Bảo hành “quá tam ba bận” sẽ được đổi sản phẩm mới
Sản phẩm sau 3 lần bảo hành vẫn không khắc phục được lỗi, người mua sẽ được đổi sản phẩm mới
Sản phẩm sau 3 lần bảo hành vẫn không khắc phục được lỗi, người mua sẽ được đổi sản phẩm mới.
Đó là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Đây là lần thứ 4, dự thảo luật trên được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện.
Theo đó, tại điều 16 quy định về trách nhiệm bảo hành của thương nhân, dự thảo nêu rõ: thương nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa do mình cung cấp theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Khi thực hiện nghĩa vụ bảo hành, thương nhân phải có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành.
Thời gian thực hiện bảo hành không được tính vào thời hạn bảo hành. Trong trường hợp thương nhân thay thế linh kiện hoặc đổi sản phẩm mới cho người tiêu dùng thì thời hạn bảo hành của linh kiện hoặc sản phẩm đó sẽ được tính lại từ đầu.
Đặc biệt, trong thời gian thực hiện bảo hành, thương nhân có nghĩa vụ cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa tương tự để người tiêu dùng sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận.
Dự thảo cũng quy định, khi hết thời gian thực hiện bảo hành, thương nhân không sửa chữa hoặc khắc phục được khuyết tật thì phải đổi hàng hóa, linh kiện mới tương tự cho người tiêu dùng hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Trường hợp thương nhân đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện quá ba lần trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được khuyết tật cũng phải đổi hàng hóa, linh kiện mới tương tự cho người tiêu dùng hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, thương nhân còn phải chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển hàng hóa, linh kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.
Trường hợp thương nhân ủy quyền cho thương nhân khác thực hiện việc bảo hành thì thương nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Đó là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Đây là lần thứ 4, dự thảo luật trên được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức lấy ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện.
Theo đó, tại điều 16 quy định về trách nhiệm bảo hành của thương nhân, dự thảo nêu rõ: thương nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa do mình cung cấp theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Khi thực hiện nghĩa vụ bảo hành, thương nhân phải có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành.
Thời gian thực hiện bảo hành không được tính vào thời hạn bảo hành. Trong trường hợp thương nhân thay thế linh kiện hoặc đổi sản phẩm mới cho người tiêu dùng thì thời hạn bảo hành của linh kiện hoặc sản phẩm đó sẽ được tính lại từ đầu.
Đặc biệt, trong thời gian thực hiện bảo hành, thương nhân có nghĩa vụ cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa tương tự để người tiêu dùng sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận.
Dự thảo cũng quy định, khi hết thời gian thực hiện bảo hành, thương nhân không sửa chữa hoặc khắc phục được khuyết tật thì phải đổi hàng hóa, linh kiện mới tương tự cho người tiêu dùng hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Trường hợp thương nhân đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện quá ba lần trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được khuyết tật cũng phải đổi hàng hóa, linh kiện mới tương tự cho người tiêu dùng hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, thương nhân còn phải chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển hàng hóa, linh kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng.
Trường hợp thương nhân ủy quyền cho thương nhân khác thực hiện việc bảo hành thì thương nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.