Bất ngờ với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều điểm khá bất ngờ ở cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhìn từ một cuộc khảo sát
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả điều tra, khảo sát đối với 2.449 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 10 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng…
Hối lộ, “né” thuế, phá sản...
Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gia đình, hộ gia đình không đóng góp nhiều cho hệ thống thuế. Hầu hết doanh nghiệp không đóng thuế là doanh nghiệp hộ gia đình phi chính thức. Tính phi chính thức và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động hối lộ, tham nhũng và là các nhân tố chính trong môi trường kinh doanh của một số quốc gia.
Theo khảo sát, 34% số doanh nghiệp có các khoản chi phí phi chính thức trong năm 2009 và con số này tăng lên 38% trong năm 2011. Gần 26% các khoản chi phi chính thức có liên quan đến các dịch vụ công (tăng lên so với tỷ lệ 20% trong năm 2009). Điều này cho thấy, số doanh nghiệp hối lộ đã tăng lên đáng kể.
Như vậy, kết quả báo cáo này cũng tương đối trùng với khảo sát về tham nhũng dưới góc nhìn của người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức vừa được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 20/11. Theo đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phải chi các khoản phi chính thức “để được việc”.
Tuy nhiên, báo cáo này đã đưa ra một phát hiện bất ngờ: doanh nghiệp chi hối lộ không mở rộng lực lượng lao động của mình nhiều hơn so với các doanh nghiệp không chi hối lộ. Song song, các doanh nghiệp chi hối lộ cũng có xác suất “thoát” khỏi thị trường cao hơn (3%).
Nhận định về phát hiện này, TS. Phạm Thị Thu Hằng (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) đặt câu hỏi: “Phải chăng, hàm ý ở đây là những doanh nghiệp làm ăn không bài bản, có vẻ như sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phải bỏ ra các chi phí không chính thức? Ngược lại, các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng vẫn có thể phát triển bình thường”.
Làm rõ thêm cho hiện tượng này, GS. John Rand, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch nói, “mức độ chính thức hóa của doanh nghiệp tăng lên thì nguồn thu thuế cũng sẽ tăng lên, nhưng một số doanh nghiệp đã trả phí phi chính thức cho cơ quan thuế để trốn thuế”.
Ít cải tiến sản phẩm
Trong tổng số 2.508 doanh nghiệp được triển khai điều tra năm 2009, có khoảng 20% đã đóng cửa sau hai năm sau. Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, kết quả điều tra cũng chỉ ra một thực tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xác suất thoát khỏi thị trường thấp hơn các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Bên cạnh đó, có tới 40% (800/1.998 doanh nghiệp) cho biết không cải tiến sản phẩm hiện tại trong 4 năm được nghiên cứu.
Theo TS. Hằng, khi thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là thị trường nội địa và vấn nạn hàng nhập lậu vẫn còn nhức nhối, thì việc cải tiến sản phẩm chiếm lĩnh thị trường là vô cùng quan trọng. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài thì rất có thể, thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường.
Thực tế cho thấy, trong 9 tháng năm 2012, trước tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đã có trên 42.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể.
Về vấn đề tiếp cận tín dụng, điều tra cho thấy, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cao, trong khi các rào cản tín dụng đối với khối doanh nghiệp này chưa được cải thiện nhiều. Điều tra cho thấy, hiện gần 39% doanh nghiệp có thể được coi là gặp khó khăn về tín dụng.
Hối lộ, “né” thuế, phá sản...
Báo cáo chỉ ra rằng, các doanh nghiệp gia đình, hộ gia đình không đóng góp nhiều cho hệ thống thuế. Hầu hết doanh nghiệp không đóng thuế là doanh nghiệp hộ gia đình phi chính thức. Tính phi chính thức và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động hối lộ, tham nhũng và là các nhân tố chính trong môi trường kinh doanh của một số quốc gia.
Theo khảo sát, 34% số doanh nghiệp có các khoản chi phí phi chính thức trong năm 2009 và con số này tăng lên 38% trong năm 2011. Gần 26% các khoản chi phi chính thức có liên quan đến các dịch vụ công (tăng lên so với tỷ lệ 20% trong năm 2009). Điều này cho thấy, số doanh nghiệp hối lộ đã tăng lên đáng kể.
Như vậy, kết quả báo cáo này cũng tương đối trùng với khảo sát về tham nhũng dưới góc nhìn của người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức vừa được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm 20/11. Theo đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phải chi các khoản phi chính thức “để được việc”.
Tuy nhiên, báo cáo này đã đưa ra một phát hiện bất ngờ: doanh nghiệp chi hối lộ không mở rộng lực lượng lao động của mình nhiều hơn so với các doanh nghiệp không chi hối lộ. Song song, các doanh nghiệp chi hối lộ cũng có xác suất “thoát” khỏi thị trường cao hơn (3%).
Nhận định về phát hiện này, TS. Phạm Thị Thu Hằng (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) đặt câu hỏi: “Phải chăng, hàm ý ở đây là những doanh nghiệp làm ăn không bài bản, có vẻ như sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc phải bỏ ra các chi phí không chính thức? Ngược lại, các doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng vẫn có thể phát triển bình thường”.
Làm rõ thêm cho hiện tượng này, GS. John Rand, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đan Mạch nói, “mức độ chính thức hóa của doanh nghiệp tăng lên thì nguồn thu thuế cũng sẽ tăng lên, nhưng một số doanh nghiệp đã trả phí phi chính thức cho cơ quan thuế để trốn thuế”.
Ít cải tiến sản phẩm
Trong tổng số 2.508 doanh nghiệp được triển khai điều tra năm 2009, có khoảng 20% đã đóng cửa sau hai năm sau. Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, kết quả điều tra cũng chỉ ra một thực tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xác suất thoát khỏi thị trường thấp hơn các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Bên cạnh đó, có tới 40% (800/1.998 doanh nghiệp) cho biết không cải tiến sản phẩm hiện tại trong 4 năm được nghiên cứu.
Theo TS. Hằng, khi thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là thị trường nội địa và vấn nạn hàng nhập lậu vẫn còn nhức nhối, thì việc cải tiến sản phẩm chiếm lĩnh thị trường là vô cùng quan trọng. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài thì rất có thể, thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phải sớm rút lui khỏi thị trường.
Thực tế cho thấy, trong 9 tháng năm 2012, trước tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đã có trên 42.000 doanh nghiệp phải dừng hoạt động và giải thể.
Về vấn đề tiếp cận tín dụng, điều tra cho thấy, nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất cao, trong khi các rào cản tín dụng đối với khối doanh nghiệp này chưa được cải thiện nhiều. Điều tra cho thấy, hiện gần 39% doanh nghiệp có thể được coi là gặp khó khăn về tín dụng.