng dầu.
Một số nhà hoạch định chính sách và phân tích lo ngại rằng, những kho dự trữ này quá nhỏ bé. Nhiều lúc họ so sánh giữa dự trữ dầu chiến lược của Mỹ với tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu của người Mỹ, và thấy kho dự trữ này “không thấm vào đâu”. Nước Mỹ hiện tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày, bởi thế dự trữ dầu chiến lược của nước này chỉ đủ cho người Mỹ dùng trong 35 ngày.
Thêm vào đó, nước Mỹ cũng không thể rút dầu ra khỏi kho dự trữ chiến lược này với tốc độ 20 triệu thùng mỗi ngày. Đó là lý do tại sao trong bài phát biểu liên bang năm 2007, Tổng thống Bush đã kêu gọi tăng gấp đôi dự trữ dầu chiến lược.
Tuy nhiên, nỗi lo ngại này chỉ là ảo tưởng. Thay vì lượng dầu tiêu thụ, chính quy mô của sự gián đoạn nguồn cung mới là yếu tố quyết định xem lượng dầu dự trữ toàn cầu đủ dùng tới đâu. Những vụ gián đoạn nguồn cung dầu tồi tệ nhất trong lịch sử chỉ làm thế giới mất đi từ 5 - 6 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nếu trong tương lai, một vụ gián đoạn nguồn cung tương tự tồi tệ xảy ra, dự trữ dầu thô của nước Mỹ và các nước đồng minh cũng có thể đủ để bù đắp cho phần sản lượng sụt giảm này trong 8 tháng.
Phương Tây và Iran, ai “sợ” ai?
Những mối lo ngại gần đây về an ninh năng lượng tập trung chủ yếu và Iran. Chẳng hạn, Tehran có thể cắt giảm mạnh lượng dầu xuất khẩu để đẩy giá dầu thế giới tăng. Nhưng trên thực tế, có lẽ Iran cũng “sợ” phải làm vậy, vì xuất khẩu dầu chiếm tới 80% thu nhập của Chính phủ nước này. Hành động cắt giảm xuất khẩu dầu có thể khiến nền kinh tế Iran phải chao đảo.
Yên tâm hơn, các nước công nghiệp phát triển còn có thể dễ dàng thay thế nguồn dầu từ Iran. Iran chỉ xuất khẩu 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Nếu Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu và châu Á đem toàn bộ dự trữ dầu của họ ra, lượng dầu đó có thể bù đắp cho lượng dầu mất mát từ Iran tới 1 năm rưỡi. Rõ ràng, người phải “sợ” ở đây là Iran, không phải các nước phương Tây.
Tuy nhiên, vẫn có những người tin rằng, Iran có thể phong tỏa hoạt động xuất khẩu dầu từ Saudi Arabia, Kuwait và Iraq bằng cách tấn công vào các tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz thuộc địa phận nước này.
Điều này có vẻ có lý, nhưng rất khó có thể xảy ra. Để giảm mạnh lượng dầu đi qua Hormuz, Iran phải thực hiện một chiến dịch quân sự kéo dài. Có hàng chục tàu chở dầu vận chuyển hơn 15 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đi qua Hormuz. Eo biển này rộng và có độ sâu lớn đến nỗi, ở chỗ hẹp nhất của eo biển, những tàu chở dầu siêu lớn vẫn có thể có được lối đi rộng tới 20 dặm (hơn 32 km). Do đó, việc phong tỏa những con tàu đi qua eo biển này thật chẳng dễ dàng.
Trước đây, đã có những vụ tấn công vào các cơ sở sản xuất dầu, nhưng hậu quả lại không đáng kể. Trong chiến tranh Iran - Iraq, Baghdad và Tehran đã liên tục tấn công vào các cảng dầu và tàu chở dầu của nhau, tuy nhiên, đây lại lại những mục tiêu không dễ bị khuất phục. Cảng dầu Kharg Island của Iran vẫn tiếp tục bơm dầu đi dưới làn bom đạn của Iraq.
Các tàu chở dầu, vốn được thiết kế rất chắc chắn để ngăn dầu rò rỉ, hầu như chẳng có bộ phận nào là rủi ro trong trường hợp bị tấn công mạnh. Những con tàu này vẫn đưa dầu đi qua Vịnh Ba Tư trong suốt cuộc chiến giữa Iran và Iraq.
Ngày nay, Iran có những vũ khí chống tàu tối tân hơn, nhưng sẽ là rất khó để duy trì một chiến dịch chống tàu chở dầu như đã nói ở phần trên để giảm mạnh lượng dầu đi qua eo biển Hormuz trong vòng nhiều tuần, đặc biệt trong trường hợp sẽ diễn ra một chiến dịch quân sự phản công mãnh liệt.
Thậm chí nếu Iran có khả năng làm giảm lượng dầu đi qua eo Hormuz tới 30% mỗi ngày, dự trữ nhiên liệu toàn cầu có thể bù đắp cho lượng dầu sụt giảm đó trong khoảng thời gian là 9 tháng - một quãng thời gian đủ để Hải quân Hoa Kỳ phản công lại chiến dịch quân sự của Iran.
Mặt được và mất của nỗi lo sợ
Thực tế đã chứng minh, bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng khiến giá dầu “bật lên” cho tới khi thị trường nhận ra rằng dầu vẫn tiếp tục chảy trong các đường ống dẫn tới các nhà máy lọc dầu. Do đó, việc nhận thức được thế giới đang có trong tay lượng dầu dự trữ lớn tới mức nào vẫn chưa thể giảm thiểu nỗi lo ngại của thị trường trong ngày một ngày hai.
Các kho dự trữ dầu chiến lược, dù lớn, vẫn có giới hạn. Những kho dầu này không thể giải phóng các nước công nghiệp phát triển khỏi những yếu tố kinh tế cơ bản có tác dụng chèo lái giá dầu. Một khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng, nhu cầu năng lượng chắc chắn tăng lên.
Các kho dự trữ dầu do chính phủ kiểm soát không thể được đem ra sử dụng nhằm mục đích giải tỏa những căng thẳng nguồn cung ngắn hạn trên thị trường. Các công ty chỉ có thể dựa vào dự trữ nhiên liệu và tài chính của chính mình để đối phó với những biến động này.
Các kho dự trữ dầu quốc gia được xây dựng nhằm bảo vệ thị trường dầu khỏi những đợt gián đoạn nguồn cung lớn như đình công toàn quốc, thiên tai, chiến tranh, hay những âm mưu đe dọa lớn về địa chính trị… Chẳng hạn, dự trữ dầu lửa chiến lược của Mỹ mới được sử dụng 3 lần vào chiến tranh Vùng Vịnh đầu thập niên 1990, vụ tấn công khủng bố 11/9, và cơn bão Katrina năm 2006.
Nghịch lý thay, nỗ lo sợ thái quá của thế giới về an ninh năng lượng đã đem lại một số lợi ích nhất định. Ví dụ, điều này có thể hạn chế khả năng nước Mỹ tấn công vào Iran. Tuy nhiên, những nỗi lo sợ đó cũng gây một số bất lợi, như việc các chính trị gia có thể bị thuyết phục bởi những giải pháp tốn kém, nhưng không cần thiết, như cam kết của Tổng thống Bush tăng gấp đôi quy mô dự trữ dầu chiến lược của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng có thể dành sự đe dọa trừng phạt của một nước sản xuất dầu nào đó. Và rốt cục, nỗi lo sợ thái quá có thể đẩy giá dầu tăng mạnh mặc dù chỉ diễn ra một sự cố nhỏ.
Rõ ràng, khi bàn tới chuyện an ninh năng lượng, tốt nhất đừng để sự sợ hãi chen vào.
(Theo New York Times)