Bãi bỏ quy hoạch chỉ 150 doanh nghiệp mới được xuất khẩu gạo
Trước đây nhiều doanh nghiệp bày tỏ họ không được kinh doanh xuất khẩu gạo trên chính quê hương của mình
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh và Xuất khẩu gạo - điều đang bị phàn nàn là gây khó cho doanh nghiệp.
Cùng với việc cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính hồi đầu tháng 12, bãi bỏ Thông tư 37 đối với lĩnh vực dệt may, ra mắt cổng dịch vụ công trực tuyến, sửa đổi Thông tư 07... việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo một lần nữa thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với cam kết “ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính”.
Theo Quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT như quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo đã được chính thức bãi bỏ.
Theo Bộ Công Thương, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm loại bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, đảm bảo tính minh bạch của thể chế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân.
Trong bối cảnh tình hình thị trường xuất khẩu gạo khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc bãi bỏ quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho hay.
Trước đó. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu quan điểm, các quy định điều kiện xuất khẩu gạo theo Quyết định 6139 trong pháp luật hiện tại hoàn toàn không hướng đến hay giúp bảo đảm các mục tiêu công cộng nêu tại Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Chẳng hạn, các điều kiện kinh doanh của hoạt động xuất khẩu gạo chủ yếu liên quan đến quy mô của doanh nghiệp - Thật khó lý giải tại sao để xuất khẩu gạo thì thương nhân phải có những điều kiện về cơ sở vật chất với quy mô tối thiểu như trên? Và quy mô của doanh nghiệp thì giúp gì cho việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực?
VCCI đã đề nghị bỏ “kinh doanh xuất khẩu gạo”, cũng như nhiều điều kiện kinh doanh khác, ra khỏi Danh mục Luật Đầu tư sửa đổi.
Cùng với việc cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính hồi đầu tháng 12, bãi bỏ Thông tư 37 đối với lĩnh vực dệt may, ra mắt cổng dịch vụ công trực tuyến, sửa đổi Thông tư 07... việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo một lần nữa thể hiện quyết tâm của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với cam kết “ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính”.
Theo Quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT như quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo đã được chính thức bãi bỏ.
Theo Bộ Công Thương, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm loại bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, đảm bảo tính minh bạch của thể chế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân.
Trong bối cảnh tình hình thị trường xuất khẩu gạo khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc bãi bỏ quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương cho hay.
Trước đó. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nêu quan điểm, các quy định điều kiện xuất khẩu gạo theo Quyết định 6139 trong pháp luật hiện tại hoàn toàn không hướng đến hay giúp bảo đảm các mục tiêu công cộng nêu tại Điều 7.1 Luật Đầu tư.
Chẳng hạn, các điều kiện kinh doanh của hoạt động xuất khẩu gạo chủ yếu liên quan đến quy mô của doanh nghiệp - Thật khó lý giải tại sao để xuất khẩu gạo thì thương nhân phải có những điều kiện về cơ sở vật chất với quy mô tối thiểu như trên? Và quy mô của doanh nghiệp thì giúp gì cho việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực?
VCCI đã đề nghị bỏ “kinh doanh xuất khẩu gạo”, cũng như nhiều điều kiện kinh doanh khác, ra khỏi Danh mục Luật Đầu tư sửa đổi.