Đề xuất xem xét cả án tử hình cho tội phạm về thực phẩm bẩn
Thủ tướng cũng cho rằng thực phẩm bẩn phải xử lý nghiêm, vì đây là hình thức “giết người gián tiếp”
“Tội phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm trọng, họ bất chấp tất cả gây hại cho sức khoẻ của con người, mà sức khoẻ con người thì không thể mua được bằng tiền. Vì thế, phải xem xét nâng lên mức án chung thân cho tội này, thậm chí phải xem xét đến cả mức án cao nhất là tử hình”.
Đề xuất này được đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang đặt ra khi thảo luận các quy định về tội vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, sáng 21/10.
Thảo luận tại tổ 7, đại biểu Thái Trường Giang góp ý, hiện trong luật, các tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không có hình phạt chung thân và tử hình, chỉ có mức xử phạt cao nhất là 20 năm, cho nên không thoả đáng, phải nâng mức xử phạt lên.
Tham gia thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình quan điểm này, và cho rằng thực phẩm bẩn phải xử lý nghiêm, vì đây là hình thức “giết người gián tiếp”.
Thủ tướng cũng đề cập đến tội kinh doanh trái phép dưới chiêu thức đa cấp đang gây ra hậu quả xấu cho xã hội, từ đây cũng xuất hiện tràn lan các hình thức quảng cáo lừa bịp...
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị có những quy định xử lý nghiêm khắc về các tội danh này.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân, lợi dụng chiếm đoạt quyền lực có phải là tội không, cần duy danh định nghĩa và xem có nên đưa vào Bộ luật Hình sự không?
Theo đại biểu này, vừa qua nổi lên rất nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, trong đó có việc việc lạm dụng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực làm của riêng, rồi để bổ nhiệm người nhà, người thân.
“Thực tế này diễn ra rất lâu rồi, xưa nay vẫn có người có quyền lực bổ nhiệm người không xứng đáng, dùng quyền lực một cách trá hình, để đến khi báo chí phanh phui ra thì người dân rất bức xúc” ông Vân nhận xét và nêu ví dụ điển hình như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, tích luỹ nhiều sai phạm như thế nhưng vẫn được bổ nhiệm, luân chuyển vào nhiều vị trí lãnh đạo.
Vẫn theo đại biểu Vân thì những gì rõ ràng cần được quy định vào trong Bộ luật Hình sự, nhưng với những điều chưa rõ ràng thì không nên quy định vì dễ dẫn đến lạm quyền của cơ quan tố tụng gây oan sai.
Đề xuất này được đại biểu Quốc hội Thái Trường Giang đặt ra khi thảo luận các quy định về tội vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, sáng 21/10.
Thảo luận tại tổ 7, đại biểu Thái Trường Giang góp ý, hiện trong luật, các tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không có hình phạt chung thân và tử hình, chỉ có mức xử phạt cao nhất là 20 năm, cho nên không thoả đáng, phải nâng mức xử phạt lên.
Tham gia thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình quan điểm này, và cho rằng thực phẩm bẩn phải xử lý nghiêm, vì đây là hình thức “giết người gián tiếp”.
Thủ tướng cũng đề cập đến tội kinh doanh trái phép dưới chiêu thức đa cấp đang gây ra hậu quả xấu cho xã hội, từ đây cũng xuất hiện tràn lan các hình thức quảng cáo lừa bịp...
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị có những quy định xử lý nghiêm khắc về các tội danh này.
Trong khi đó, theo đại biểu Lê Thanh Vân, lợi dụng chiếm đoạt quyền lực có phải là tội không, cần duy danh định nghĩa và xem có nên đưa vào Bộ luật Hình sự không?
Theo đại biểu này, vừa qua nổi lên rất nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, trong đó có việc việc lạm dụng quyền lực, chiếm đoạt quyền lực làm của riêng, rồi để bổ nhiệm người nhà, người thân.
“Thực tế này diễn ra rất lâu rồi, xưa nay vẫn có người có quyền lực bổ nhiệm người không xứng đáng, dùng quyền lực một cách trá hình, để đến khi báo chí phanh phui ra thì người dân rất bức xúc” ông Vân nhận xét và nêu ví dụ điển hình như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, tích luỹ nhiều sai phạm như thế nhưng vẫn được bổ nhiệm, luân chuyển vào nhiều vị trí lãnh đạo.
Vẫn theo đại biểu Vân thì những gì rõ ràng cần được quy định vào trong Bộ luật Hình sự, nhưng với những điều chưa rõ ràng thì không nên quy định vì dễ dẫn đến lạm quyền của cơ quan tố tụng gây oan sai.