Bảo toàn vốn: “Cắt lỗ” cũng là hiệu quả…
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nêu quan điểm về vấn đề tái cấu trúc và bảo toàn vốn tại các doanh nghiệp
Ngày 4/10, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tổ chức hội nghị người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nêu quan điểm về quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, định hướng hoạt động thoái vốn của SCIC trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Hiếu, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là câu chuyện đang được nói nhiều, thu hút sự chú ý của công chúng. Nhưng nên xem đây là câu chuyện của tất cả các doanh nghiệp nói chung.
“Tái cấu trúc là hoạt động tất cả các doanh nghiệp khác cũng cần phải làm, vì đó là quá trình liên tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước. Những vấn đề mà các doanh nghiệp nhà nước mắc phải, có những đặc thù riêng, nhưng không phải các doanh nghiệp ngoài nhà nước không mắc phải”, ông Hiếu nói.
Ông chia sẻ thêm: “Sau cổ phần hóa, chúng tôi vẫn thường nói với nhau là tắm rửa sạch sẽ rồi. Nhưng sau những năm vừa rồi và thực tế ở bất cứ trường hợp nào thì cũng có thể có những phát sinh. Câu chuyện tái cấu trúc tài chính về công nợ, xử lý các nguồn vốn vay, an toàn tài chính, các dự án đầu tư, thoái vốn ở đâu hay đầu tư thêm cái gì thì mọi doanh nghiệp đều phải làm”.
Một vướng mắc điển hình trong quá trình tái cấu trúc mà vị lãnh đạo Bộ Tài chính dẫn ra là hoạt động đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước, sa lầy trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán thời gian qua. Đây cũng là thực tế có tại các khối doanh nghiệp khác. Vấn đề lúc này là phải bảo toàn vốn như thế nào.
“Với doanh nghiệp nhà nước, khái niệm bảo toàn vốn bây giờ phải hiểu thế này: không phải lúc anh mua nó lên hai mấy chấm, giờ phải làm sao phải bán được hai mươi chấm một. Hiểu như vậy thì rất số học. Tôi gợi ý là có trường hợp phải cắt lỗ, phải giảm bớt số lỗ đi cũng là hiệu quả”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Song, ở hoạt động thoái vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp qua hoạt động của SCIC, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu nêu định hướng rằng, trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải bán cho bằng được, mà phải tính đến hiệu quả cao nhất theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch. Và giảm tiến độ bán vốn trong tình hình hiện nay là định hướng được đưa ra.
Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, việc thoái vốn phải hết sức thận trọng. “Người đại diện vốn nhà nước phải hết sức chú ý tham vấn với SCIC trước các kế hoạch bán vốn ở những doanh nghiệp này để tránh thất thoát”, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu lưu ý.
Liên quan đến hoạt động thoái vốn, tại hội nghị trên, ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC cho biết, tính đến 30/9/2012, “siêu tổng công ty” này đã bán vốn nhà nước tại 568 doanh nghiệp (trong đó bán toàn bộ vốn nhà nước tại 515 doanh nghiệp, bán một phần tại 53 doanh nghiệp) với giá trị sổ sách trên 1.500 tỷ đồng, thu về trên 3.200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trung bình gấp 2,13 lần so với mệnh giá.
“Việc bán vốn được thực hiện trên cơ sở có hiệu quả, bảo toàn và tăng thặng dư vốn, được cân nhắc lựa chọn doanh nghiệp và thời điểm để bán. SCIC thực hiện thoái vốn nhà nước tại những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ chi phối, mà tập trung vốn đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế”, ông Đạo nói.
Tính đến 30/9/2012, tổng tài sản của SCIC đã tăng trên 9 lần so với năm đi vào hoạt động 2006, từ 5.900 tỷ đồng lên trên 54.000 tỷ đồng, do tăng vốn chủ sở hữu, tập trung thu nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương (đến 30/9/2012 đạt hơn 45.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với số nhận bàn giao tháng 9/2008). Tổng vốn chủ sở hữu hiện đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng gần 7 lần sau 6 năm, do bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận tích lũy qua đầu tư kinh doanh và thặng dư bán vốn.
9 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt trên 2.700 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.
Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu nêu quan điểm về quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, định hướng hoạt động thoái vốn của SCIC trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Hiếu, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là câu chuyện đang được nói nhiều, thu hút sự chú ý của công chúng. Nhưng nên xem đây là câu chuyện của tất cả các doanh nghiệp nói chung.
“Tái cấu trúc là hoạt động tất cả các doanh nghiệp khác cũng cần phải làm, vì đó là quá trình liên tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp nhà nước. Những vấn đề mà các doanh nghiệp nhà nước mắc phải, có những đặc thù riêng, nhưng không phải các doanh nghiệp ngoài nhà nước không mắc phải”, ông Hiếu nói.
Ông chia sẻ thêm: “Sau cổ phần hóa, chúng tôi vẫn thường nói với nhau là tắm rửa sạch sẽ rồi. Nhưng sau những năm vừa rồi và thực tế ở bất cứ trường hợp nào thì cũng có thể có những phát sinh. Câu chuyện tái cấu trúc tài chính về công nợ, xử lý các nguồn vốn vay, an toàn tài chính, các dự án đầu tư, thoái vốn ở đâu hay đầu tư thêm cái gì thì mọi doanh nghiệp đều phải làm”.
Một vướng mắc điển hình trong quá trình tái cấu trúc mà vị lãnh đạo Bộ Tài chính dẫn ra là hoạt động đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước, sa lầy trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán thời gian qua. Đây cũng là thực tế có tại các khối doanh nghiệp khác. Vấn đề lúc này là phải bảo toàn vốn như thế nào.
“Với doanh nghiệp nhà nước, khái niệm bảo toàn vốn bây giờ phải hiểu thế này: không phải lúc anh mua nó lên hai mấy chấm, giờ phải làm sao phải bán được hai mươi chấm một. Hiểu như vậy thì rất số học. Tôi gợi ý là có trường hợp phải cắt lỗ, phải giảm bớt số lỗ đi cũng là hiệu quả”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Song, ở hoạt động thoái vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp qua hoạt động của SCIC, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu nêu định hướng rằng, trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải bán cho bằng được, mà phải tính đến hiệu quả cao nhất theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch. Và giảm tiến độ bán vốn trong tình hình hiện nay là định hướng được đưa ra.
Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, việc thoái vốn phải hết sức thận trọng. “Người đại diện vốn nhà nước phải hết sức chú ý tham vấn với SCIC trước các kế hoạch bán vốn ở những doanh nghiệp này để tránh thất thoát”, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu lưu ý.
Liên quan đến hoạt động thoái vốn, tại hội nghị trên, ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC cho biết, tính đến 30/9/2012, “siêu tổng công ty” này đã bán vốn nhà nước tại 568 doanh nghiệp (trong đó bán toàn bộ vốn nhà nước tại 515 doanh nghiệp, bán một phần tại 53 doanh nghiệp) với giá trị sổ sách trên 1.500 tỷ đồng, thu về trên 3.200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ trung bình gấp 2,13 lần so với mệnh giá.
“Việc bán vốn được thực hiện trên cơ sở có hiệu quả, bảo toàn và tăng thặng dư vốn, được cân nhắc lựa chọn doanh nghiệp và thời điểm để bán. SCIC thực hiện thoái vốn nhà nước tại những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ chi phối, mà tập trung vốn đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế”, ông Đạo nói.
Tính đến 30/9/2012, tổng tài sản của SCIC đã tăng trên 9 lần so với năm đi vào hoạt động 2006, từ 5.900 tỷ đồng lên trên 54.000 tỷ đồng, do tăng vốn chủ sở hữu, tập trung thu nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương (đến 30/9/2012 đạt hơn 45.000 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với số nhận bàn giao tháng 9/2008). Tổng vốn chủ sở hữu hiện đạt trên 25.000 tỷ đồng, tăng gần 7 lần sau 6 năm, do bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận tích lũy qua đầu tư kinh doanh và thặng dư bán vốn.
9 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận sau thuế của SCIC đạt trên 2.700 tỷ đồng, hoàn thành 66% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.