Giá dầu sụt mạnh vì nhà đầu tư mất niềm tin vào OPEC
“Trò chơi con gà và quả trứng giữa OPEC và Nga với thị trường đã trở lại”, một chuyên gia nhận xét
Thị trường dầu lửa thế giới đang hoài nghi cao độ về khả năng thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga có thể đưa tương quan cung-cầu dầu về trạng thái cân bằng. Khả năng xuất hiện một làn sóng nguồn cung dầu mới từ các nhà sản xuất khác đã đẩy giá dầu giảm sâu trong phiên giao dịch ngày thứ Tư.
Theo tin từ CNBC, giới phân tích nói rằng các nhà giao dịch dường như đang gia tăng mạnh số vị thế bán khống dầu. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm, tâm lý bi quan về giá dầu gia tăng khi có tin Libya đã tăng sản lượng dầu lên mức 827.000 thùng/ngày, cao nhất trong 3 năm.
“Trò chơi con gà và quả trứng giữa họ [OPEC và Nga] với thị trường đã trở lại”, ông John Kilduff, chuyên gia thị trường dầu lửa đến từ Again Capital, phát biểu.
Giá dầu WTI giao tháng 7 tại thị trường New York, Mỹ chốt phiên với mức giảm 2,7%, còn 48,32 USD/thùng. Trong phiên, có giá dầu WTI giảm dưới ngưỡng 48 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu Brent có thời điểm lần đầu tiên trong 2 tuần rớt dưới ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng. Kết thúc phiên, giá dầu Brent hạ 3%, còn 50,66 USD/thùng.
Tuần trước, OPEC và Nga cùng một số nước sản xuất dầu lớn khác nhất trí gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày thêm 9 tháng. Tuy nhiên, giá dầu đã sụt 5% ngay sau khi tuyên bố được đưa ra, bởi thị trường vốn kỳ vọng các bên sẽ đi đến quyết định sẽ giảm sản lượng sâu hơn.
Ông Kilduff nói rằng thị trường đã coi cuộc họp vừa rồi của OPEC là một thất bại lớn, đặc biệt là ở việc các bên không đưa ra được hạn chế sản lượng nào đối với Libya, Nigeria và Iran. Mức xuất khẩu dầu của Libya đã đạt trung bình 500.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, so với 300.000 thùng/ngày vào năm ngoái.
Nigeria và Libya thời gian qua đã chứng tỏ là những “nhân tố bất ngờ” trên thị trường dầu lửa bởi giới phân tích không thể đoán chắc hoạt động khai thác dầu của các nước này có thể phục hồi ra sao sau thời gian bị gián đoạn bởi nội chiến.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến cũng là một “kẻ phá bĩnh” đối với thỏa thuận của OPEC và Nga.
Với công nghệ cải tiến, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã đưa sản lượng dầu của họ lên ngưỡng của năm 2015 một cách khá dễ dàng, nhằm tranh thủ mức giá dầu 50 USD/thùng. Trừ phi giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo có thể tái lập kỷ lục vào cuối năm nay, từ mức khoảng 9,3 triệu thùng/ngày hiện nay.
Theo hãng tin Bloomberg, một nguồn cung khác có thể gây sức ép với giá dầu là dầu thô khai thác từ các giếng ở vùng biển sâu.
Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nói rằng việc khai thác dầu ở vùng biển sâu đang trở nên rẻ hơn nhờ các nhà sản xuất tinh giản hoạt động và ưu tiên khoan ở các giếng chính. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần giá dầu 50 USD/thùng là các giếng dầu này có thể hoạt động đến sang năm, từ ngưỡng giá cần có để hòa vốn là 62 USD/thùng vào quý 1 năm nay và mức 75 USD/thùng vào năm 2014.
Theo tin từ CNBC, giới phân tích nói rằng các nhà giao dịch dường như đang gia tăng mạnh số vị thế bán khống dầu. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm, tâm lý bi quan về giá dầu gia tăng khi có tin Libya đã tăng sản lượng dầu lên mức 827.000 thùng/ngày, cao nhất trong 3 năm.
“Trò chơi con gà và quả trứng giữa họ [OPEC và Nga] với thị trường đã trở lại”, ông John Kilduff, chuyên gia thị trường dầu lửa đến từ Again Capital, phát biểu.
Giá dầu WTI giao tháng 7 tại thị trường New York, Mỹ chốt phiên với mức giảm 2,7%, còn 48,32 USD/thùng. Trong phiên, có giá dầu WTI giảm dưới ngưỡng 48 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu Brent có thời điểm lần đầu tiên trong 2 tuần rớt dưới ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng. Kết thúc phiên, giá dầu Brent hạ 3%, còn 50,66 USD/thùng.
Tuần trước, OPEC và Nga cùng một số nước sản xuất dầu lớn khác nhất trí gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày thêm 9 tháng. Tuy nhiên, giá dầu đã sụt 5% ngay sau khi tuyên bố được đưa ra, bởi thị trường vốn kỳ vọng các bên sẽ đi đến quyết định sẽ giảm sản lượng sâu hơn.
Ông Kilduff nói rằng thị trường đã coi cuộc họp vừa rồi của OPEC là một thất bại lớn, đặc biệt là ở việc các bên không đưa ra được hạn chế sản lượng nào đối với Libya, Nigeria và Iran. Mức xuất khẩu dầu của Libya đã đạt trung bình 500.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, so với 300.000 thùng/ngày vào năm ngoái.
Nigeria và Libya thời gian qua đã chứng tỏ là những “nhân tố bất ngờ” trên thị trường dầu lửa bởi giới phân tích không thể đoán chắc hoạt động khai thác dầu của các nước này có thể phục hồi ra sao sau thời gian bị gián đoạn bởi nội chiến.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến cũng là một “kẻ phá bĩnh” đối với thỏa thuận của OPEC và Nga.
Với công nghệ cải tiến, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã đưa sản lượng dầu của họ lên ngưỡng của năm 2015 một cách khá dễ dàng, nhằm tranh thủ mức giá dầu 50 USD/thùng. Trừ phi giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo có thể tái lập kỷ lục vào cuối năm nay, từ mức khoảng 9,3 triệu thùng/ngày hiện nay.
Theo hãng tin Bloomberg, một nguồn cung khác có thể gây sức ép với giá dầu là dầu thô khai thác từ các giếng ở vùng biển sâu.
Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nói rằng việc khai thác dầu ở vùng biển sâu đang trở nên rẻ hơn nhờ các nhà sản xuất tinh giản hoạt động và ưu tiên khoan ở các giếng chính. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần giá dầu 50 USD/thùng là các giếng dầu này có thể hoạt động đến sang năm, từ ngưỡng giá cần có để hòa vốn là 62 USD/thùng vào quý 1 năm nay và mức 75 USD/thùng vào năm 2014.