Bàn kế hoạch 2011-2015: Loay hoay chọn trọng tâm
Cái khó của việc tìm trọng tâm cho kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới là bởi tính bất định của kinh tế thế giới
“Tìm điểm đột phá cho 5 năm tới đây rất khó khăn, sẽ đặt ra những mốc gì cụ thể?”
Đó là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh gợi mở tại hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2015 tổ chức sáng 23/11, như một hàm ý hướng các ý kiến thảo luận vào nhiệm vụ này.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, dự thảo “đã có nêu ý đồ, nhưng chưa rõ lắm”. Cho nên, việc lấy ý kiến các nhà tài trợ cho Việt Nam, thảo luận rộng rãi với các địa phương, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu…, đang và sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai mạnh mẽ.
Cái khó của việc tìm trọng tâm cho kế hoạch 5 năm tới, đối với cơ quan xây dựng kế hoạch, là bởi tính bất định của kinh tế thế giới, vốn đang tác động ngày càng lớn đến Việt Nam, khi mà độ mở nền kinh tế đã khoảng 160%, nếu tính tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP.
“Ngồi đây nói tình hình kinh tế thế giới như thế nào trong 5-10 năm tới sẽ rất khó”, ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đơn vị chủ trì triển khai bản dự thảo kể trên, phân trần.
Tuy thế, dự thảo lần này cũng chốt được 5 nhiệm vụ mang tính tổng quát, mà theo ông Bùi Hà, quan trọng nhất là đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững; lấy con người làm chủ thể, mục tiêu cho phát triển; từng bước phát triển lực lượng sản xuất…
Lý do để đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng đầu, theo như trình bày của Vụ trưởng Hà, là do trong giai đoạn vừa qua, kinh tế đã có những dấu hiệu bất ổn. “Các cân đối vĩ mô chủ yếu chưa thật vững chắc, đặc biệt là các cân đối lớn, liên quan đến yếu tố quốc tế như cán cân thương mại quốc tế, cán cân vốn, cán cân thanh toán tổng thể…”, ông Hà khái quát.
Nhưng ngay ở nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên, cơ bản nhất, vẫn đang có những ý kiến trái chiều. Ông Hà dẫn ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nếu không tăng trưởng nhanh sẽ khó đảm bảo ổn định xã hội. “Vì mỗi năm vẫn phải làm sao giải quyết được thêm 1 triệu việc làm mới, rồi cân đối thu chi, đảm bảo cải cách thu nhập cho người lao động…”, ông lập luận.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh nói thêm, một số nước tập trung phát triển những vùng có động lực, có điều kiện, sau đó mới phát triển lan rộng ra các vùng khó khăn, hoặc có những nước chọn phát triển mạnh công nghiệp, sau đó mới quan tâm đến những ngành, lĩnh vực khác. Riêng với Việt Nam, chúng ta chọn cách phát triển nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đồng đều các lĩnh vực để ổn định tình hình xã hội.
Nhưng ngược lại, những chuyên gia được tham vấn tại hội thảo dường như quan tâm hơn đến chất lượng tăng trưởng. Nhiều ý kiến có chung nhận định rằng, trong khi nguồn lực cho phát triển kinh tế còn hạn chế, cơ chế đầu tư hiện nay đang rất dàn trải, kém hiệu quả.
“Tiêu chí như thế nào thì dự án được đầu tư, dường như chúng ta kiểm duyệt có phần dễ dãi. Địa phương trình là bộ duyệt, không có danh sách dự án ưu tiên”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn, ông Triệu Ngọc Liễu, phát biểu.
Chung quan điểm với người đồng cấp, ông Vũ Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang khái quát rằng, tồn tại trong thời gian qua, chất lượng tăng trưởng là vấn đề lớn, cần được mổ xẻ. Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng vậy, cần có cái nhìn khách quan và sâu hơn; chênh lệch giàu nghèo cũng là vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn sắp tới.
Một vài ý kiến khác cũng tham luận rằng, những bất ổn vĩ mô như nhập siêu, bội chi ngân sách… nên được cân nhắc khống chế theo hướng giảm dần để đảm bảo ổn định vĩ mô. Và nhiệm vụ này nên được quan tâm hơn.
Trong khi đó, nhìn từ khía cạnh tiềm lực và khả năng cạnh tranh, có quan điểm cho rằng, nguồn nhân lực là tiềm năng lớn nhất của Việt Nam, cho nên, chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới cần tính đến yếu tố này, như là một giải pháp đột phá cho tăng trưởng kinh tế.
“Hiệu quả cao hơn cả là đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, các công nghệ cao, công nghệ mới vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng việc tuyển dụng lao động đặc biệt khó khăn”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược (Bộ Công Thương), ông Phạm Văn Liêm, nói.
Tổng hợp các ý kiến, Thứ trưởng Cao Viết Sinh giải thích thêm rằng, mô hình phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, hay theo chiều sâu, hay gắn với kinh tế tri thức, trên thế giới chỉ có giá trị trong giới nghiên cứu, còn cơ quan điều hành không đặt nặng.
“Kế hoạch đưa ra phải thiết thực cho người dân, để mọi doanh nghiệp hưởng ứng, ấy mới là quan trọng nhất”, ông Sinh chốt lại.
Đó là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh gợi mở tại hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2015 tổ chức sáng 23/11, như một hàm ý hướng các ý kiến thảo luận vào nhiệm vụ này.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, dự thảo “đã có nêu ý đồ, nhưng chưa rõ lắm”. Cho nên, việc lấy ý kiến các nhà tài trợ cho Việt Nam, thảo luận rộng rãi với các địa phương, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu…, đang và sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai mạnh mẽ.
Cái khó của việc tìm trọng tâm cho kế hoạch 5 năm tới, đối với cơ quan xây dựng kế hoạch, là bởi tính bất định của kinh tế thế giới, vốn đang tác động ngày càng lớn đến Việt Nam, khi mà độ mở nền kinh tế đã khoảng 160%, nếu tính tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP.
“Ngồi đây nói tình hình kinh tế thế giới như thế nào trong 5-10 năm tới sẽ rất khó”, ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đơn vị chủ trì triển khai bản dự thảo kể trên, phân trần.
Tuy thế, dự thảo lần này cũng chốt được 5 nhiệm vụ mang tính tổng quát, mà theo ông Bùi Hà, quan trọng nhất là đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững; lấy con người làm chủ thể, mục tiêu cho phát triển; từng bước phát triển lực lượng sản xuất…
Lý do để đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng đầu, theo như trình bày của Vụ trưởng Hà, là do trong giai đoạn vừa qua, kinh tế đã có những dấu hiệu bất ổn. “Các cân đối vĩ mô chủ yếu chưa thật vững chắc, đặc biệt là các cân đối lớn, liên quan đến yếu tố quốc tế như cán cân thương mại quốc tế, cán cân vốn, cán cân thanh toán tổng thể…”, ông Hà khái quát.
Nhưng ngay ở nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên, cơ bản nhất, vẫn đang có những ý kiến trái chiều. Ông Hà dẫn ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho rằng, nếu không tăng trưởng nhanh sẽ khó đảm bảo ổn định xã hội. “Vì mỗi năm vẫn phải làm sao giải quyết được thêm 1 triệu việc làm mới, rồi cân đối thu chi, đảm bảo cải cách thu nhập cho người lao động…”, ông lập luận.
Thứ trưởng Cao Viết Sinh nói thêm, một số nước tập trung phát triển những vùng có động lực, có điều kiện, sau đó mới phát triển lan rộng ra các vùng khó khăn, hoặc có những nước chọn phát triển mạnh công nghiệp, sau đó mới quan tâm đến những ngành, lĩnh vực khác. Riêng với Việt Nam, chúng ta chọn cách phát triển nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đồng đều các lĩnh vực để ổn định tình hình xã hội.
Nhưng ngược lại, những chuyên gia được tham vấn tại hội thảo dường như quan tâm hơn đến chất lượng tăng trưởng. Nhiều ý kiến có chung nhận định rằng, trong khi nguồn lực cho phát triển kinh tế còn hạn chế, cơ chế đầu tư hiện nay đang rất dàn trải, kém hiệu quả.
“Tiêu chí như thế nào thì dự án được đầu tư, dường như chúng ta kiểm duyệt có phần dễ dãi. Địa phương trình là bộ duyệt, không có danh sách dự án ưu tiên”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn, ông Triệu Ngọc Liễu, phát biểu.
Chung quan điểm với người đồng cấp, ông Vũ Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang khái quát rằng, tồn tại trong thời gian qua, chất lượng tăng trưởng là vấn đề lớn, cần được mổ xẻ. Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng vậy, cần có cái nhìn khách quan và sâu hơn; chênh lệch giàu nghèo cũng là vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn sắp tới.
Một vài ý kiến khác cũng tham luận rằng, những bất ổn vĩ mô như nhập siêu, bội chi ngân sách… nên được cân nhắc khống chế theo hướng giảm dần để đảm bảo ổn định vĩ mô. Và nhiệm vụ này nên được quan tâm hơn.
Trong khi đó, nhìn từ khía cạnh tiềm lực và khả năng cạnh tranh, có quan điểm cho rằng, nguồn nhân lực là tiềm năng lớn nhất của Việt Nam, cho nên, chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới cần tính đến yếu tố này, như là một giải pháp đột phá cho tăng trưởng kinh tế.
“Hiệu quả cao hơn cả là đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, các công nghệ cao, công nghệ mới vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng việc tuyển dụng lao động đặc biệt khó khăn”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược (Bộ Công Thương), ông Phạm Văn Liêm, nói.
Tổng hợp các ý kiến, Thứ trưởng Cao Viết Sinh giải thích thêm rằng, mô hình phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, hay theo chiều sâu, hay gắn với kinh tế tri thức, trên thế giới chỉ có giá trị trong giới nghiên cứu, còn cơ quan điều hành không đặt nặng.
“Kế hoạch đưa ra phải thiết thực cho người dân, để mọi doanh nghiệp hưởng ứng, ấy mới là quan trọng nhất”, ông Sinh chốt lại.