Bất chấp căng thẳng vùng Vịnh, giá dầu lại giảm
Qatar có thể xem việc bị cắt đứt quan hệ ngoại giao là lý do để không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC
Giá dầu thế giới đã nhanh chóng trở lại với xu hướng giảm, do lo ngại rằng căng thẳng chính trị giữa Qatar với các nước Arab láng giềng sẽ cản trở nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Vào ngày 5/6, sau khi có tin Qatar bị 4 nước gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain cắt đứt quan hệ ngoại giao, giá dầu thế giới đã bật tăng.
Tuy nhiên, cú tăng giá này không duy trì được lâu do các nhà đầu tư quay về với mối lo về tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu. Họ cho rằng mâu thuẫn giữa Qatar với các nước láng giềng sẽ đặt ra trở ngại mới cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC với một số nước ngoài khối, trong đó có Nga.
Ngoài ra, giới giao dịch còn nói với hãng tin Reuters rằng việc sản lượng khai thác dầu của Mỹ tăng liên tục cũng là một nguồn sức ép đáng kể đối với giá nhiên liệu này.
Lúc hơn 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đứng ở 49,15 USD/thùng, giảm 0,32 USD/thùng so với đóng cửa phiên ngày 5/6. Mức giá này thấp hơn 8% so với mức giá hôm 25/5 khi OPEC và Nga nhất trí gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu cho tới hết quý 1/2018.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau giảm 0,32 USD/thùng, còn 47,08 USD/thùng, thấp hơn 7,5% so với mức giá hôm 25/5.
Qatar hiện có sản lượng dầu khoảng 600.000 thùng/ngày, vào hàng thấp nhất trong số các nước OPEC. Tuy nhiên, căng thẳng giữa các nước trong khối có thể làm suy yếu thỏa thuận giảm sản lượng - thỏa thuận nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu.
“Một mối rủi ro tiềm tàng cần theo dõi là Qatar có thể xem đây như lý do họ không cần phải tuân thủ mức hạn ngạch sản lượng đã được nhất trí nữa”, nhà môi giới Jameel Ahmad thuộc công ty FXTM nói.
Và dù Qatar chỉ là một thành viên nhỏ trong OPEC, một khi nước này không tuân thủ hạn ngạch, thì các nước khác trong khối sẽ lấy đó làm cớ để ngừng việc hạn chế khai thác dầu.
Điều đáng nói là nỗi lo này nổi lên giữa lúc nguồn cung dầu từ các khu vực khác đang dồi dào, nhất là ở Mỹ.
So với thời điểm giữa năm 2016, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 10%, đạt mức 9,34 triệu thùng/ngày. Với mức sản lượng như vậy, Mỹ đang tiến rất gần Nga và Saudi Arabia, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
“Sản lượng dầu không ngừng tăng ở Mỹ có vẻ như đã khiến thị trường lo ngại rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa”, nhà phân tích William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities nhận định.
Vào ngày 5/6, sau khi có tin Qatar bị 4 nước gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain cắt đứt quan hệ ngoại giao, giá dầu thế giới đã bật tăng.
Tuy nhiên, cú tăng giá này không duy trì được lâu do các nhà đầu tư quay về với mối lo về tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu. Họ cho rằng mâu thuẫn giữa Qatar với các nước láng giềng sẽ đặt ra trở ngại mới cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC với một số nước ngoài khối, trong đó có Nga.
Ngoài ra, giới giao dịch còn nói với hãng tin Reuters rằng việc sản lượng khai thác dầu của Mỹ tăng liên tục cũng là một nguồn sức ép đáng kể đối với giá nhiên liệu này.
Lúc hơn 9h sáng nay theo giờ Việt Nam, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đứng ở 49,15 USD/thùng, giảm 0,32 USD/thùng so với đóng cửa phiên ngày 5/6. Mức giá này thấp hơn 8% so với mức giá hôm 25/5 khi OPEC và Nga nhất trí gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu cho tới hết quý 1/2018.
Tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao sau giảm 0,32 USD/thùng, còn 47,08 USD/thùng, thấp hơn 7,5% so với mức giá hôm 25/5.
Qatar hiện có sản lượng dầu khoảng 600.000 thùng/ngày, vào hàng thấp nhất trong số các nước OPEC. Tuy nhiên, căng thẳng giữa các nước trong khối có thể làm suy yếu thỏa thuận giảm sản lượng - thỏa thuận nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu.
“Một mối rủi ro tiềm tàng cần theo dõi là Qatar có thể xem đây như lý do họ không cần phải tuân thủ mức hạn ngạch sản lượng đã được nhất trí nữa”, nhà môi giới Jameel Ahmad thuộc công ty FXTM nói.
Và dù Qatar chỉ là một thành viên nhỏ trong OPEC, một khi nước này không tuân thủ hạn ngạch, thì các nước khác trong khối sẽ lấy đó làm cớ để ngừng việc hạn chế khai thác dầu.
Điều đáng nói là nỗi lo này nổi lên giữa lúc nguồn cung dầu từ các khu vực khác đang dồi dào, nhất là ở Mỹ.
So với thời điểm giữa năm 2016, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 10%, đạt mức 9,34 triệu thùng/ngày. Với mức sản lượng như vậy, Mỹ đang tiến rất gần Nga và Saudi Arabia, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
“Sản lượng dầu không ngừng tăng ở Mỹ có vẻ như đã khiến thị trường lo ngại rằng việc OPEC cắt giảm sản lượng sẽ hoàn toàn bị vô hiệu hóa”, nhà phân tích William O’Loughlin thuộc công ty Rivkin Securities nhận định.