“Bầu bộ trưởng qua ảnh, khó lấy phiếu tín nhiệm”
Nhiều đại biểu đề nghị chỉ nên để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm
Có những vị bộ trưởng khi bầu đại biểu mới chỉ nhìn ảnh chứ chưa biết mặt nên lấy phiếu tín nhiệm cũng có phần cảm tính, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên thảo luận tổ, chiều 6/6.
Mới chỉ qua một lần thực hiện vào giữa năm 2013, Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được trình Quốc hội sửa lại, trong phiên họp sáng 6/6.
Và cho dù đã được chỉnh sửa khá nhiều thì đại biểu cũng chưa hết băn khoăn, ngay từ việc có nên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và hội đồng nhân dân hay không.
Chỉ nên bỏ phiếu bất tín nhiệm
Hiến pháp không chế định vậy liệu có cần thiết phải tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hay không, một số vị đại biểu băn khoăn.
Cho rằng cần phải lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ phân tích: đại biểu thay mặt dân bầu ra các chức danh thuộc diện lấy phiếu thì phải có trách nhiệm giám sát công việc của các vị đó.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, trong tương lai gần nên đi đúng xu hướng thế giới là chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm khi có vấn đề nào đó.
Khi có sự cố nào đó thì toàn thể nghị viện cùng nhìn về một sự kiện liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của một chức danh nào đó về cơ bản là thuộc Chính phủ, bà Nga phân tích.
Việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 35 theo đại biểu Nga là rất khó tránh được cảm tính. Bởi khi đại biểu bỏ phiếu bầu thì nhân sự bộ trưởng không buộc phải có chương trình hành động. Thậm chí có những người mới chỉ biết mặt qua ảnh, tìm hiểu qua lý lịch và tin vào sự giới thiệu của Đảng, còn đến tận khi Chính phủ mới ra mắt thì mới biết mặt.
"Qua 4 khóa Quốc hội tôi đã từng giật mình khi có đồng chí bộ trưởng nói là tôi chưa từng một ngày làm ở lĩnh vực sẽ làm bộ trưởng nhưng tôi sẽ cố gắng, nếu đi ứng cử Quốc hội mà nói là tôi chưa hiểu gì về Quốc hội nhưng tôi sẽ cố gắng thì liệu cử tri có bầu cho không", bà Nga băn khoăn.
Bởi vậy, đại biểu Nga nhấn mạnh, trước khi được phê chuẩn, các vị bộ trưởng rất cần thiết phải có chương trình hành động để Quốc hội nắm được định hướng công tác. Nếu không trình bày trực tiếp thì cũng phải gửi cho đại biểu chương trình hành động này.
Đồng tình với nhiều ý kiến khác tại tổ thảo luận gồm các đoàn Thái Nguyên - Quảng Bình - Điện Biên - Gia Lai, đại biểu Nga cho rằng chỉ nên để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm
Nếu để ba mức như hiện nay, ví dụ có 6 phiếu mà 1 vị được 2 phiếu tín nhiệm cao và 4 phiếu tín nhiệm thấp thì bị bỏ phiếu tín nhiệm ngay. Trong khi đó vị khác được 3 phiếu tín nhiệm và 3 phiếu tín nhiệm thấp thì lại thoát việc bỏ phiếu nhưng cũng không biết hai người này thì ai hơn ai, đại biểu Huỳnh Thành phân tích.
Chỉ để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, dễ làm và gọn, ông Thành đề nghị.
Về thời điểm lấy phiếu, nhiều ý kiến tán thành một nhiệm kỳ làm một lần, riêng nhiệm kỳ này sẽ tiến hành vào làm cuối 2014.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Đăng Quang cho rằng cuối năm nay không nên lấy phiếu tín nhiệm vì nhiệm kỳ này giữa 2013 đã lấy một lần thì cần xem xét để đến cuối nhiệm kỳ chứ chưa nên làm năm nay.
“Tình hình biển Đông đang như thế, không cẩn thận là có vấn đề ngay, động cái đưa ra bỏ phiếu nhiều lúc mất hết cán bộ”, ông Quang phát biểu.
Tín nhiệm quá thấp cũng không nên “xử” ngay
Người có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì sẽ trình bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó là quy định tại dự thảo nghị quyết sửa đổi.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết là “rất đắn đo” với quy định này, bởi mục đích đặt ra lấy phiếu tín nhiệm là kênh để thăm dò, rút kinh nghiệm để phấn đấu. Trong khi đó gần 500 đại biểu chắc cũng không đánh giá hết được công việc của các chức danh được lấy phiếu. Mặt khác, nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm ngay thì liệu có cơ hội để người tín nhiệm quá thấp giải trình và có đảm bảo chuẩn bị người thay thế mà thủ tục cũng bắt buộc phải làm trong kỳ họp đó.
2/3 tín nhiệm thấp bỏ phiếu ngay thì có tương thích với quy trình cán bộ của Đảng hay không, đại biểu Lò Văn Muôn băn khoăn.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng suy cho cùng đánh giá cán bộ là công tác của Đảng mà lấy phiếu tín nhiệm chỉ là 1 kênh chứ “không phải roẹt cái dẹp chức vụ của người ta luôn”.
Nếu nhiều phiếu tín nhiệm thấp quá, cảm thấy mất uy tín quá cho phép được từ chức, chứ không nên “xử” luôn, ông Ksor Phước góp ý.
Để việc lấy phiếu thực chất hơn, theo đại biểu Lê Thị Nga nếu đến năm thứ ba của nhiệm kỳ mới tiến hành thì cần tăng số lượng người trả lời chất vấn, tạo điều kiện cho tất cả các bộ trưởng đều xuất hiện trên nghị trường để Quốc hội có cơ sở đánh giá.
Hằng năm bộ trưởng cũng không báo cáo công tác trước Quốc hội nên đại biểu không nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ. Còn lần bỏ phiếu tín nhiệm thứ nhất thì xem mấy chục báo cáo của các chức danh được lấy phiếu nhưng rất khó đánh giá mức Tđộ hoàn thành nhiệm vụ. “thử hỏi có ai tự báo cáo mà lại đưa ra thông tin không có lợi cho mình không”, bà Nga băn khoăn.
Mới chỉ qua một lần thực hiện vào giữa năm 2013, Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được trình Quốc hội sửa lại, trong phiên họp sáng 6/6.
Và cho dù đã được chỉnh sửa khá nhiều thì đại biểu cũng chưa hết băn khoăn, ngay từ việc có nên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và hội đồng nhân dân hay không.
Chỉ nên bỏ phiếu bất tín nhiệm
Hiến pháp không chế định vậy liệu có cần thiết phải tiến hành lấy phiếu tín nhiệm hay không, một số vị đại biểu băn khoăn.
Cho rằng cần phải lấy phiếu tín nhiệm, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, bà Trương Thị Huệ phân tích: đại biểu thay mặt dân bầu ra các chức danh thuộc diện lấy phiếu thì phải có trách nhiệm giám sát công việc của các vị đó.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, trong tương lai gần nên đi đúng xu hướng thế giới là chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm khi có vấn đề nào đó.
Khi có sự cố nào đó thì toàn thể nghị viện cùng nhìn về một sự kiện liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của một chức danh nào đó về cơ bản là thuộc Chính phủ, bà Nga phân tích.
Việc lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 35 theo đại biểu Nga là rất khó tránh được cảm tính. Bởi khi đại biểu bỏ phiếu bầu thì nhân sự bộ trưởng không buộc phải có chương trình hành động. Thậm chí có những người mới chỉ biết mặt qua ảnh, tìm hiểu qua lý lịch và tin vào sự giới thiệu của Đảng, còn đến tận khi Chính phủ mới ra mắt thì mới biết mặt.
"Qua 4 khóa Quốc hội tôi đã từng giật mình khi có đồng chí bộ trưởng nói là tôi chưa từng một ngày làm ở lĩnh vực sẽ làm bộ trưởng nhưng tôi sẽ cố gắng, nếu đi ứng cử Quốc hội mà nói là tôi chưa hiểu gì về Quốc hội nhưng tôi sẽ cố gắng thì liệu cử tri có bầu cho không", bà Nga băn khoăn.
Bởi vậy, đại biểu Nga nhấn mạnh, trước khi được phê chuẩn, các vị bộ trưởng rất cần thiết phải có chương trình hành động để Quốc hội nắm được định hướng công tác. Nếu không trình bày trực tiếp thì cũng phải gửi cho đại biểu chương trình hành động này.
Đồng tình với nhiều ý kiến khác tại tổ thảo luận gồm các đoàn Thái Nguyên - Quảng Bình - Điện Biên - Gia Lai, đại biểu Nga cho rằng chỉ nên để hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm
Nếu để ba mức như hiện nay, ví dụ có 6 phiếu mà 1 vị được 2 phiếu tín nhiệm cao và 4 phiếu tín nhiệm thấp thì bị bỏ phiếu tín nhiệm ngay. Trong khi đó vị khác được 3 phiếu tín nhiệm và 3 phiếu tín nhiệm thấp thì lại thoát việc bỏ phiếu nhưng cũng không biết hai người này thì ai hơn ai, đại biểu Huỳnh Thành phân tích.
Chỉ để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, dễ làm và gọn, ông Thành đề nghị.
Về thời điểm lấy phiếu, nhiều ý kiến tán thành một nhiệm kỳ làm một lần, riêng nhiệm kỳ này sẽ tiến hành vào làm cuối 2014.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Đăng Quang cho rằng cuối năm nay không nên lấy phiếu tín nhiệm vì nhiệm kỳ này giữa 2013 đã lấy một lần thì cần xem xét để đến cuối nhiệm kỳ chứ chưa nên làm năm nay.
“Tình hình biển Đông đang như thế, không cẩn thận là có vấn đề ngay, động cái đưa ra bỏ phiếu nhiều lúc mất hết cán bộ”, ông Quang phát biểu.
Tín nhiệm quá thấp cũng không nên “xử” ngay
Người có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì sẽ trình bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó là quy định tại dự thảo nghị quyết sửa đổi.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết là “rất đắn đo” với quy định này, bởi mục đích đặt ra lấy phiếu tín nhiệm là kênh để thăm dò, rút kinh nghiệm để phấn đấu. Trong khi đó gần 500 đại biểu chắc cũng không đánh giá hết được công việc của các chức danh được lấy phiếu. Mặt khác, nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm ngay thì liệu có cơ hội để người tín nhiệm quá thấp giải trình và có đảm bảo chuẩn bị người thay thế mà thủ tục cũng bắt buộc phải làm trong kỳ họp đó.
2/3 tín nhiệm thấp bỏ phiếu ngay thì có tương thích với quy trình cán bộ của Đảng hay không, đại biểu Lò Văn Muôn băn khoăn.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng suy cho cùng đánh giá cán bộ là công tác của Đảng mà lấy phiếu tín nhiệm chỉ là 1 kênh chứ “không phải roẹt cái dẹp chức vụ của người ta luôn”.
Nếu nhiều phiếu tín nhiệm thấp quá, cảm thấy mất uy tín quá cho phép được từ chức, chứ không nên “xử” luôn, ông Ksor Phước góp ý.
Để việc lấy phiếu thực chất hơn, theo đại biểu Lê Thị Nga nếu đến năm thứ ba của nhiệm kỳ mới tiến hành thì cần tăng số lượng người trả lời chất vấn, tạo điều kiện cho tất cả các bộ trưởng đều xuất hiện trên nghị trường để Quốc hội có cơ sở đánh giá.
Hằng năm bộ trưởng cũng không báo cáo công tác trước Quốc hội nên đại biểu không nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ. Còn lần bỏ phiếu tín nhiệm thứ nhất thì xem mấy chục báo cáo của các chức danh được lấy phiếu nhưng rất khó đánh giá mức Tđộ hoàn thành nhiệm vụ. “thử hỏi có ai tự báo cáo mà lại đưa ra thông tin không có lợi cho mình không”, bà Nga băn khoăn.