“Bất đắc dĩ mới phải xuất khẩu thép!”
Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nói về hiện tượng các doanh nghiệp xuất khẩu thép trong thời gian qua
Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, việc xuất khẩu phôi và tái xuất nguyên liệu thép rộ lên vừa qua là hiện tượng không bình thường, song cũng là tình thế bất đắc dĩ với các nhà sản xuất.
“Họ cũng nhận thức được điều này sẽ dẫn tới cạn kiệt nguyên liệu sản xuất vào những tháng tới. Khi đó, thị trường sẽ thiếu thép, nhà sản xuất buộc phải nhập khẩu với giá rất cao và mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ không thực hiện được. Song khi giá thép thành phẩm nội địa thấp, thậm chí có những thời điểm thấp hơn cả giá phôi nhập khẩu, họ buộc phải làm thế.
Cụ thể, sáu tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 380.000 tấn phôi, trong đó 200.000 tấn được tái xuất và 180.000 tấn sản xuất trong nước; khối lượng sắt kiện, cuộn cán nóng mà trong nước chưa sản xuất được phải nhập về cũng bị tái xuất 230.000 tấn... Doanh nghiệp rất cần vốn để sản xuất, USD để nhập khẩu, muốn tái sản xuất họ buộc phải làm thế”, ông Nghi nói.
Ông lấy ví dụ, Nhà máy Thép Đình Vũ do không vay được ngân hàng trả tiền điện, lương công nhân nên họ buộc phải vay tạm bên ngoài lãi suất cao trả lương. Họ thấy bán phôi ra giá cao hơn, có USD ngay, có tiền quay vòng sản xuất.
Giá thép xây dựng hiện đã tăng liên tục và ở mức cao, thậm chí đã lập kỷ lục với hơn 22 triệu đồng/ tấn. Điều đáng nói là cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đều than khổ. Ông đánh giá thế nào về câu chuyện này và liệu các doanh nghiệp con tăng giá nữa không?
Theo thông báo ngày 23/6 của Thủ tướng kết luận về giá một số mặt hàng thiết yếu thì không thấy có mặt hàng thép. Do đó, doanh nghiệp được phép điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý mà không phải xin phép.
Trên thực tế, giá phôi nhập khẩu cao hơn thép thành phẩm trong nước, công nghệ sản xuất lại chưa phải tiên tiến mà đòi hỏi doanh nghiệp bán giá thấp thì không thể được. Không tăng là không hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất đã phải chịu đựng tình trạng này quá lâu rồi.
Là cơ quan đại diện cho doanh nghiệp, Hiệp hội Thép Việt Nam đã làm gì để giúp đỡ thành viên?
Hiệp hội Thép Việt Nam đã có kiến nghị lên Thủ tướng với ba vấn đề chính.
Thứ nhất là Nhà nước không nên kiềm chế giá theo kiểu hành chính, cứng nhắc mà nên để giá thép trong nước tiếp cận giá khu vực. Để giá thấp quá, sẽ sinh chuyện.
Thứ hai, một mặt Chính phủ kiềm chế giá song mặt khác phải phát triển sản xuất cho nên cần phân biệt "làm thật" với "làm giả" mà có cơ chế cho doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng, mua USD một cách bình thường.
Thứ ba, đối với các công trình xây dựng cơ bản, chỉ nên dãn tiến độ, thậm chí ngừng những công trình không cần thiết song phải giải ngân, cho vay các công trình trọng điểm và cả điều chỉnh giá. Đây là thị trường của thép. Nếu công trình cũng mắc lại thì doanh nghiệp "chết".
Vai trò của “ông anh cả” là Tổng công ty Thép Việt Nam trong hoạt động cung ứng hàng và điều phối giá thị trường được thực hiện đến đâu, thưa ông?
Về thị phần theo công suất, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm rất thấp, khoảng 20%, song cũng đã cố gắng đạt 30% thị phần tiêu thụ (hoạt động vượt công suất), các doanh nghiệp liên doanh chiếm 26%, còn lại là các thành phần khác.
Lúc giá thép tăng cao nhất, Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn bán thấp hơn khoảng 2,5 triệu/tấn. Song bán thấp như thế, doanh nghiệp mất, Nhà nước mất, người tiêu dùng không được hưởng mà chỉ là trung gian. Không nắm thị phần chi phối thì không thể điều chỉnh giá, mà chỉ nảy sinh tiêu cực.
Theo ông, có hay không chuyện những chi phí không nằm trong sản xuất bị đẩy về phía người tiêu dùng và nhà sản xuất hưởng lợi quá cao?
Trên thị trường, thép được phân phối theo kiểu mua đứt bán đoạn. Thông thường, mỗi nhà sản xuất có 10-15 nhà phân phối cấp 1, họ bán cho cấp 2, cấp 3... rồi mới ra thị trường. Anh sản xuất cũng có lãi nhưng không được "ăn" mấy. "Ăn" nhất là khâu tiêu thụ.
Việc quy hoạch, chủ động dần nguyên liệu sản xuất thép được thực hiện đến đâu?
Để hoạt động, các nhà sản xuất phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu trong khi hầu như không có các doanh nghiệp phụ trợ cho sản xuất thép.
Lâu nay, các nhà sản xuất thép nội địa mới chỉ dừng lại ở công đoạn gia công nên giá trị gia tăng thấp. Song để xây dựng liên hợp khai thác, sản xuất quặng, phôi để cán thép thì cần vốn lớn, khoảng 5- 7 tỷ USD, lại trong điều kiện nước ta không giàu quặng.
Mỏ quặng lớn nhất là Thạch Khê, Hà Tĩnh, chỉ có trữ lượng khoảng 500 triệu tấn song chỉ khai thác được 350- 370 triệu tấn. Mỏ Bảo Hà, Lào Cai, còn thấp hơn nhiều với 100-120 triệu tấn trữ lượng. Hiện một liên hợp đang được xây dựng.
Việc xây dựng một liên hợp mất khoảng 5 năm nếu các nhà đầu tư làm ăn thực sự. Trước mắt, các nhà sản xuất vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu.
Thép là mặt hàng thiết yếu trong nhiều năm nữa, vậy để bình ổn thị trường, có nên chỉ trông chờ vào tổng công ty Nhà nước?
Tổng công ty Thép Việt Nam đã không đảm nhiệm nổi vai trò can thiệp về giá trên thị trường.
Thị trường thép còn "nóng" trong nhiều năm nữa. Muốn giảm bớt, phải có sự liên kết để chủ động nguồn phôi nguyên liệu, đồng thời phát triển công nghiệp phụ trợ. Những nhà máy hiện tại lạc hậu, chi phí sản xuất cao, phải được từng bước hiện đại hóa và thay thế.
Mấy năm qua, phát triển luyện kim có vẻ mạnh song khá nhiều công nghệ lạc hậu của Trung Quốc bị các nhà đầu tư đẩy sang Việt Nam. Trong khi đó, ở cường quốc thép này, họ có quy định rõ ràng công suất bao nhiêu, tiêu hao nhiên liệu bao nhiêu... thì mới cho làm.
“Họ cũng nhận thức được điều này sẽ dẫn tới cạn kiệt nguyên liệu sản xuất vào những tháng tới. Khi đó, thị trường sẽ thiếu thép, nhà sản xuất buộc phải nhập khẩu với giá rất cao và mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ không thực hiện được. Song khi giá thép thành phẩm nội địa thấp, thậm chí có những thời điểm thấp hơn cả giá phôi nhập khẩu, họ buộc phải làm thế.
Cụ thể, sáu tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 380.000 tấn phôi, trong đó 200.000 tấn được tái xuất và 180.000 tấn sản xuất trong nước; khối lượng sắt kiện, cuộn cán nóng mà trong nước chưa sản xuất được phải nhập về cũng bị tái xuất 230.000 tấn... Doanh nghiệp rất cần vốn để sản xuất, USD để nhập khẩu, muốn tái sản xuất họ buộc phải làm thế”, ông Nghi nói.
Ông lấy ví dụ, Nhà máy Thép Đình Vũ do không vay được ngân hàng trả tiền điện, lương công nhân nên họ buộc phải vay tạm bên ngoài lãi suất cao trả lương. Họ thấy bán phôi ra giá cao hơn, có USD ngay, có tiền quay vòng sản xuất.
Giá thép xây dựng hiện đã tăng liên tục và ở mức cao, thậm chí đã lập kỷ lục với hơn 22 triệu đồng/ tấn. Điều đáng nói là cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp đều than khổ. Ông đánh giá thế nào về câu chuyện này và liệu các doanh nghiệp con tăng giá nữa không?
Theo thông báo ngày 23/6 của Thủ tướng kết luận về giá một số mặt hàng thiết yếu thì không thấy có mặt hàng thép. Do đó, doanh nghiệp được phép điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý mà không phải xin phép.
Trên thực tế, giá phôi nhập khẩu cao hơn thép thành phẩm trong nước, công nghệ sản xuất lại chưa phải tiên tiến mà đòi hỏi doanh nghiệp bán giá thấp thì không thể được. Không tăng là không hợp lý. Các doanh nghiệp sản xuất đã phải chịu đựng tình trạng này quá lâu rồi.
Là cơ quan đại diện cho doanh nghiệp, Hiệp hội Thép Việt Nam đã làm gì để giúp đỡ thành viên?
Hiệp hội Thép Việt Nam đã có kiến nghị lên Thủ tướng với ba vấn đề chính.
Thứ nhất là Nhà nước không nên kiềm chế giá theo kiểu hành chính, cứng nhắc mà nên để giá thép trong nước tiếp cận giá khu vực. Để giá thấp quá, sẽ sinh chuyện.
Thứ hai, một mặt Chính phủ kiềm chế giá song mặt khác phải phát triển sản xuất cho nên cần phân biệt "làm thật" với "làm giả" mà có cơ chế cho doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng, mua USD một cách bình thường.
Thứ ba, đối với các công trình xây dựng cơ bản, chỉ nên dãn tiến độ, thậm chí ngừng những công trình không cần thiết song phải giải ngân, cho vay các công trình trọng điểm và cả điều chỉnh giá. Đây là thị trường của thép. Nếu công trình cũng mắc lại thì doanh nghiệp "chết".
Vai trò của “ông anh cả” là Tổng công ty Thép Việt Nam trong hoạt động cung ứng hàng và điều phối giá thị trường được thực hiện đến đâu, thưa ông?
Về thị phần theo công suất, Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm rất thấp, khoảng 20%, song cũng đã cố gắng đạt 30% thị phần tiêu thụ (hoạt động vượt công suất), các doanh nghiệp liên doanh chiếm 26%, còn lại là các thành phần khác.
Lúc giá thép tăng cao nhất, Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn bán thấp hơn khoảng 2,5 triệu/tấn. Song bán thấp như thế, doanh nghiệp mất, Nhà nước mất, người tiêu dùng không được hưởng mà chỉ là trung gian. Không nắm thị phần chi phối thì không thể điều chỉnh giá, mà chỉ nảy sinh tiêu cực.
Theo ông, có hay không chuyện những chi phí không nằm trong sản xuất bị đẩy về phía người tiêu dùng và nhà sản xuất hưởng lợi quá cao?
Trên thị trường, thép được phân phối theo kiểu mua đứt bán đoạn. Thông thường, mỗi nhà sản xuất có 10-15 nhà phân phối cấp 1, họ bán cho cấp 2, cấp 3... rồi mới ra thị trường. Anh sản xuất cũng có lãi nhưng không được "ăn" mấy. "Ăn" nhất là khâu tiêu thụ.
Việc quy hoạch, chủ động dần nguyên liệu sản xuất thép được thực hiện đến đâu?
Để hoạt động, các nhà sản xuất phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu trong khi hầu như không có các doanh nghiệp phụ trợ cho sản xuất thép.
Lâu nay, các nhà sản xuất thép nội địa mới chỉ dừng lại ở công đoạn gia công nên giá trị gia tăng thấp. Song để xây dựng liên hợp khai thác, sản xuất quặng, phôi để cán thép thì cần vốn lớn, khoảng 5- 7 tỷ USD, lại trong điều kiện nước ta không giàu quặng.
Mỏ quặng lớn nhất là Thạch Khê, Hà Tĩnh, chỉ có trữ lượng khoảng 500 triệu tấn song chỉ khai thác được 350- 370 triệu tấn. Mỏ Bảo Hà, Lào Cai, còn thấp hơn nhiều với 100-120 triệu tấn trữ lượng. Hiện một liên hợp đang được xây dựng.
Việc xây dựng một liên hợp mất khoảng 5 năm nếu các nhà đầu tư làm ăn thực sự. Trước mắt, các nhà sản xuất vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu.
Thép là mặt hàng thiết yếu trong nhiều năm nữa, vậy để bình ổn thị trường, có nên chỉ trông chờ vào tổng công ty Nhà nước?
Tổng công ty Thép Việt Nam đã không đảm nhiệm nổi vai trò can thiệp về giá trên thị trường.
Thị trường thép còn "nóng" trong nhiều năm nữa. Muốn giảm bớt, phải có sự liên kết để chủ động nguồn phôi nguyên liệu, đồng thời phát triển công nghiệp phụ trợ. Những nhà máy hiện tại lạc hậu, chi phí sản xuất cao, phải được từng bước hiện đại hóa và thay thế.
Mấy năm qua, phát triển luyện kim có vẻ mạnh song khá nhiều công nghệ lạc hậu của Trung Quốc bị các nhà đầu tư đẩy sang Việt Nam. Trong khi đó, ở cường quốc thép này, họ có quy định rõ ràng công suất bao nhiêu, tiêu hao nhiên liệu bao nhiêu... thì mới cho làm.