Bảo hiểm tiền gửi: Chỉ cá nhân và tiền Việt!
Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi dự kiến sẽ được thông qua với nhiều nội dung đã “đóng khung” sau lần cho ý kiến cuối cùng
Với đa số ý kiến tán thành, dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi dự kiến sẽ sớm được thông qua với nhiều nội dung gần như đã “đóng khung” sau lần cho ý kiến cuối cùng vào chiều 23/5.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất được một số nội dung quan trọng mà trước đó còn có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo luật nói trên.
Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, sau khi cho ý kiến ở kỳ họp thứ 2, vấn đề “loại tiền gửi được bảo hiểm” nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất; trong đó loại ý kiến thứ nhất, đa sô nhất trí với quy định của dự thảo luật, chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Một số ý kiến khác đề nghị xem xét việc bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý (vàng…) vì nhà nước đang khuyến khích kiều hối và thu hút tiền gửi bằng ngoại tệ.
Sau khi xem xét, phân tích, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chính sách quản lý ngoại hối Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ sử dụng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc là người dân được phép mua ngoại tệ khi có nhu cầu hợp pháp và phải bán cho ngân hàng khi không có nhu cầu sử dụng, kể cả người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập hoặc đi du lịch tại Việt Nam cũng phải thực hiện nguyên tắc này.
Tuy nhiên, Việt Nam tôn trọng quyền sở hữu về ngoại tệ và vàng của người dân, để thu hút nguồn vốn này trong dân, Nhà nước đã cho phép người dân được gửi ngoại tệ và vàng tại ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích người dân bán lại ngoại tệ cho ngân hàng mà không tích trữ ngoại tệ. Bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ và kim loại quý có thể tạo ra cách hiểu không chính xác là Nhà nước khuyến khích việc tích trữ ngoại tệ và kim loại quý, điều này sẽ không nhất quán với chính sách quản lý ngoại hối.
Hơn nữa, theo ủy ban này, việc người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay kim loại quý là một hình thức tự phòng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ. Việc bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý sẽ tạo tâm lý thiếu tin tưởng vào sự ổn định của giá trị đồng tiền, có thể gây xáo trộn thị trường tiền tệ, khó kiểm soát hiệu quả quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Để huy động vàng thuộc sở hữu của người dân đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, Chính phủ cần có đề án huy động và sử dụng phù hợp.
Trước thực tế đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất theo loại ý kiến thứ nhất, chỉ bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam được quy định như trong dự thảo Luật trình Quốc hội.
Liên quan đến đối tượng được bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hiện vẫn có hai luồng ý kiến khác nhau, bao gồm chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân. Một số ý khiến khác đề nghị mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là, đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, việc quản lý tài chính phải tuân theo các quy định của các cơ quan, tổ chức và đối với doanh nghiệp cũng được quản lý chặt chẽ theo quản trị doanh nghiệp, theo quy chế nội bộ và văn bản pháp quy hiện hành.
Do vậy, các tổ chức này không để nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi tại quỹ hoặc sử dụng vào việc khác không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất theo loại ý kiến thứ nhất, chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân được quy định như trong dự thảo luật trình Quốc hội.
Trong phần thảo luận sau đó, các quan điểm khác nhau về hai nội dung trên vẫn được các đại biểu đưa ra với nhiều dẫn chứng cho ý kiến của mình.
Tuy nhiên, sau khi tổng hợp 20 ý kiến đăng ký phát biểu, Phó chỉ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với nội dung đối tượng bảo hiểm tiền gửi, đa số tán thành như phương án của Ủy ban Thường vụ đề nghị nêu trên, tức là chỉ có cá nhân người gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi.
Với nội dung loại bảo hiểm tiền gửi, Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi thảo luận, đa số vẫn thống nhất chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam để phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, quản lý tiền tệ của chúng ta trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền đồng Việt Nam.
Cũng có ý kiến đề nghị, có thể có bước đi, ví dụ nếu bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam thì mức phí bảo hiểm sẽ thấp, còn nếu bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ hay vàng thì sẽ áp dụng mức phí cao hơn.
Liên quan đến mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đa số tán thành đề xuất do Thủ tướng Chính phủ thành lập như hiện nay, nhưng phải bổ sung thêm ý “Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu hoạt động của tổ chức này” cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý Nhà nước nhưng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với mức phí và hạn mức chi trả bảo hiểm, đa số đại biểu tán thành giao cho Thủ tướng quyết định, tùy theo điều kiện, thời kỳ cụ thể, không quy định một mức cứng nhắc trong luật.
Dự kiến, dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 18/6.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất được một số nội dung quan trọng mà trước đó còn có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo luật nói trên.
Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, sau khi cho ý kiến ở kỳ họp thứ 2, vấn đề “loại tiền gửi được bảo hiểm” nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất; trong đó loại ý kiến thứ nhất, đa sô nhất trí với quy định của dự thảo luật, chỉ bảo hiểm đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam.
Một số ý kiến khác đề nghị xem xét việc bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý (vàng…) vì nhà nước đang khuyến khích kiều hối và thu hút tiền gửi bằng ngoại tệ.
Sau khi xem xét, phân tích, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chính sách quản lý ngoại hối Việt Nam thống nhất quản lý, chỉ sử dụng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc là người dân được phép mua ngoại tệ khi có nhu cầu hợp pháp và phải bán cho ngân hàng khi không có nhu cầu sử dụng, kể cả người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập hoặc đi du lịch tại Việt Nam cũng phải thực hiện nguyên tắc này.
Tuy nhiên, Việt Nam tôn trọng quyền sở hữu về ngoại tệ và vàng của người dân, để thu hút nguồn vốn này trong dân, Nhà nước đã cho phép người dân được gửi ngoại tệ và vàng tại ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích người dân bán lại ngoại tệ cho ngân hàng mà không tích trữ ngoại tệ. Bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ và kim loại quý có thể tạo ra cách hiểu không chính xác là Nhà nước khuyến khích việc tích trữ ngoại tệ và kim loại quý, điều này sẽ không nhất quán với chính sách quản lý ngoại hối.
Hơn nữa, theo ủy ban này, việc người dân quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng ngoại tệ hay kim loại quý là một hình thức tự phòng ngừa rủi ro do lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ. Việc bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ và kim loại quý sẽ tạo tâm lý thiếu tin tưởng vào sự ổn định của giá trị đồng tiền, có thể gây xáo trộn thị trường tiền tệ, khó kiểm soát hiệu quả quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Để huy động vàng thuộc sở hữu của người dân đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, Chính phủ cần có đề án huy động và sử dụng phù hợp.
Trước thực tế đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất theo loại ý kiến thứ nhất, chỉ bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam được quy định như trong dự thảo Luật trình Quốc hội.
Liên quan đến đối tượng được bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hiện vẫn có hai luồng ý kiến khác nhau, bao gồm chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân. Một số ý khiến khác đề nghị mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm thu hút vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là, đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, việc quản lý tài chính phải tuân theo các quy định của các cơ quan, tổ chức và đối với doanh nghiệp cũng được quản lý chặt chẽ theo quản trị doanh nghiệp, theo quy chế nội bộ và văn bản pháp quy hiện hành.
Do vậy, các tổ chức này không để nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi tại quỹ hoặc sử dụng vào việc khác không phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất theo loại ý kiến thứ nhất, chỉ bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân được quy định như trong dự thảo luật trình Quốc hội.
Trong phần thảo luận sau đó, các quan điểm khác nhau về hai nội dung trên vẫn được các đại biểu đưa ra với nhiều dẫn chứng cho ý kiến của mình.
Tuy nhiên, sau khi tổng hợp 20 ý kiến đăng ký phát biểu, Phó chỉ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, với nội dung đối tượng bảo hiểm tiền gửi, đa số tán thành như phương án của Ủy ban Thường vụ đề nghị nêu trên, tức là chỉ có cá nhân người gửi tiền được bảo hiểm tiền gửi.
Với nội dung loại bảo hiểm tiền gửi, Phó chủ tịch Quốc hội cho biết, sau khi thảo luận, đa số vẫn thống nhất chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam để phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, quản lý tiền tệ của chúng ta trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng tiền đồng Việt Nam.
Cũng có ý kiến đề nghị, có thể có bước đi, ví dụ nếu bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam thì mức phí bảo hiểm sẽ thấp, còn nếu bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ hay vàng thì sẽ áp dụng mức phí cao hơn.
Liên quan đến mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đa số tán thành đề xuất do Thủ tướng Chính phủ thành lập như hiện nay, nhưng phải bổ sung thêm ý “Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu hoạt động của tổ chức này” cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý Nhà nước nhưng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với mức phí và hạn mức chi trả bảo hiểm, đa số đại biểu tán thành giao cho Thủ tướng quyết định, tùy theo điều kiện, thời kỳ cụ thể, không quy định một mức cứng nhắc trong luật.
Dự kiến, dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 18/6.