Bàn về đức và tài của đại biểu Quốc hội
"Tỷ lệ đại biểu Quốc hội phát biểu rất ít, có đến trên 1/3 đại biểu Quốc hội “kín tiếng” ở hội trường"
Việt Nam sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XII vào tháng 5 tới. Chúng tôi vừa có cuộc phỏng vấn với ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội về vấn đề nâng cao năng lực của các đại biểu.
Thưa ông, tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII tháng 5/2007, một lần nữa nhân dân ta lại có dịp lựa chọn những người có đức, có tài vào cơ quan lập pháp Nhà nước. Ông quan niệm thế nào là người có đức, có tài?
Tôi quan niệm người có đức, có tài trước hết phải là người có kiến thức, có năng lực, nhưng phải đem kiến thức và năng lực ra làm việc có lợi cho dân, cho nước.
Chúng ta đã biết, Quốc hội có 3 chức năng rất quan trọng. Đó là làm luật, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, thực hiện quyền kiểm soát tối cao các hoạt động của Chính phủ.
Cho nên, đại biểu Quốc hội không chỉ làm nhiệm vụ phản ánh ý kiến của dân, không chỉ vì lợi ích riêng tư cá nhân, lợi ích vùng miền, mà phải vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước.
Như vậy, đại biểu Quốc hội (đại biểu Quốc hội) còn phải đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề của dân?
Nhiều kỳ họp Quốc hội vừa qua, có người thắc mắc về việc chỉ thấy đại biểu Quốc hội chất vấn, mà không đưa ra giải pháp. Tôi nghĩ đặt vấn đề như thế chẳng khác nào đánh đố đại biểu Quốc hội. Bởi vì đại biểu Quốc hội hiểu rõ ý cử tri, nếu biết cách giải quyết thì dân đã làm lấy, việc gì phải phản ánh, đề xuất với đại biểu Quốc hội!
Bởi vậy, đại biểu Quốc hội yêu cầu các cơ quan hành pháp phải làm những việc dân nêu ra, vì Quốc hội đã quyết định thành lập các bộ máy của Chính phủ thì bộ máy đó phải làm những việc mà đại biểu Quốc hội đưa ra.
Cần phải biết thay thế những người không làm được việc, những người không hoàn thành nhiệm vụ. Lâu nay, chúng ta mới nặng về thay thế những người tham nhũng, mà bỏ qua không ít người yếu năng lực và vô trách nhiệm.
Muốn nắm bắt và hiểu đúng ý chí của dân, đại biểu Quốc hội cần quan hệ với cử tri như thế nào? Đây là bức xúc lớn, vì vẫn tồn tại kiểu tiếp xúc cử tri xuân thu nhị kỳ, và lại chỉ tiếp xúc với đại diện cử tri đã được chọn lọc?
Luật đã ghi, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã yêu cầu đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc cử tri, bất cứ ai, bất cứ lúc nào, đại biểu Quốc hội nên có email để cử tri dễ tiếp cận.
Phải thường xuyên tiếp xúc cử tri thì đại biểu Quốc hội mới có được nhiều thông tin. Dựa vào tài đức cần phải có của mình, đại biểu Quốc hội sẽ khái quát thành những vấn đề quan trọng của dân.
Chỉ có như thế, đại biểu Quốc hội mới nắm được, mới đại diện ý chí của dân. Ví dụ, nếu ở tỉnh, thành phố nào dân cũng kêu oan, thì đại biểu Quốc hội không được xem thường, vì đó đã là vấn đề phổ biến trong xã hội.
Thưa ông, tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII tháng 5/2007, một lần nữa nhân dân ta lại có dịp lựa chọn những người có đức, có tài vào cơ quan lập pháp Nhà nước. Ông quan niệm thế nào là người có đức, có tài?
Tôi quan niệm người có đức, có tài trước hết phải là người có kiến thức, có năng lực, nhưng phải đem kiến thức và năng lực ra làm việc có lợi cho dân, cho nước.
Chúng ta đã biết, Quốc hội có 3 chức năng rất quan trọng. Đó là làm luật, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, thực hiện quyền kiểm soát tối cao các hoạt động của Chính phủ.
Cho nên, đại biểu Quốc hội không chỉ làm nhiệm vụ phản ánh ý kiến của dân, không chỉ vì lợi ích riêng tư cá nhân, lợi ích vùng miền, mà phải vì lợi ích chung của dân tộc, của đất nước.
Như vậy, đại biểu Quốc hội (đại biểu Quốc hội) còn phải đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề của dân?
Nhiều kỳ họp Quốc hội vừa qua, có người thắc mắc về việc chỉ thấy đại biểu Quốc hội chất vấn, mà không đưa ra giải pháp. Tôi nghĩ đặt vấn đề như thế chẳng khác nào đánh đố đại biểu Quốc hội. Bởi vì đại biểu Quốc hội hiểu rõ ý cử tri, nếu biết cách giải quyết thì dân đã làm lấy, việc gì phải phản ánh, đề xuất với đại biểu Quốc hội!
Bởi vậy, đại biểu Quốc hội yêu cầu các cơ quan hành pháp phải làm những việc dân nêu ra, vì Quốc hội đã quyết định thành lập các bộ máy của Chính phủ thì bộ máy đó phải làm những việc mà đại biểu Quốc hội đưa ra.
Cần phải biết thay thế những người không làm được việc, những người không hoàn thành nhiệm vụ. Lâu nay, chúng ta mới nặng về thay thế những người tham nhũng, mà bỏ qua không ít người yếu năng lực và vô trách nhiệm.
Muốn nắm bắt và hiểu đúng ý chí của dân, đại biểu Quốc hội cần quan hệ với cử tri như thế nào? Đây là bức xúc lớn, vì vẫn tồn tại kiểu tiếp xúc cử tri xuân thu nhị kỳ, và lại chỉ tiếp xúc với đại diện cử tri đã được chọn lọc?
Luật đã ghi, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã yêu cầu đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc cử tri, bất cứ ai, bất cứ lúc nào, đại biểu Quốc hội nên có email để cử tri dễ tiếp cận.
Phải thường xuyên tiếp xúc cử tri thì đại biểu Quốc hội mới có được nhiều thông tin. Dựa vào tài đức cần phải có của mình, đại biểu Quốc hội sẽ khái quát thành những vấn đề quan trọng của dân.
Chỉ có như thế, đại biểu Quốc hội mới nắm được, mới đại diện ý chí của dân. Ví dụ, nếu ở tỉnh, thành phố nào dân cũng kêu oan, thì đại biểu Quốc hội không được xem thường, vì đó đã là vấn đề phổ biến trong xã hội.