Bay trong thời dịch cúm
Mỗi hãng một cách, ngành hàng không thế giới đang ra sức đối phó với những tác động của dịch cúm A/H1N1
Hãng hàng không Lufthansa (Đức) bố trí trên mỗi máy bay đến Mexico một bác sĩ; American Airlines trang bị dụng cụ y tế cho đoàn tiếp viên; British Airways phát khẩu trang miễn phí cho khách; Alaska Airways dẹp hết mền gối trên máy bay…
Mỗi hãng một cách, ngành hàng không thế giới đang ra sức đối phó với những tác động của dịch cúm A/H1N1.
Trước khi dịch cúm bùng phát tuần trước, ngành hàng không thế giới đã lao đao vì suy thoái kinh tế toàn cầu; dự kiến năm nay có thể lỗ khoảng 4,7 tỉ đô la Mỹ, theo số liệu của Hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Chỉ cần một tai họa y tế toàn cầu nào đó, ngành hàng không có thể rơi vào một tương lai bất định.
Và dịch cúm A/H1N1 là một tai họa như vậy. Khi những thông tin ban đầu về một nạn dịch có thể đang hoành hành tại thủ đô Mexico City, một số quốc gia đã khuyến cáo công dân không nên tới Mexico và Mỹ nếu không thật cần thiết.
Vị trí đặt quảng cáoỞ châu Âu, các hiệp hội du lịch lớn như SNAV (Pháp), Thomas Cook (Anh) và First Choice và Thomson (Đức) ngừng cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tới Mexico trong tháng 5 ngay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ra khuyến cáo hạn chế du lịch. EC cho biết họ không có quyền ra lệnh ngừng các chuyến bay.
Trung Quốc gần như là nước đầu tiên ra lệnh ngừng các chuyến bay từ Thượng Hải tới Mexico và ngược lại từ thứ Bảy tuần trước, sau khi một hành khách người Mexico 25 tuổi đi trên chuyến bay Aeroméxico 098 tới Thượng Hải, sau đó đến Hồng Kông trên chuyến bay MU505 của Hàng không Phương Đông Trung Quốc và bị xác định nhiễm cúm.
Hôm Chủ nhật, Tân Hoa xã cho biết, 68 hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay Aeroméxico 098 đã được cách ly tại Thượng Hải, 200 du khách và 100 nhân viên khách sạn MetroPark, nơi vị khách này tạm trú một thời gian ngắn, cũng đã bị cách ly một tuần lễ tại Hồng Kông.
Sau Trung Quốc, hãng hàng không Air Canada quyết định dừng tất cả các chuyến bay tới 3 thành phố ở Mexico cho đến ngày 1/6/2009; hãng Continental Airlines lớn nhất nước Mỹ, mỗi tuần có tới 450 chuyến bay đến 29 thành phố ở Mexico, đã tạm thời giảm 40% số chuyến bay và thay máy bay lớn bằng máy bay cỡ nhỏ do lượng khách giảm mạnh. Các hãng hàng không của Cuba, Ecuador, Argentina cũng quyết định ngừng bay đến Mexico.
Một số hãng hàng không còn tiếp tục bay tới Mexico thì áp dụng mọi biện pháp có thể để trấn an tâm lý hành khách. Lufthansa huy động tất cả 60 bác sĩ trong biên chế của hãng để bố trí vào các chuyến bay hàng ngày từ châu Âu tới Mexico City.
“Bác sĩ có mặt để trả lời thắc mắc của hành khách, để theo dõi những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh và để xử lý tình huống phát sinh trong chuyến bay trước khi hạ cánh”, Thomas Jachnow, phát ngôn viên của Lufthansa, cho biết.
Hãng British Airways phát miễn phí khẩu trang cho hành khách vì Mexico bắt buộc hành khách phải mang khẩu trang khi đi qua các cửa kiểm soát ở sân bay. Phát ngôn viên của British Airways Paul Marston cho biết, lượng khách đi các chuyến bay của hãng vẫn “khá tốt” song British Airways - cũng như nhiều hãng khác - sẵn sàng cho khách đổi ngày giờ bay hoặc điểm đến nếu họ thấy không an tâm.
Hãng hàng không lớn nhất châu Âu Air France-KLM, mỗi tuần có 10 chuyến bay tới Mexico và có 7 chuyến chia sẻ dịch vụ (code-share) với Aeroméxico, dù vẫn hoạt động bình thường song đã có một số chuyến bay không khởi hành được vì không có khách.
Tại châu Á, hãng Cathay Pacific của Hồng Kông lần đầu tiên phá lệ cho phép tiếp viên trên máy bay được mang khẩu trang khi làm việc, còn Singapore Airlines cho phép hành khách đi Mỹ và Mexico được thay đổi lộ trình mà không phải tốn phí.
Không chỉ trên máy bay mà ở mặt đất cũng có chuyện. Một quan chức của tập đoàn Aéroports de Paris, cơ quan quản lý các sân bay quốc tế của thủ đô Paris, cho biết thứ Bảy vừa qua nhân viên bốc xếp ở sân bay Orly đã từ chối bốc dỡ hành lý của một chuyến bay thẳng từ Cancún đến và 10 chuyến khác từ Tây Ban Nha có chở hành khách từ Mexico tới vì sợ bị lây bệnh. Hành khách các chuyến bay này phải chờ hơn 2 tiếng đồng hồ để hãng bay điều động các nhân viên soát vé, quản đốc ra bốc dỡ hành lý và cho phép họ mang khẩu trang, găng tay khi làm việc.
Dù sao cho đến nay Tổ chức Y tế thế giới chưa công bố đại dịch và chưa khuyến cáo biện pháp hạn chế đi lại cho nên các hãng hàng không tận dụng mọi cơ hội và khả năng để trấn an công chúng rằng vận tải hàng không vẫn hết sức an toàn. Các hãng hàng không châu Âu cho biết, mặc dù dịch bệnh diễn biến khá phức tạp ở Bắc Mỹ, việc hủy vé của khách cho đến nay vẫn ở mức tối thiểu.
So với thời kỳ bùng phát dịch SARS năm 2003 thì “khi ấy tình hình bi đát hơn vì mọi người hoảng sợ hơn, bây giờ công chúng khá bình tĩnh và sáng suốt”, ông Tony Concil, phát ngôn viên của IATA, cho biết.
Từ kinh nghiệm đối phó với dịch SARS và dịch cúm gia cầm suốt 12 năm qua, lần này các hãng hàng không đã chuẩn bị khá tốt, chẳng hạn như cập nhật liên tục thông tin về diễn tiến của dịch bệnh, huấn luyện nhân viên phi hành đoàn cách xử lý tình huống và nhiều biện pháp tạo sự an tâm cho hành khách. IATA còn phát hành những tài liệu hướng dẫn cách làm vệ sinh hệ thống lọc không khí của từng loại máy bay, những điều tiếp viên cần làm khi phát hiện hành khách bị sốt...
Tuy nhiên, tai họa chưa qua hẳn. Người đứng đầu IATA, ông Giovanni Bisignani, cho rằng hãy còn quá sớm để lượng định sự sụt giảm nhu cầu đi lại của hành khách và những thách thức mà ngành hàng không thế giới phải đối mặt trong những tháng tới, khi “dịch cúm có thể quay lại, làm dấy lên làn sóng thứ hai khốc liệt hơn nhiều” như nhận định của bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới.
Huỳnh Hoa (New York Times/TBKTSG)
Mỗi hãng một cách, ngành hàng không thế giới đang ra sức đối phó với những tác động của dịch cúm A/H1N1.
Trước khi dịch cúm bùng phát tuần trước, ngành hàng không thế giới đã lao đao vì suy thoái kinh tế toàn cầu; dự kiến năm nay có thể lỗ khoảng 4,7 tỉ đô la Mỹ, theo số liệu của Hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Chỉ cần một tai họa y tế toàn cầu nào đó, ngành hàng không có thể rơi vào một tương lai bất định.
Và dịch cúm A/H1N1 là một tai họa như vậy. Khi những thông tin ban đầu về một nạn dịch có thể đang hoành hành tại thủ đô Mexico City, một số quốc gia đã khuyến cáo công dân không nên tới Mexico và Mỹ nếu không thật cần thiết.
Vị trí đặt quảng cáoỞ châu Âu, các hiệp hội du lịch lớn như SNAV (Pháp), Thomas Cook (Anh) và First Choice và Thomson (Đức) ngừng cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tới Mexico trong tháng 5 ngay sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ra khuyến cáo hạn chế du lịch. EC cho biết họ không có quyền ra lệnh ngừng các chuyến bay.
Trung Quốc gần như là nước đầu tiên ra lệnh ngừng các chuyến bay từ Thượng Hải tới Mexico và ngược lại từ thứ Bảy tuần trước, sau khi một hành khách người Mexico 25 tuổi đi trên chuyến bay Aeroméxico 098 tới Thượng Hải, sau đó đến Hồng Kông trên chuyến bay MU505 của Hàng không Phương Đông Trung Quốc và bị xác định nhiễm cúm.
Hôm Chủ nhật, Tân Hoa xã cho biết, 68 hành khách và phi hành đoàn của chuyến bay Aeroméxico 098 đã được cách ly tại Thượng Hải, 200 du khách và 100 nhân viên khách sạn MetroPark, nơi vị khách này tạm trú một thời gian ngắn, cũng đã bị cách ly một tuần lễ tại Hồng Kông.
Sau Trung Quốc, hãng hàng không Air Canada quyết định dừng tất cả các chuyến bay tới 3 thành phố ở Mexico cho đến ngày 1/6/2009; hãng Continental Airlines lớn nhất nước Mỹ, mỗi tuần có tới 450 chuyến bay đến 29 thành phố ở Mexico, đã tạm thời giảm 40% số chuyến bay và thay máy bay lớn bằng máy bay cỡ nhỏ do lượng khách giảm mạnh. Các hãng hàng không của Cuba, Ecuador, Argentina cũng quyết định ngừng bay đến Mexico.
Một số hãng hàng không còn tiếp tục bay tới Mexico thì áp dụng mọi biện pháp có thể để trấn an tâm lý hành khách. Lufthansa huy động tất cả 60 bác sĩ trong biên chế của hãng để bố trí vào các chuyến bay hàng ngày từ châu Âu tới Mexico City.
“Bác sĩ có mặt để trả lời thắc mắc của hành khách, để theo dõi những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh và để xử lý tình huống phát sinh trong chuyến bay trước khi hạ cánh”, Thomas Jachnow, phát ngôn viên của Lufthansa, cho biết.
Hãng British Airways phát miễn phí khẩu trang cho hành khách vì Mexico bắt buộc hành khách phải mang khẩu trang khi đi qua các cửa kiểm soát ở sân bay. Phát ngôn viên của British Airways Paul Marston cho biết, lượng khách đi các chuyến bay của hãng vẫn “khá tốt” song British Airways - cũng như nhiều hãng khác - sẵn sàng cho khách đổi ngày giờ bay hoặc điểm đến nếu họ thấy không an tâm.
Hãng hàng không lớn nhất châu Âu Air France-KLM, mỗi tuần có 10 chuyến bay tới Mexico và có 7 chuyến chia sẻ dịch vụ (code-share) với Aeroméxico, dù vẫn hoạt động bình thường song đã có một số chuyến bay không khởi hành được vì không có khách.
Tại châu Á, hãng Cathay Pacific của Hồng Kông lần đầu tiên phá lệ cho phép tiếp viên trên máy bay được mang khẩu trang khi làm việc, còn Singapore Airlines cho phép hành khách đi Mỹ và Mexico được thay đổi lộ trình mà không phải tốn phí.
Không chỉ trên máy bay mà ở mặt đất cũng có chuyện. Một quan chức của tập đoàn Aéroports de Paris, cơ quan quản lý các sân bay quốc tế của thủ đô Paris, cho biết thứ Bảy vừa qua nhân viên bốc xếp ở sân bay Orly đã từ chối bốc dỡ hành lý của một chuyến bay thẳng từ Cancún đến và 10 chuyến khác từ Tây Ban Nha có chở hành khách từ Mexico tới vì sợ bị lây bệnh. Hành khách các chuyến bay này phải chờ hơn 2 tiếng đồng hồ để hãng bay điều động các nhân viên soát vé, quản đốc ra bốc dỡ hành lý và cho phép họ mang khẩu trang, găng tay khi làm việc.
Dù sao cho đến nay Tổ chức Y tế thế giới chưa công bố đại dịch và chưa khuyến cáo biện pháp hạn chế đi lại cho nên các hãng hàng không tận dụng mọi cơ hội và khả năng để trấn an công chúng rằng vận tải hàng không vẫn hết sức an toàn. Các hãng hàng không châu Âu cho biết, mặc dù dịch bệnh diễn biến khá phức tạp ở Bắc Mỹ, việc hủy vé của khách cho đến nay vẫn ở mức tối thiểu.
So với thời kỳ bùng phát dịch SARS năm 2003 thì “khi ấy tình hình bi đát hơn vì mọi người hoảng sợ hơn, bây giờ công chúng khá bình tĩnh và sáng suốt”, ông Tony Concil, phát ngôn viên của IATA, cho biết.
Từ kinh nghiệm đối phó với dịch SARS và dịch cúm gia cầm suốt 12 năm qua, lần này các hãng hàng không đã chuẩn bị khá tốt, chẳng hạn như cập nhật liên tục thông tin về diễn tiến của dịch bệnh, huấn luyện nhân viên phi hành đoàn cách xử lý tình huống và nhiều biện pháp tạo sự an tâm cho hành khách. IATA còn phát hành những tài liệu hướng dẫn cách làm vệ sinh hệ thống lọc không khí của từng loại máy bay, những điều tiếp viên cần làm khi phát hiện hành khách bị sốt...
Tuy nhiên, tai họa chưa qua hẳn. Người đứng đầu IATA, ông Giovanni Bisignani, cho rằng hãy còn quá sớm để lượng định sự sụt giảm nhu cầu đi lại của hành khách và những thách thức mà ngành hàng không thế giới phải đối mặt trong những tháng tới, khi “dịch cúm có thể quay lại, làm dấy lên làn sóng thứ hai khốc liệt hơn nhiều” như nhận định của bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới.
Huỳnh Hoa (New York Times/TBKTSG)