Chính phủ vạch kế hoạch giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự thảo kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 vừa được đưa ra lấy ý kiến
Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành, và cộng đồng doanh nghiệp…
Rút kinh nghiệm từ việc hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mỏng và thiếu; phối hợp giữa các bộ, ban, ngành còn chưa hiệu quả; một số hoạt động còn mang tính phong trào, chưa thiết thực trong giai đoạn trước, lần này bản dự thảo đưa vào quan điểm phát triển mạnh mẽ hơn với nhiều giải pháp liên quan sát sườn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về mặt quan điểm, dự thảo cho rằng, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
Đáng chú ý là nhà nước sẽ tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Một số mục tiêu mang tính định lượng cũng được bản dự thảo đề cập. Cụ thể, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt khoảng 450.000 doanh nghiệp (giai đoạn 2006-2010 khoảng 370.000 doanh nghiệp); tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 10-12% (hiện khoảng 7%); chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp khoảng 30% GDP, 35% tổng thu ngân sách nhà nước; và tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm việc (2006-2010 là khoảng 2,7 triệu chỗ làm việc).
Để thực hiện kế hoạch này, dự thảo cũng đề ra 8 nhóm giải pháp, đáng chú ý là: hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường; hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị; đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp; cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường; xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Rút kinh nghiệm từ việc hệ thống trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mỏng và thiếu; phối hợp giữa các bộ, ban, ngành còn chưa hiệu quả; một số hoạt động còn mang tính phong trào, chưa thiết thực trong giai đoạn trước, lần này bản dự thảo đưa vào quan điểm phát triển mạnh mẽ hơn với nhiều giải pháp liên quan sát sườn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về mặt quan điểm, dự thảo cho rằng, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
Đáng chú ý là nhà nước sẽ tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Một số mục tiêu mang tính định lượng cũng được bản dự thảo đề cập. Cụ thể, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến đạt khoảng 450.000 doanh nghiệp (giai đoạn 2006-2010 khoảng 370.000 doanh nghiệp); tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 10-12% (hiện khoảng 7%); chiếm 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp khoảng 30% GDP, 35% tổng thu ngân sách nhà nước; và tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm việc (2006-2010 là khoảng 2,7 triệu chỗ làm việc).
Để thực hiện kế hoạch này, dự thảo cũng đề ra 8 nhóm giải pháp, đáng chú ý là: hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường; hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị; đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp; cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường; xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.