Khủng hoảng năng lượng “lù lù” hiện ra
Những căng thẳng hiện nay trên thị trường dầu thế giới được dự báo là sẽ tiếp tục tăng thêm trong những năm tới
Giá dầu thế giới đang liên tiếp lập kỷ lục và đã vượt mốc 117 USD/thùng, cho dù thế giới chưa thiếu dầu, không có một lệnh cấm vận bất ngờ nào, và cũng không một nước xuất khẩu dầu nào ngừng hoạt động này lại.
Đồng USD yếu, những lo ngại về chủ nghĩa khủng bố và hoạt động đầu cơ là những nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng mải miết. Nhưng dĩ nhiên, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới cũng đóng một vai trò lớn không kém.
Nhu cầu tăng vùn vụt
Những căng thẳng hiện nay trên thị trường dầu thế giới được dự báo là sẽ tiếp tục tăng thêm trong những năm tới.
Dự tính, dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 50% và đạt con số 9 tỷ người vào giữa thế kỷ này. Số lượng ôtô sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, lên tới 2 tỷ chiếc, do các quốc gia đang phát triển thúc đẩy qua trình hiện đại hóa. Thêm vào đó, số lượng máy bay phản lực dân dụng sẽ tăng gấp đôi, đạt khoảng 36.000 chiếc trong vòng 20 năm nữa.
Do đó, thống kê của Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) cho thấy, lượng tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 35% vào năm 2030. Có nghĩa là, các nước sản xuất dầu phải bằng cách nào đó phải sản xuất được thêm 11 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mục tiêu này bắt buộc phải đạt được trong vòng 22 năm nữa, trong khi việc phát hiện và bắt đầu khai thác những mỏ dầu mới phải mất cả thập kỷ mới làm được.
Tuy nhiên, thử thách trong lĩnh vực dầu lửa mới chỉ là một phần của thử thách trong lĩnh vực năng lượng nói chung. Theo IEA, tổng nhu cầu năng lượng của toàn thế giới - bao gồm dầu, than, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện - sẽ tăng khoảng 65% trong vòng 2 thập kỷ nữa.
Tuy nhiên, xăng dầu - loại nhiên liệu thống lĩnh thế kỷ 20 - vẫn sẽ là mặt hàng nhiên liệu số một của thế giới. Xăng dầu hiện chiếm hơn 2/3 tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, tiếp theo là than và khí tự nhiên. Dầu thô được lọc thành xăng, dầu hỏa, dầu diesel, và ít nhất 30 năm nữa vẫn sẽ chưa có loại nhiên liệu nào có thể thay thế được xăng dầu trong lĩnh vực vận tải.
Vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để có đủ dầu cho nhu cầu của thế giới. Đối với những ai lo ngại về tình hình khí thải và thay đổi khí hậu, việc thiếu dầu không phải là điều gì quá tệ, vì thiếu hụt năng lượng sẽ thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế. Nhưng sự thiếu hụt này cũng có thể dẫn tới những cuộc chiến tranh giành năng lượng trên khắp thế giới, và giá năng lượng sẽ còn tăng vọt.
Bởi thế, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dầu lửa sẽ xảy ra nếu thế giới không làm gì để giải quyết tình trạng nhu cầu tăng nhanh và nguồn cung hạn chế như hiện nay.
Căng thẳng chuyện nguồn cung
Những quốc gia ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cho biết, sản lượng dầu của họ năm nay hầu như không tăng.
Nguồn dầu tại khu vực Biển Bắc và vùng Alaska đang cạn dần và các công ty khai thác dầu ở đây phải nỗ lực hết sức để sản lượng không sụt giảm. “Hiện tượng” sản lượng dầu tăng vọt ở Nga đang đi dần đến hồi kết. Nigeria - một nước sản xuất dầu lớn ở châu Phi - đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực. Còn Mexico - một nước sản xuất dầu lớn khác ở Nam Mỹ - thì vẫn chưa giải quyết xong cuộc tranh cãi chính trị về việc có nên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở đây, trong khi sản lượng dầu đang giảm mạnh mẽ.
Về phần mình, 13 nước thành viên OPEC chiếm 3/4 trữ lượng dầu được phát hiện của thế giới, nhưng vì nhiều lý do, phần lớn các nước này đều tìm cách ngăn không cho các công ty dầu khí nước ngoài được đầu tư vào bên trong lãnh thổ của họ. Giá năng lượng cao, OPEC bội thu lợi nhuận và càng có ít lý do để tăng sản lượng.
Trong khi đó, các công ty dầu lửa lớn của thế giới như Exxon Mobil, BP và Chevron đang nhận thấy vị trí thống lĩnh một thời của mình trên thị trường dầu toàn cầu đang bị sức cạnh tranh mãnh liệt từ phía các công ty dầu lửa quốc gia xói mòn. Hiện 14 trong số 20 công ty dầu lửa hàng đầu thế giới là các công ty nhà nước như Saudi Aramco của Saudi Arabia hay Gazprom của Nga. Do đó, các công ty dầu lửa của phương Tây chỉ kiểm soát chưa đầy 10% trữ lượng dầu khí của thế giới.
Với chi phí tăng cao hơn, các công ty này cũng gặp khó khăn lớn hơn trong việc đi tìm những mỏ dầu mới. Mặc dù đã chi hơn 100 tỷ USD vào hoạt động thăm dò trong năm ngoái, lượng dầu mà 5 công ty dầu khí quốc tế lớn nhất phát hiện ra cũng không nhiều bằng lượng dầu mà họ bơm ra khỏi lòng đất.
Không ít người hiện đã coi việc giá dầu liên tục lập kỷ lục là bằng chứng cho thấy, nguồn cung dầu của thế giới đã đạt đỉnh - nghĩa là một nửa trữ lượng dầu của thế giới đã bị tiêu thụ hết. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia cho rằng, thế giới vẫn còn đủ dầu, bao gồm cả trữ lượng đã phát hiện và chưa phát hiện, để sử dụng ít nhất đến giữa thế kỷ này.Vấn đề là tại nhiều nơi trên thế giới, những vướng mắc về địa chính trị, thay vì địa chất, đã khiến cho những mỏ dầu nằm ngoài tầm với của các công ty dầu lửa độc lập. Chủ tịch tập đoàn Exxon, ông Rex Tillerson nói: “Thế giới vẫn còn nhiều mỏ dầu chưa khai thác. Nhưng khó khăn là ở chỗ chúng tôi không thể tiếp cận những mỏ đó”.
Trong một thế kỷ trở lại đây, thế giới đã “đốt hết” 1.000 tỷ thùng dầu. Theo BP, trữ lượng dầu đã biết trên Trái Đất hiện còn khoảng 1.200 tỷ thùng nữa. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng với tốc độ tăng của nhu cầu dầu hiện nay, thế giới sẽ ngốn hết 1.000 tỷ thùng dầu trong số đó trong vòng chưa tới 30 năm nữa.
Sau đó điều gì sẽ xảy ra? Nhiều nhà phân tích tính toán rằng, thế giới còn khoảng 1.000 tỷ thùng dầu nữa còn chưa được phát hiện. Tuy nhiên, số dầu này chủ yếu nằm ở những khu vực khó tới như ở Bắc Băng Dương nên chi phí để khai thác sẽ là rất tốn kém, hoặc ở những quốc gia khắt khe trong việc cho phép các công ty nước ngoài vào khai thác.
Vài nước “uống” dầu chính
Còn các loại nhiên liệu thay thế thì sao? Nhiên liệu ethanol, vốn được quảng cáo rầm rộ trước đây, là một lựa chọn thay thế chẳng mấy hoàn hảo. Hiện loại nhiên liệu này bị “khiển trách” nặng nề, với những “tội lỗi” như góp phần khiến giá lương thực tăng vọt, sản sinh ra nhiều khí carbon dioxide hơn và tạo ra lượng năng lượng ít hơn 1/3 so với xăng.
Tại Mỹ, nếu các công ty xăng dầu đến năm 2022 sử dụng 36 tỷ gallon ethanol để trộn vào xăng như mục tiêu của Chính phủ nước này đề ra, số ethanol này cũng chỉ tương đương với 10% nhu cầu năng lượng của Mỹ. Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã cho rằng, mục tiêu này là bất khả thi.
Việc khai thác các mỏ dầu nặng, cát nhựa và đá phiến, cũng như đầu tư vào việc biến than thành các loại nhiên liệu lỏng, cũng chỉ đem lại một lượng nhiên liệu không đáng kể.
Một số chuyên gia tỏ ra không quá bi quan. Họ cho rằng, thị trường dầu lửa có tính chu kỳ kiểu như thị trường địa ốc, trong đó giá cả cao sẽ kéo nhu cầu đi xuống.
Tuy nhiên, để làm chậm lại sự cạn kiệt nguồn cung dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng của lượng tiêu thụ dầu thế giới cũng cần phải giảm xuống. Mặc dù vậy, những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông chưa chắc đã chịu giảm tốc độ sử dụng nhiên liệu. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng này đang cần rất nhiều nhiên liệu với giá rẻ và Chính phủ đang cung cấp những khoản trợ giá lớn cho các công ty năng lượng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa.
Xăng dầu hiện chỉ chiếm 19% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, nhưng nhu cầu này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, lên mức 16 triệu thùng/ngày.
Cũng như ở Mỹ, nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu do người dân thích xài xe hơi. Từ năm 1990 tới năm 2006, số xe hơi ở Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần, đạt con số 37 triệu chiếc. Trung Quốc hiện đã vượt Đức và Nhật Bản để trở thành thị trường xe hơn lớn thứ hai trên thế giới và được dự báo là sẽ qua mặt thị trường Mỹ vào năm 2015. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có khoảng 300 triệu chiếc xe hơi.
Một nhà kinh tế ước tính, nếu người Trung Quốc cũng sử dụng nhiều nhiên liệu như người Mỹ, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng gấp đôi chỉ sau một đêm, và cần phải có tới 5 quốc gia như Saudi Arabia mới có thể đáp ứng được nhu cầu này. Ấn Độ cũng chỉ kém Trung Quốc chút ít xét về tiêu thụ năng lượng. Đến năm 2030, hai nước này sẽ nhập khẩu nhiều dầu bằng với Mỹ và Nhật hiện nay.
Về phần nước Mỹ, quốc gia này cũng không hề tỏ ý sẵn sàng giảm tiêu thụ nhiên liệu. Mỹ là nước công nghiệp phát triển duy nhất có tiêu thụ năng lượng tăng kể từ sau cú sốc dầu lửa vào thập niên 1970 và 1980.
Một phần lý do ở đây là Mỹ có mức giá xăng vào hàng thấp nhất trên thế giới, những chiếc xe có khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém nhất, mức thuế năng lượng ưu đãi nhất, và người dân ở đây cũng phải đi lại hàng ngày quãng đường dài nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Kết quả, khoảng 1/4 lượng tiêu thụ dầu hàng ngày của thế giới được sử dụng tại Mỹ, và quá nửa trong số này được dùng làm nhiên liệu cho ô tô.
Giá cả tăng cao cùng với những lo ngại về nguồn cung trong tương lai rốt cục cũng đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ lần đầu tiên trong 30 năm trở lại đây thông qua việc nâng tiêu chuẩn về mức tiêu hao nhiên liệu. Động thái này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều năm nay từ các hãng sản xuất xe hơi Mỹ. Nhưng vấn đề có lẽ sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu người Mỹ nào cũng sử dụng những chiếc xe hơi của Nhật Bản.
(Theo New York Times)
Đồng USD yếu, những lo ngại về chủ nghĩa khủng bố và hoạt động đầu cơ là những nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng mải miết. Nhưng dĩ nhiên, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới cũng đóng một vai trò lớn không kém.
Nhu cầu tăng vùn vụt
Những căng thẳng hiện nay trên thị trường dầu thế giới được dự báo là sẽ tiếp tục tăng thêm trong những năm tới.
Dự tính, dân số thế giới sẽ tăng thêm khoảng 50% và đạt con số 9 tỷ người vào giữa thế kỷ này. Số lượng ôtô sẽ tăng gấp đôi trong vòng 30 năm tới, lên tới 2 tỷ chiếc, do các quốc gia đang phát triển thúc đẩy qua trình hiện đại hóa. Thêm vào đó, số lượng máy bay phản lực dân dụng sẽ tăng gấp đôi, đạt khoảng 36.000 chiếc trong vòng 20 năm nữa.
Do đó, thống kê của Cơ quan Năng lượng Thế giới (IEA) cho thấy, lượng tiêu thụ dầu của thế giới sẽ tăng thêm khoảng 35% vào năm 2030. Có nghĩa là, các nước sản xuất dầu phải bằng cách nào đó phải sản xuất được thêm 11 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mục tiêu này bắt buộc phải đạt được trong vòng 22 năm nữa, trong khi việc phát hiện và bắt đầu khai thác những mỏ dầu mới phải mất cả thập kỷ mới làm được.
Tuy nhiên, thử thách trong lĩnh vực dầu lửa mới chỉ là một phần của thử thách trong lĩnh vực năng lượng nói chung. Theo IEA, tổng nhu cầu năng lượng của toàn thế giới - bao gồm dầu, than, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện - sẽ tăng khoảng 65% trong vòng 2 thập kỷ nữa.
Tuy nhiên, xăng dầu - loại nhiên liệu thống lĩnh thế kỷ 20 - vẫn sẽ là mặt hàng nhiên liệu số một của thế giới. Xăng dầu hiện chiếm hơn 2/3 tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, tiếp theo là than và khí tự nhiên. Dầu thô được lọc thành xăng, dầu hỏa, dầu diesel, và ít nhất 30 năm nữa vẫn sẽ chưa có loại nhiên liệu nào có thể thay thế được xăng dầu trong lĩnh vực vận tải.
Vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để có đủ dầu cho nhu cầu của thế giới. Đối với những ai lo ngại về tình hình khí thải và thay đổi khí hậu, việc thiếu dầu không phải là điều gì quá tệ, vì thiếu hụt năng lượng sẽ thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm những nguồn năng lượng thay thế. Nhưng sự thiếu hụt này cũng có thể dẫn tới những cuộc chiến tranh giành năng lượng trên khắp thế giới, và giá năng lượng sẽ còn tăng vọt.
Bởi thế, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng dầu lửa sẽ xảy ra nếu thế giới không làm gì để giải quyết tình trạng nhu cầu tăng nhanh và nguồn cung hạn chế như hiện nay.
Căng thẳng chuyện nguồn cung
Những quốc gia ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cho biết, sản lượng dầu của họ năm nay hầu như không tăng.
Nguồn dầu tại khu vực Biển Bắc và vùng Alaska đang cạn dần và các công ty khai thác dầu ở đây phải nỗ lực hết sức để sản lượng không sụt giảm. “Hiện tượng” sản lượng dầu tăng vọt ở Nga đang đi dần đến hồi kết. Nigeria - một nước sản xuất dầu lớn ở châu Phi - đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực. Còn Mexico - một nước sản xuất dầu lớn khác ở Nam Mỹ - thì vẫn chưa giải quyết xong cuộc tranh cãi chính trị về việc có nên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở đây, trong khi sản lượng dầu đang giảm mạnh mẽ.
Về phần mình, 13 nước thành viên OPEC chiếm 3/4 trữ lượng dầu được phát hiện của thế giới, nhưng vì nhiều lý do, phần lớn các nước này đều tìm cách ngăn không cho các công ty dầu khí nước ngoài được đầu tư vào bên trong lãnh thổ của họ. Giá năng lượng cao, OPEC bội thu lợi nhuận và càng có ít lý do để tăng sản lượng.
Trong khi đó, các công ty dầu lửa lớn của thế giới như Exxon Mobil, BP và Chevron đang nhận thấy vị trí thống lĩnh một thời của mình trên thị trường dầu toàn cầu đang bị sức cạnh tranh mãnh liệt từ phía các công ty dầu lửa quốc gia xói mòn. Hiện 14 trong số 20 công ty dầu lửa hàng đầu thế giới là các công ty nhà nước như Saudi Aramco của Saudi Arabia hay Gazprom của Nga. Do đó, các công ty dầu lửa của phương Tây chỉ kiểm soát chưa đầy 10% trữ lượng dầu khí của thế giới.
Với chi phí tăng cao hơn, các công ty này cũng gặp khó khăn lớn hơn trong việc đi tìm những mỏ dầu mới. Mặc dù đã chi hơn 100 tỷ USD vào hoạt động thăm dò trong năm ngoái, lượng dầu mà 5 công ty dầu khí quốc tế lớn nhất phát hiện ra cũng không nhiều bằng lượng dầu mà họ bơm ra khỏi lòng đất.
Không ít người hiện đã coi việc giá dầu liên tục lập kỷ lục là bằng chứng cho thấy, nguồn cung dầu của thế giới đã đạt đỉnh - nghĩa là một nửa trữ lượng dầu của thế giới đã bị tiêu thụ hết. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia cho rằng, thế giới vẫn còn đủ dầu, bao gồm cả trữ lượng đã phát hiện và chưa phát hiện, để sử dụng ít nhất đến giữa thế kỷ này.Vấn đề là tại nhiều nơi trên thế giới, những vướng mắc về địa chính trị, thay vì địa chất, đã khiến cho những mỏ dầu nằm ngoài tầm với của các công ty dầu lửa độc lập. Chủ tịch tập đoàn Exxon, ông Rex Tillerson nói: “Thế giới vẫn còn nhiều mỏ dầu chưa khai thác. Nhưng khó khăn là ở chỗ chúng tôi không thể tiếp cận những mỏ đó”.
Trong một thế kỷ trở lại đây, thế giới đã “đốt hết” 1.000 tỷ thùng dầu. Theo BP, trữ lượng dầu đã biết trên Trái Đất hiện còn khoảng 1.200 tỷ thùng nữa. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng với tốc độ tăng của nhu cầu dầu hiện nay, thế giới sẽ ngốn hết 1.000 tỷ thùng dầu trong số đó trong vòng chưa tới 30 năm nữa.
Sau đó điều gì sẽ xảy ra? Nhiều nhà phân tích tính toán rằng, thế giới còn khoảng 1.000 tỷ thùng dầu nữa còn chưa được phát hiện. Tuy nhiên, số dầu này chủ yếu nằm ở những khu vực khó tới như ở Bắc Băng Dương nên chi phí để khai thác sẽ là rất tốn kém, hoặc ở những quốc gia khắt khe trong việc cho phép các công ty nước ngoài vào khai thác.
Vài nước “uống” dầu chính
Còn các loại nhiên liệu thay thế thì sao? Nhiên liệu ethanol, vốn được quảng cáo rầm rộ trước đây, là một lựa chọn thay thế chẳng mấy hoàn hảo. Hiện loại nhiên liệu này bị “khiển trách” nặng nề, với những “tội lỗi” như góp phần khiến giá lương thực tăng vọt, sản sinh ra nhiều khí carbon dioxide hơn và tạo ra lượng năng lượng ít hơn 1/3 so với xăng.
Tại Mỹ, nếu các công ty xăng dầu đến năm 2022 sử dụng 36 tỷ gallon ethanol để trộn vào xăng như mục tiêu của Chính phủ nước này đề ra, số ethanol này cũng chỉ tương đương với 10% nhu cầu năng lượng của Mỹ. Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã cho rằng, mục tiêu này là bất khả thi.
Việc khai thác các mỏ dầu nặng, cát nhựa và đá phiến, cũng như đầu tư vào việc biến than thành các loại nhiên liệu lỏng, cũng chỉ đem lại một lượng nhiên liệu không đáng kể.
Một số chuyên gia tỏ ra không quá bi quan. Họ cho rằng, thị trường dầu lửa có tính chu kỳ kiểu như thị trường địa ốc, trong đó giá cả cao sẽ kéo nhu cầu đi xuống.
Tuy nhiên, để làm chậm lại sự cạn kiệt nguồn cung dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng của lượng tiêu thụ dầu thế giới cũng cần phải giảm xuống. Mặc dù vậy, những nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông chưa chắc đã chịu giảm tốc độ sử dụng nhiên liệu. Các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng này đang cần rất nhiều nhiên liệu với giá rẻ và Chính phủ đang cung cấp những khoản trợ giá lớn cho các công ty năng lượng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa.
Xăng dầu hiện chỉ chiếm 19% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, nhưng nhu cầu này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, lên mức 16 triệu thùng/ngày.
Cũng như ở Mỹ, nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh chủ yếu do người dân thích xài xe hơi. Từ năm 1990 tới năm 2006, số xe hơi ở Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần, đạt con số 37 triệu chiếc. Trung Quốc hiện đã vượt Đức và Nhật Bản để trở thành thị trường xe hơn lớn thứ hai trên thế giới và được dự báo là sẽ qua mặt thị trường Mỹ vào năm 2015. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có khoảng 300 triệu chiếc xe hơi.
Một nhà kinh tế ước tính, nếu người Trung Quốc cũng sử dụng nhiều nhiên liệu như người Mỹ, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng gấp đôi chỉ sau một đêm, và cần phải có tới 5 quốc gia như Saudi Arabia mới có thể đáp ứng được nhu cầu này. Ấn Độ cũng chỉ kém Trung Quốc chút ít xét về tiêu thụ năng lượng. Đến năm 2030, hai nước này sẽ nhập khẩu nhiều dầu bằng với Mỹ và Nhật hiện nay.
Về phần nước Mỹ, quốc gia này cũng không hề tỏ ý sẵn sàng giảm tiêu thụ nhiên liệu. Mỹ là nước công nghiệp phát triển duy nhất có tiêu thụ năng lượng tăng kể từ sau cú sốc dầu lửa vào thập niên 1970 và 1980.
Một phần lý do ở đây là Mỹ có mức giá xăng vào hàng thấp nhất trên thế giới, những chiếc xe có khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém nhất, mức thuế năng lượng ưu đãi nhất, và người dân ở đây cũng phải đi lại hàng ngày quãng đường dài nhất trong số các nước công nghiệp phát triển. Kết quả, khoảng 1/4 lượng tiêu thụ dầu hàng ngày của thế giới được sử dụng tại Mỹ, và quá nửa trong số này được dùng làm nhiên liệu cho ô tô.
Giá cả tăng cao cùng với những lo ngại về nguồn cung trong tương lai rốt cục cũng đã thuyết phục được Quốc hội Mỹ lần đầu tiên trong 30 năm trở lại đây thông qua việc nâng tiêu chuẩn về mức tiêu hao nhiên liệu. Động thái này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều năm nay từ các hãng sản xuất xe hơi Mỹ. Nhưng vấn đề có lẽ sẽ được giải quyết nhanh hơn nếu người Mỹ nào cũng sử dụng những chiếc xe hơi của Nhật Bản.
(Theo New York Times)