Ba bài toán khó của dệt may
Đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, song ngành dệt may Việt Nam cũng đang phải đối mặt với khá nhiều vấn đề nan giải
Đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, song ngành dệt may Việt Nam cũng đang phải đối mặt với khá nhiều vấn đề nan giải.
Phụ thuộc nhập khẩu
Năm 2010, xuất khẩu dệt may đã đạt con số 11,2 tỷ USD, tăng trên 23% so với năm 2009. Nhưng theo Tổng cục Thống kê, trong năm qua ngành này cũng đã nhập tới 5,3 tỷ USD nguyên phụ liệu các loại. Như vậy, tỷ lệ nội địa hoá của ngành tới nay vẫn chưa đạt chưa tới 50%.
Bà Đặng Thị Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cũng thẳng thắn thừa nhận là ngành dệt may Việt Nam đang bị “thắt ở khúc giữa”.
Hiện Việt Nam có đầu tư cho trồng bông và kéo sợi, nhưng 65-70% sản lượng sợi phải xuất khẩu ở dạng thô cho nước ngoài để nhuộm hoàn tất.
Tương tự với sản phẩm vải, Việt Nam cũng có dệt vải nhưng chỉ là vải “mộc”, để sử dụng được các loại vải này buộc phải có khâu xử lý. Trên thực tế, nhuộm và hoàn tất sợi, vải đòi hỏi công nghệ rất cao, vốn đầu tư lớn.
Vì vậy, “chúng ta buộc phải chọn cách xuất khẩu các sản phẩm này dưới dạng thô rồi nhập khẩu về các sản phẩm đã hoàn chỉnh, nhưng giá thành thì bị đội lên khá nhiều”, bà Dung nói.
Trong khi đó, tại các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký với các đối tác như Nhật Bản thì vấn đề xuất xứ của nguyên liệu vải rất quan trọng. Nếu điều này không được quan tâm đúng mức thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được lợi thế để mở rộng thị trường từ các hiệp định.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, giá trị gia tăng mà dệt may thực sự mang lại còn rất khiêm tốn so với những gì toàn ngành có thể tạo ra.
Mặc dù vậy, theo bà Dung, ngành dệt may nước ta cũng nên tận dụng các cơ hội từ toàn cầu hoá chứ không nên đầu tư để sản xuất ra tất cả các nguyên liệu, nếu khả năng cạnh tranh là không cao.
Thiếu lao động
Gần đây, mức lương bình quân của công nhân ngành dệt may tại các tỉnh phía Bắc đã được nâng lên 2-2,5 triệu đồng/tháng. Nhưng do giá cả tiêu dùng liên tục tăng cao đã khiến cho không ít người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Theo thống kê của Vitas, thời gian qua vẫn có trên 10% lao động của ngành đã chuyển sang làm những công việc khác.
Bà Phạm Thị Liễu, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh MSA-Hapro cho rằng làm trong các nhà máy xí nghiệp, người lao động được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ chính sách khác, nhưng do đa phần là lao động trẻ, nên họ không nhìn thấy những điều này. Trong khi với các công việc khác như chạy chợ, làm người giúp việc…, hàng tháng họ vẫn có thể kiếm được khoản tiền tương đương.
Còn bà Trần Hoài Thu, Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May HBA - đơn vị có xưởng sản xuất đặt tại Kiến An, Hải Phòng thì than thở, hiện nay khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp không phải là đơn hàng, cũng không phải mức giá đã ký với đối tác mà vẫn là thiếu hụt nhân công.
Giải quyết vấn đề này, công ty buộc phải về các địa phương như Thanh Hoá, Hà Giang… tuyển cả những người chưa có tay nghề để đào tạo.
Di dời
Trước thực trạng trên, theo khuyến cáo của Vitas, các doanh nghiệp nên di dời nhà xưởng về các địa phương để tận dụng được nguồn nhân công tại chỗ. Điều này cũng phù hợp với chủ chương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, khi thực kế hoạch này các doanh nghiệp lại vấp phải rào cản.
“Cách đây vài năm khi các tỉnh mới có khu công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI thì “trải thảm đỏ” đối với các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may. Nhưng hiện nay điều này đã không còn nữa. Thậm chí, nhiều địa phương còn không mặn mà với các dự án dệt, nhuộm vải do lo ngại về vấn đề xử lý nước thải”, bà Dung cho hay.
Bên cạnh đó, theo bà Dung, công tác quy hoạch để di dời các nhà máy ra ngoại thành, về các địa phương cũng cần có sự tính toán cẩn thận vì hiện nay tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, nếu không làm tốt có nhà máy sau một thời gian di dời còn chưa hết khấu hao nhà xưởng đã lại phải tiếp tục dịch chuyển. Như vậy, không những chi phí của doanh nghiệp bị đội lên, mà mỗi khi thay đổi địa điểm lại phải đối mặt với bài toán về nhân sự.
Thêm vào đó, “hiện không ít nhà máy thuộc diện phải di dời nhưng do chưa nhận được sự hỗ trợ về kinh phí, cơ chế từ các cơ quan chức năng nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm phù hợp, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm chừng, thậm chí có thể dùng từ “lay lắt”, bà Dung nói.
Phụ thuộc nhập khẩu
Năm 2010, xuất khẩu dệt may đã đạt con số 11,2 tỷ USD, tăng trên 23% so với năm 2009. Nhưng theo Tổng cục Thống kê, trong năm qua ngành này cũng đã nhập tới 5,3 tỷ USD nguyên phụ liệu các loại. Như vậy, tỷ lệ nội địa hoá của ngành tới nay vẫn chưa đạt chưa tới 50%.
Bà Đặng Thị Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cũng thẳng thắn thừa nhận là ngành dệt may Việt Nam đang bị “thắt ở khúc giữa”.
Hiện Việt Nam có đầu tư cho trồng bông và kéo sợi, nhưng 65-70% sản lượng sợi phải xuất khẩu ở dạng thô cho nước ngoài để nhuộm hoàn tất.
Tương tự với sản phẩm vải, Việt Nam cũng có dệt vải nhưng chỉ là vải “mộc”, để sử dụng được các loại vải này buộc phải có khâu xử lý. Trên thực tế, nhuộm và hoàn tất sợi, vải đòi hỏi công nghệ rất cao, vốn đầu tư lớn.
Vì vậy, “chúng ta buộc phải chọn cách xuất khẩu các sản phẩm này dưới dạng thô rồi nhập khẩu về các sản phẩm đã hoàn chỉnh, nhưng giá thành thì bị đội lên khá nhiều”, bà Dung nói.
Trong khi đó, tại các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký với các đối tác như Nhật Bản thì vấn đề xuất xứ của nguyên liệu vải rất quan trọng. Nếu điều này không được quan tâm đúng mức thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được lợi thế để mở rộng thị trường từ các hiệp định.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, giá trị gia tăng mà dệt may thực sự mang lại còn rất khiêm tốn so với những gì toàn ngành có thể tạo ra.
Mặc dù vậy, theo bà Dung, ngành dệt may nước ta cũng nên tận dụng các cơ hội từ toàn cầu hoá chứ không nên đầu tư để sản xuất ra tất cả các nguyên liệu, nếu khả năng cạnh tranh là không cao.
Thiếu lao động
Gần đây, mức lương bình quân của công nhân ngành dệt may tại các tỉnh phía Bắc đã được nâng lên 2-2,5 triệu đồng/tháng. Nhưng do giá cả tiêu dùng liên tục tăng cao đã khiến cho không ít người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Theo thống kê của Vitas, thời gian qua vẫn có trên 10% lao động của ngành đã chuyển sang làm những công việc khác.
Bà Phạm Thị Liễu, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh MSA-Hapro cho rằng làm trong các nhà máy xí nghiệp, người lao động được đóng bảo hiểm và được hưởng các chế độ chính sách khác, nhưng do đa phần là lao động trẻ, nên họ không nhìn thấy những điều này. Trong khi với các công việc khác như chạy chợ, làm người giúp việc…, hàng tháng họ vẫn có thể kiếm được khoản tiền tương đương.
Còn bà Trần Hoài Thu, Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May HBA - đơn vị có xưởng sản xuất đặt tại Kiến An, Hải Phòng thì than thở, hiện nay khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp không phải là đơn hàng, cũng không phải mức giá đã ký với đối tác mà vẫn là thiếu hụt nhân công.
Giải quyết vấn đề này, công ty buộc phải về các địa phương như Thanh Hoá, Hà Giang… tuyển cả những người chưa có tay nghề để đào tạo.
Di dời
Trước thực trạng trên, theo khuyến cáo của Vitas, các doanh nghiệp nên di dời nhà xưởng về các địa phương để tận dụng được nguồn nhân công tại chỗ. Điều này cũng phù hợp với chủ chương di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tuy nhiên, khi thực kế hoạch này các doanh nghiệp lại vấp phải rào cản.
“Cách đây vài năm khi các tỉnh mới có khu công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI thì “trải thảm đỏ” đối với các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may. Nhưng hiện nay điều này đã không còn nữa. Thậm chí, nhiều địa phương còn không mặn mà với các dự án dệt, nhuộm vải do lo ngại về vấn đề xử lý nước thải”, bà Dung cho hay.
Bên cạnh đó, theo bà Dung, công tác quy hoạch để di dời các nhà máy ra ngoại thành, về các địa phương cũng cần có sự tính toán cẩn thận vì hiện nay tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, nếu không làm tốt có nhà máy sau một thời gian di dời còn chưa hết khấu hao nhà xưởng đã lại phải tiếp tục dịch chuyển. Như vậy, không những chi phí của doanh nghiệp bị đội lên, mà mỗi khi thay đổi địa điểm lại phải đối mặt với bài toán về nhân sự.
Thêm vào đó, “hiện không ít nhà máy thuộc diện phải di dời nhưng do chưa nhận được sự hỗ trợ về kinh phí, cơ chế từ các cơ quan chức năng nên gặp khá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm phù hợp, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm chừng, thậm chí có thể dùng từ “lay lắt”, bà Dung nói.