09:06 28/08/2007

ASEAN hoàn tất lập cộng đồng kinh tế

Quốc Trung

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua dự thảo lần cuối Kế hoạch chi tiết xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN ngày 24/8

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và sớm kết thúc đàm phán tự do hoá thương mại với các nước đối thoại, là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và sớm kết thúc đàm phán tự do hoá thương mại với các nước đối thoại, là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua dự thảo lần cuối Kế hoạch chi tiết xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN ngày 24/8.

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và sớm kết thúc đàm phán tự do hoá thương mại với các nước đối thoại, là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Bản kế hoạch sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo ASEAN tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN tại Singapore vào tháng 11 tới. Theo đó, vạch rõ cách thức tăng cường, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực.

Đẩy mạnh hội nhập, thu hút đầu tư

Theo Bộ trưởng Thương mại Philippines Peter Favila, kế hoạch xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN đã xác định rõ các mục tiêu tự do hoá các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả "những thời gian biểu chiến lược".

Trong thông cáo báo chí chung của hội nghị cho biết "những thời gian biểu chiến lược" nói trên bao gồm cả những sáng kiến đã có và những sáng kiến mới vạch ra lộ trình nhằm đạt được mục tiêu đề thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Các Bộ trưởng ASEAN cũng lưu ý cần xây dưng cơ chế giám sát phù hợp đối với việc thực hiện kế hoạch nói trên. Đồng thời, đã liệt kê ít nhất 12 lĩnh vực ưu tiên trong tiến trình hội nhập.

Trong hội nghị lần này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng đã thông qua lộ trình cho hội nhập lĩnh vực dịch vụ hậu cần ASEAN, coi đây là lĩnh vực ưu tiên thứ 12 để hội nhập và ký 2 nghị định thư nhằm "đảm bảo mục tiêu liên kết ASEAN thành một thị trường thống nhất cho hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và khuyến khích thành lập những mạng lưới hữu ích hơn ở khu vực".

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế, ngày 23/8, Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN, đã vạch ra các biện pháp nhằm làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí sẽ tạo ra "một môi trường đầu tư tự do, thuận tiện, minh bạch và cạnh tranh hơn".

Trong năm 2006, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu vực ASEAN đạt 52,4 tỷ USD, tăng 28% so với 41 tỷ USD của năm trước đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I năm nay đã tăng 9% lên mức 15 tỷ USD từ mức 13,7 tỷ USD của cùng năm ngoái. Điều này chứng tỏ ASEAN là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và kể từ năm 2005 đã vượt qua được tốc độ tăng trưởng thu hút đầu tư trước cuộc khủng hoảng tài chính 1997.

Năm 2006, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN và cùng với Anh, Mỹ, Hà Lan và Đức chiếm hơn 1/2 nguồn vốn đầu tư vào ASEAN; Hàn Quốc tăng từ mức 579 triệu USD trong năm 2005 lên 1 tỷ USD vào năm 2006 và Trung Quốc tăng từ 502 triệu USD lên 937 triệu USD. Đầu tư nội khối của ASEAN cũng tăng mạnh, tăng 66% trong năm 2006, chiếm 10% lượng FDI vào ASEAN.

Sớm hoàn tất đàm phán FTA

Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong cho biết, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng đã thảo luận việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán tự do hoá thương mại (FTA) và đã nhất trí sắp xếp, hợp lý hoá các cuộc đàm phán giữa ASEAN với các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand vào năm 2013.

Theo đó, ASEAN có thể hoàn tất FTA với Hàn Quốc vào năm 2008, Trung Quốc - năm 2010, Ấn Độ - năm 2011, Nhật Bản - năm 2012, với Australia và New Zealand, dự kiến là trước năm 2012 mặc dù hiện nay, có nhiều hy vọng hoàn tất việc ký kết vào năm 2009.

Tổng thư ký ASEAN cũng cho biết, ASEAN sẵn sàng "bắt tay vào việc trao đổi quan điểm" với Liên minh châu Âu (EU) về việc ký kết FTA. Đồng thời, các nước ASEAN cũng đang nghiên cứu khả năng ký FTA với Pakistan. Năm 2013 là thời điểm dự kiến để hoàn thành tất cả các FTA.

Trong nỗ lực sớm ký kết Hiệp định FTA, ngày 25/8, Nhật Bản và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về thương mại tự do, theo đó Nhật Bản sẽ lập tức bãi bỏ thuế quan đánh vào 90% lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Đây là quyết định của Nhật Bản nhằm bắt kịp Trung Quốc và Hàn Quốc trong cuộc chạy đua ký kết các FTA ngày càng quyết liệt trong khu vực. Theo thỏa thuận này, 6 nước ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 90% lượng hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, tính theo cả giá trị kim ngạch và số lượng danh mục hàng hóa, trong vòng 10 năm.

Một thời gian biểu dỡ bỏ thuế quan có lộ trình chậm hơn cũng đã được vạch ra cho 4 nước ASEAN với nền kinh tế còn khó khăn hơn là Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.