Bạo động ác liệt tàn phá Kyrgyzstan
Hàng nghìn người biểu tình đã tràn vào dinh Tổng thống, đốt cháy trụ sở Viện công tố và đánh chiếm đài truyền hình
Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, khi hàng nghìn người ủng hộ phe đối lập tràn vào dinh Tổng thống, chiếm giữ tòa nhà Quốc hội, đốt cháy trụ sở của Viện công tố và đánh chiếm đài truyền hình trung ương.
Bất chấp lực lượng an ninh nhiều lần dùng hơi cay để giải tán, đám đông vẫn tràn lên, cướp xe thiết giáp của cảnh sát để lao thẳng vào dinh Tổng thống. Hãng tin AP dẫn nguồn tin Chính phủ Kyrgyzstan cho hay, ít nhất 17 người đã chết và khoảng 180 người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa phe biểu tình và lực lượng an ninh.
Vụ bạo loạn đã phá vỡ cảnh yên bình vốn có của quốc gia Trung Á này. Theo Bộ Nội vụ Kyrgyzstan, những người biểu tình đã đánh trọng thương Bộ trưởng Nội vụ Moldomus Kongantiyev và bắt Phó Thủ tướng Akylbek Zhaparov làm con tin.
Tuy nhiên, một người thuộc phe đối lập, Shamil Murat, lại nói với AP rằng, Bộ trưởng Nội vụ Kongantiyev đã bị một đám đông đánh tới chết ở Talas, nơi nổ ra các cuộc biểu tình đầu tiên phản đối Tổng thống Kourmanbek Bakiev. Còn theo mạng Fergana.ru thì ông Kongatiyev chỉ bị thương nặng.
Theo AP, bạo động đã xảy ra sau khi cảnh sát chốt tại các tòa nhà thuộc chính phủ ở Bishkek nổ súng để đẩy lùi đám đông. Lực lượng biểu tình đã bao vây và đánh phá tòa nhà của đài truyền hình trung ương, rồi tràn qua Bộ Nội vụ, trước khi đổi hướng tấn công vào một tòa nhà của lực lượng an ninh gần đó.
Lãnh đạo đảng đối lập chính Ata-Meken tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia rằng, ông ta đang đàm phán với Tổng thống và yêu cầu ông Bakiev phải từ chức. Hiện chưa có quan chức nào thuộc Chính phủ Kyrgyzstan đưa ra bình luận về tuyên bố trên.
Trước đó, hôm 6/4, khoảng 1.000 người đã bao vây trụ sở chính quyền tỉnh Talas. Nhiều người còn xông vào bên trong tòa nhà để bắt Tỉnh trưởng Bolotbek Beishenbekov làm con tin. Theo một số nguồn tin, người biểu tình đã phản đối hành động tăng thuế các mặt hàng thiết thực và đòi ông Beishenbekov phải từ chức.
Các cuộc bạo động này diễn ra một ngày sau khi phe đối lập kêu gọi biểu tình trên toàn quốc phản đối chính sách của Tổng thống Bakiev.
Từ nhiều tháng qua, lực lượng đối lập đã tổ chức nhiều đợt biểu tình phản đối Chính phủ của ông Bakiev. Theo giới quan sát, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Kyrgyzstan là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng chính trị ở quốc gia này.
Bất chấp lực lượng an ninh nhiều lần dùng hơi cay để giải tán, đám đông vẫn tràn lên, cướp xe thiết giáp của cảnh sát để lao thẳng vào dinh Tổng thống. Hãng tin AP dẫn nguồn tin Chính phủ Kyrgyzstan cho hay, ít nhất 17 người đã chết và khoảng 180 người khác bị thương trong các vụ đụng độ giữa phe biểu tình và lực lượng an ninh.
Vụ bạo loạn đã phá vỡ cảnh yên bình vốn có của quốc gia Trung Á này. Theo Bộ Nội vụ Kyrgyzstan, những người biểu tình đã đánh trọng thương Bộ trưởng Nội vụ Moldomus Kongantiyev và bắt Phó Thủ tướng Akylbek Zhaparov làm con tin.
Tuy nhiên, một người thuộc phe đối lập, Shamil Murat, lại nói với AP rằng, Bộ trưởng Nội vụ Kongantiyev đã bị một đám đông đánh tới chết ở Talas, nơi nổ ra các cuộc biểu tình đầu tiên phản đối Tổng thống Kourmanbek Bakiev. Còn theo mạng Fergana.ru thì ông Kongatiyev chỉ bị thương nặng.
Theo AP, bạo động đã xảy ra sau khi cảnh sát chốt tại các tòa nhà thuộc chính phủ ở Bishkek nổ súng để đẩy lùi đám đông. Lực lượng biểu tình đã bao vây và đánh phá tòa nhà của đài truyền hình trung ương, rồi tràn qua Bộ Nội vụ, trước khi đổi hướng tấn công vào một tòa nhà của lực lượng an ninh gần đó.
Lãnh đạo đảng đối lập chính Ata-Meken tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia rằng, ông ta đang đàm phán với Tổng thống và yêu cầu ông Bakiev phải từ chức. Hiện chưa có quan chức nào thuộc Chính phủ Kyrgyzstan đưa ra bình luận về tuyên bố trên.
Trước đó, hôm 6/4, khoảng 1.000 người đã bao vây trụ sở chính quyền tỉnh Talas. Nhiều người còn xông vào bên trong tòa nhà để bắt Tỉnh trưởng Bolotbek Beishenbekov làm con tin. Theo một số nguồn tin, người biểu tình đã phản đối hành động tăng thuế các mặt hàng thiết thực và đòi ông Beishenbekov phải từ chức.
Các cuộc bạo động này diễn ra một ngày sau khi phe đối lập kêu gọi biểu tình trên toàn quốc phản đối chính sách của Tổng thống Bakiev.
Từ nhiều tháng qua, lực lượng đối lập đã tổ chức nhiều đợt biểu tình phản đối Chính phủ của ông Bakiev. Theo giới quan sát, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Kyrgyzstan là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng chính trị ở quốc gia này.