An toàn thực phẩm liệu có đến “giới hạn đỏ”?
Việt Nam đang xuất khẩu đến những đối tác rất khó tính, như vậy thì thực phẩm có đến mức mất an toàn
“Các bộ đều nói ban hành văn bản đầy đủ, tiêu chuẩn định mức có cả, kiểm tra thường xuyên, nhưng vì sao tình hình an toàn thực phẩm ở nhiều địa phương vẫn ở mức báo động, nhiều nơi đã đến “giới hạn đỏ”. Vậy trách nhiệm các bộ thế nào?”.
Câu hỏi này được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt ra tại buổi làm việc của đoàn giám sát với các bộ về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, sáng 15/2.
Ba bộ có trách nhiệm trả lời câu hỏi của ông Hiển gồm: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Đây là các bộ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.
Hồi âm đầu tiên đến từ Bộ trưởng Bộ Y tế - cơ quan đang giữ vị trí “nhạc trưởng” quản lý an toàn thực phẩm, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước khi trả lời thẳng câu hỏi của Phó chủ tịch Quốc hội, bà Tiến đề cập đến một sự việc nghiêm trọng vừa xảy ra ở Lai Châu. Một người chết do uống phải rượu không an toàn, sau đó nhiều người đên đưa đám lại uống đúng cái rượu đó, nhiều người đi cấp cứu và 6 người nữa đã chết.
“Cái này phải đưa về xử lý hình sự”, bà Tiến nói.
Liên hệ đến câu hỏi của Phó chủ tịch, Bộ trưởng Tiến nói, đương nhiên để xảy ra tình trạng “báo động đỏ” của an toàn vệ sinh thực phẩm, thì trách nhiệm rõ ràng thuộc về ba bộ, nhưng như vụ việc nêu trên thì chính quyền địa phương nơi sản xuất rượu, và cả công an xã đó nữa, cũng phải chịu trách nhiệm.
Theo Bộ trưởng, nếu sửa luật, nếu xã hội hoá được, thực hiện được các giải pháp theo đề xuất của các bộ thì cũng chỉ có thể từ “báo động đỏ” sang “báo động vàng”, chứ để “xanh” được thì rất khó.
Bà Tiến cũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến “báo động đỏ” của an toàn thực phẩm là do xử lý chưa nghiêm, và Bộ luật Hình sự đang được sửa đổi cần phải quan tâm sâu sắc hơn tới điều này, chứ “để chết người thì còn nói chuyện gì nữa”.
Cũng hồi âm câu hỏi của ông Hiển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, an toàn thực phẩm còn do rất nhiều nguyên nhân và cần được xử lý từ gốc của vấn đề. Trong tình hình sản xuất nhỏ như hiện nay, cả nước có tới 78 triệu mảnh ruộng manh mún, thì còn cần phải có thời gian.
Nhưng Bộ trưởng cũng thông tin một con số được cho là lạc quan, đó là hiện Việt Nam xuất khẩu nông sản đi 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá trị 32,1 tỷ USD, và vào toàn thị trường cao cấp.
Dẫn lại con số này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đặt lại vấn đề: Việt Nam đang xuất khẩu đến những đối tác rất khó tính, như vậy thì thực phẩm có đến mức mất an toàn như Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhận xét hay không?
Theo ông Khánh thì nếu có sự việc chết 7 người như ví dụ Bộ trưởng Tiến nêu, thì cần phải báo động cho địa bàn đó, còn nếu đánh giá tình hình chung của cả nước thì cần khách quan hơn.
“Vì nếu là “báo động đỏ” thì không thể xuất khẩu đến 32,1 tỷ USD nông sản, lớn đến thế được”, ông nói.
Qua thực tế giám sát, ông Khánh nhận xét, nếu ở đâu chính quyền địa phương quan tâm sâu sát thì tình hình sẽ rất khác. Vì thế, cơ sở giết mổ ở Đồng Nai có sự khác biệt rất lớn với các nơi khác, hay an toàn vệ sinh thực phẩm ở chợ không phải nơi nào cũng như nhau.
“Như vậy lỗi có phải ở ba bộ ở Trung ương, nếu lỗi ở ba bộ thì cả 63 tỉnh thành đều không làm được chứ?”, ông Khánh đặt vấn đề.
Ông Khánh cũng đồng tình là chế tài còn nhẹ, và cần suy nghĩ lại về câu chuyện này.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng bản chất những yếu kém trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm không nằm ở chế tài không đủ mạnh, vì Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khá nghiêm khắc. Bản chất câu chuyện nằm ở người được giao thẩm quyền không làm hết trách nhiệm.
Ông Bộ kể rằng, khi giám sát ở xã, hỏi một số cán bộ thì họ bảo họ biết rõ địa chỉ vi phạm, nhưng không dám xử lý, vì xử thì mai về làng ăn cỗ họ còn ngồi được với ai nữa. “Vấn đề là người có thực quyền không làm và cứ trì trệ như thế suốt, phải giải mã việc này nếu không thì tình hình cứ thế thôi”, ông Bộ nhấn mạnh.
“Ăn cỗ là việc cá nhân, anh nhận tiền thuế của dân mà lại lo chuyện ăn cỗ, nếu anh thiên về tình cảm như thế thì đừng làm cán bộ nữa cho nó rõ ràng rành mạch”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nói khi kết luận buổi làm việc.
Đáp lại phản biện của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh về nhận định tình hình, ông Hiển cho rằng phải “nhìn thẳng vào sự thật, không bôi đen cũng không tô hồng, thấy rõ khuyết điểm mới có thể khắc phục được”.
Nhắc lại đánh giá ban đầu là tình hình thì báo động, còn chạm “ranh giới đỏ” thì có nhiều địa phương và một số lĩnh vực, ông Hiển nói, câu hỏi hiện nay bao nhiêu phần trăm hàng hoá, sản phẩm đã được kiểm soát của ông chưa được bộ nào trả lời. Mà có trả lời thì mới khẳng định được là có sạch hay không.
Cũng theo ông, chính vì chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên, nên cũng có thể xuất khẩu thì sạch còn trong nhà thì xài những thứ không sạch.
Câu hỏi này được Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đặt ra tại buổi làm việc của đoàn giám sát với các bộ về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, sáng 15/2.
Ba bộ có trách nhiệm trả lời câu hỏi của ông Hiển gồm: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế. Đây là các bộ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.
Hồi âm đầu tiên đến từ Bộ trưởng Bộ Y tế - cơ quan đang giữ vị trí “nhạc trưởng” quản lý an toàn thực phẩm, bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước khi trả lời thẳng câu hỏi của Phó chủ tịch Quốc hội, bà Tiến đề cập đến một sự việc nghiêm trọng vừa xảy ra ở Lai Châu. Một người chết do uống phải rượu không an toàn, sau đó nhiều người đên đưa đám lại uống đúng cái rượu đó, nhiều người đi cấp cứu và 6 người nữa đã chết.
“Cái này phải đưa về xử lý hình sự”, bà Tiến nói.
Liên hệ đến câu hỏi của Phó chủ tịch, Bộ trưởng Tiến nói, đương nhiên để xảy ra tình trạng “báo động đỏ” của an toàn vệ sinh thực phẩm, thì trách nhiệm rõ ràng thuộc về ba bộ, nhưng như vụ việc nêu trên thì chính quyền địa phương nơi sản xuất rượu, và cả công an xã đó nữa, cũng phải chịu trách nhiệm.
Theo Bộ trưởng, nếu sửa luật, nếu xã hội hoá được, thực hiện được các giải pháp theo đề xuất của các bộ thì cũng chỉ có thể từ “báo động đỏ” sang “báo động vàng”, chứ để “xanh” được thì rất khó.
Bà Tiến cũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến “báo động đỏ” của an toàn thực phẩm là do xử lý chưa nghiêm, và Bộ luật Hình sự đang được sửa đổi cần phải quan tâm sâu sắc hơn tới điều này, chứ “để chết người thì còn nói chuyện gì nữa”.
Cũng hồi âm câu hỏi của ông Hiển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định, an toàn thực phẩm còn do rất nhiều nguyên nhân và cần được xử lý từ gốc của vấn đề. Trong tình hình sản xuất nhỏ như hiện nay, cả nước có tới 78 triệu mảnh ruộng manh mún, thì còn cần phải có thời gian.
Nhưng Bộ trưởng cũng thông tin một con số được cho là lạc quan, đó là hiện Việt Nam xuất khẩu nông sản đi 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá trị 32,1 tỷ USD, và vào toàn thị trường cao cấp.
Dẫn lại con số này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đặt lại vấn đề: Việt Nam đang xuất khẩu đến những đối tác rất khó tính, như vậy thì thực phẩm có đến mức mất an toàn như Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhận xét hay không?
Theo ông Khánh thì nếu có sự việc chết 7 người như ví dụ Bộ trưởng Tiến nêu, thì cần phải báo động cho địa bàn đó, còn nếu đánh giá tình hình chung của cả nước thì cần khách quan hơn.
“Vì nếu là “báo động đỏ” thì không thể xuất khẩu đến 32,1 tỷ USD nông sản, lớn đến thế được”, ông nói.
Qua thực tế giám sát, ông Khánh nhận xét, nếu ở đâu chính quyền địa phương quan tâm sâu sát thì tình hình sẽ rất khác. Vì thế, cơ sở giết mổ ở Đồng Nai có sự khác biệt rất lớn với các nơi khác, hay an toàn vệ sinh thực phẩm ở chợ không phải nơi nào cũng như nhau.
“Như vậy lỗi có phải ở ba bộ ở Trung ương, nếu lỗi ở ba bộ thì cả 63 tỉnh thành đều không làm được chứ?”, ông Khánh đặt vấn đề.
Ông Khánh cũng đồng tình là chế tài còn nhẹ, và cần suy nghĩ lại về câu chuyện này.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng bản chất những yếu kém trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm không nằm ở chế tài không đủ mạnh, vì Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khá nghiêm khắc. Bản chất câu chuyện nằm ở người được giao thẩm quyền không làm hết trách nhiệm.
Ông Bộ kể rằng, khi giám sát ở xã, hỏi một số cán bộ thì họ bảo họ biết rõ địa chỉ vi phạm, nhưng không dám xử lý, vì xử thì mai về làng ăn cỗ họ còn ngồi được với ai nữa. “Vấn đề là người có thực quyền không làm và cứ trì trệ như thế suốt, phải giải mã việc này nếu không thì tình hình cứ thế thôi”, ông Bộ nhấn mạnh.
“Ăn cỗ là việc cá nhân, anh nhận tiền thuế của dân mà lại lo chuyện ăn cỗ, nếu anh thiên về tình cảm như thế thì đừng làm cán bộ nữa cho nó rõ ràng rành mạch”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nói khi kết luận buổi làm việc.
Đáp lại phản biện của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh về nhận định tình hình, ông Hiển cho rằng phải “nhìn thẳng vào sự thật, không bôi đen cũng không tô hồng, thấy rõ khuyết điểm mới có thể khắc phục được”.
Nhắc lại đánh giá ban đầu là tình hình thì báo động, còn chạm “ranh giới đỏ” thì có nhiều địa phương và một số lĩnh vực, ông Hiển nói, câu hỏi hiện nay bao nhiêu phần trăm hàng hoá, sản phẩm đã được kiểm soát của ông chưa được bộ nào trả lời. Mà có trả lời thì mới khẳng định được là có sạch hay không.
Cũng theo ông, chính vì chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên, nên cũng có thể xuất khẩu thì sạch còn trong nhà thì xài những thứ không sạch.