Bí thư Thanh Hóa đối thoại ngư dân Sầm Sơn
Những ngư dân Sầm Sơn không muốn nhận đền bù vẫn có thể làm việc như cũ
“Bà con nào đồng ý với chủ trương, chính sách của tỉnh thì nhận tiền và thực hiện các quy định theo Quyết định 705. Nhưng lưu ý, Quyết định này chỉ có hiệu lực đến 15/4/2016. Bà con nào vì nhiều lý do khác nhau, mà chưa thông với chủ trương, chính sách của tỉnh thì cứ làm bình thường như trước đây đã làm, không có vấn đề gì cả”.
Đây là kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến trong buổi đối thoại với hàng trăm ngư dân thuộc vùng ảnh hưởng bởi dự án cải tạo không gian ven biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, diễn ra sáng 7/3 tại thị xã Sầm Sơn.
Tại đây, ông Chiến nhìn nhận, sự việc người dân tụ tập phản đối việc di dời bến thuyền trong khu vực dự án mấy ngày qua tại Sầm Sơn và Thanh Hóa là hết sức đáng tiếc.
Bờ biển là của chung
“Dù bất cứ ở góc độ nào, thì với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của cấp uỷ, chính quyền tỉnh, tôi thấy mình có khuyết điểm và có trách nhiệm với bà con Sầm Sơn và nhất là với bà con ngư dân hôm nay đang ngồi ở đây”, Bí thư Trịnh Văn Chiến nói, sau khi đã lắng nghe ý kiến của người dân tại cuộc đối thoại.
Ông cũng thẳng thắn nhận xét, dù vậy, trong những ngày qua, đã có nhiều luồng thông tin sai sự thật, nhằm cố ý kích động người dân.
“Xin khẳng định lại: biển, bờ biển là của chung đất nước chúng ta, của người dân chúng ta, trong đấy có Sầm Sơn. Nhưng biển, bờ biển phải được Nhà nước quản lý theo quy hoạch, bằng các quy định hiện hành, chú ý đến sự phát triển đi lên của đơn vị và vì lợi ích của người dân. Không có chuyện tỉnh thu biển, thu bờ biển để giao cho bất cứ doanh nghiệp nào, nếu không đúng các quy định của pháp luật. Vì làm như vậy là trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ”, ông Chiến khẳng định.
“Trong quá trình thực hiện dự án chỉnh trang đường Hồ Xuân Hương, nhằm mục tiêu để trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất trong cả nước, phục vụ tốt nhất cho phát triển du lịch, thì tỉnh đã có chủ trương di chuyển bến thuyền, đã ảnh hưởng đến một bộ phận ngư dân”.
“Việc có chủ trương này là tỉnh hoàn toàn căn cứ vào Nghị định số 59/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp có Hướng dẫn số 02 từ năm 2006, trong đó quy định: Các tàu, thuyền, bè, mảng khai thác thuỷ sản gần bờ có công suất dưới 20CV thì sẽ bị hạn chế và tiến tới sẽ cấm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước”, Bí thư Thanh Hóa nhấn mạnh.
Người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa dẫn chứng, thực tế trong cả nước, bãi biển Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh đã đưa toàn bộ thuyền, bè, mảng nằm trong khu vực tắm biển ra khỏi khu vực tắm cách đây 10 năm. Tỉnh Khánh Hoà, có bãi biển Nha Trang đã làm việc này hơn 10 năm rồi.
“Ngay bên cạnh chúng ta, bãi biển Cửa Lò của tỉnh Nghệ An cũng đã làm cách đây 7 năm. Còn ở ta, đến bây giờ, từ 2005 đến nay là 11 năm, chúng ta mới làm”, ông nói.
Theo ông Chiến, Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp của cả nước, nhưng trong thời gian vừa qua chưa khai thác được hết tiềm năng. Chủ trương của tỉnh là cải tạo hệ thống ven biển đường Hồ Xuân Hương, để trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Với mục tiêu đó, tỉnh đã huy động 3.300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, kêu gọi khoảng 10.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án, trong đó, nhà đầu tư lớn nhất là FLC, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt, nâng tầm du lịch của Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung, chuyển từ du lịch 1 mùa sang du lịch nghỉ dưỡng 4 mùa trong năm.
Ông phân tích thêm: “Với những dự án nghìn tỷ đã hoàn thành, cuộc sống của người dân Sầm Sơn từ đó cũng đã tốt hơn nhiều so với trước đây. Giá đất tại Sầm Sơn đang tăng nhanh, lượng du khách ngày một đông hơn nên các khách sạn, cơ sở kinh doanh cũng thu lợi nhiều hơn. Con cá, con ngao, con tôm của bà con cũng bán được nhiều hơn, bán với giá tốt hơn, thu nhập của mọi người cũng cao hơn”.
Ai không nhận đền bù thì vẫn làm như cũ
Tại cuộc đối thoại, hầu hết các ý kiến của bà con ngư dân Sầm Sơn với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tập trung vào 3 nội dung chính.
Thứ nhất, việc quy hoạch bãi biển Sầm Sơn theo hướng đẹp và hiện đại hơn bà con đồng thuận nhưng phải quan tâm đến cuộc sống và an sinh xã hội của người dân.
Thứ hai, các ngư dân đề nghị giữ lại một phần chiều dài bãi biển từ 500 - 1.500m để cho bà con có không gian neo đậu tàu thuyền và hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
Thứ ba, lãnh đạo tỉnh xem xét có chính sách khoan hồng, “giơ cao đánh khẽ” đối với một số đối ngư dân đã vi phạm trong những ngày qua do thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật.
Trước kiến nghị của các ngư dân Sầm Sơn, Bí thư Trịnh Văn Chiến khẳng định, chủ trương cải tạo bãi biển Sầm Sơn là đúng với chủ trương của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa và tất cả là vì Sầm Sơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, hầu hết bà con ngư dân Sầm Sơn vẫn chưa thông, chưa hiểu rõ được lợi ích của những chính sách mới này.
Do vậy, ông Chiến cho biết, bà con ngư dân nào đồng ý với chính sách di dời bến thuyền của tỉnh thì lên kế hoạch, nhận tiền và các chính sách hỗ trợ, tuy nhiên phải làm sớm, vì chính sách này chỉ có hiệu lực đến ngày 15/4/2016.
Còn với trường hợp các ngư dân khác không đồng ý với chính sách di dời, thì vẫn cứ tiếp tục làm việc, đánh bắt và neo đậu tàu thuyền như trước đây, không ai cấm cả, ông Chiến nhấn mạnh.
Ông cũng đề nghị các đơn vị của Thanh Hóa và Sầm Sơn, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, điều tra làm rõ các cá nhân cố tình kích động ngư dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các ngư dân, xử lý nghiêm tạo điều kiện cho bà con ngư dân và người dân có cuộc sống bình thường.
Đồng thời, Tỉnh uỷ Thanh Hóa sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc việc để xảy ra vụ việc nêu trên để rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.
“Điều tôi muốn nói là: mong bà con hiểu cho, hình ảnh Sầm Sơn tốt đẹp là rất quan trọng để xây dựng hình ảnh Thanh Hoá tốt đẹp... Ngày nay, ngư dân và toàn thể người dân Sầm Sơn đang phấn đấu cho sự phát triển đi lên nhanh chóng của thị xã; mặc dù còn nhiều khó khăn, có thể một bộ phần người dân còn phải hy sinh một phần lợi ích của mình, vì tương lai lâu dài. Tôi đề nghị bà con chấp hành tốt chủ trương, chính sách của tỉnh và những điều mà hôm nay bà con thống nhất với chúng tôi”, ông Chiến kết thúc buổi đối thoại trong tiếng vỗ tay của đông đảo người dân.
* Ngày 1/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 705/2016/QĐ-UBND về cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân thị xã Sầm Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”. Theo đó:
- Nếu bà con cam kết phá bỏ bè, mủng thì sẽ được hỗ trợ với mức 70 triệu đồng/bè, 50 triệu đồng/mủng; đồng thời hỗ trợ ngư dân ổn định đời sống trong 6 tháng với mức tương đương 30 kg gạo tẻ/người/tháng.
- UBND tỉnh cũng hỗ trợ mua mới, đóng mới tàu cá có công suất từ 30 CV trở lên với mức hỗ trợ một lần sau đầu tư (tương đương với mức lãi xuất hỗ trợ khi vay vốn ngân hàng) bằng 35% giá trị con tàu;
- Hỗ trợ lãi suất khi vay vốn ngân hàng với mức 7%/năm trên tổng số vốn vay trong thời hạn 5 năm (trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn có liên quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá);
- Hỗ trợ tìm nghề mới cho các hộ gia đình giải bản bè, mủng với mức 12 triệu đồng/bè và 8 triệu đồng/mủng; thưởng cho những người thực hiện trước ngày 15/3/2016 với mức 10 triệu đồng một bè, mủng.
- Chính sách này cũng sẽ được thực hiện đối với những hộ ngư dân tự giác di chuyển bè, mủng ra khỏi vùng dự án đến địa điểm khác phù hợp như: bãi biển Vinh Sơn (phường Trường Sơn); bãi biển xã Quảng Vinh, Quảng Hùng... thị xã Sầm Sơn.
Đây là kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến trong buổi đối thoại với hàng trăm ngư dân thuộc vùng ảnh hưởng bởi dự án cải tạo không gian ven biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, diễn ra sáng 7/3 tại thị xã Sầm Sơn.
Tại đây, ông Chiến nhìn nhận, sự việc người dân tụ tập phản đối việc di dời bến thuyền trong khu vực dự án mấy ngày qua tại Sầm Sơn và Thanh Hóa là hết sức đáng tiếc.
Bờ biển là của chung
“Dù bất cứ ở góc độ nào, thì với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của cấp uỷ, chính quyền tỉnh, tôi thấy mình có khuyết điểm và có trách nhiệm với bà con Sầm Sơn và nhất là với bà con ngư dân hôm nay đang ngồi ở đây”, Bí thư Trịnh Văn Chiến nói, sau khi đã lắng nghe ý kiến của người dân tại cuộc đối thoại.
Ông cũng thẳng thắn nhận xét, dù vậy, trong những ngày qua, đã có nhiều luồng thông tin sai sự thật, nhằm cố ý kích động người dân.
“Xin khẳng định lại: biển, bờ biển là của chung đất nước chúng ta, của người dân chúng ta, trong đấy có Sầm Sơn. Nhưng biển, bờ biển phải được Nhà nước quản lý theo quy hoạch, bằng các quy định hiện hành, chú ý đến sự phát triển đi lên của đơn vị và vì lợi ích của người dân. Không có chuyện tỉnh thu biển, thu bờ biển để giao cho bất cứ doanh nghiệp nào, nếu không đúng các quy định của pháp luật. Vì làm như vậy là trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ”, ông Chiến khẳng định.
“Trong quá trình thực hiện dự án chỉnh trang đường Hồ Xuân Hương, nhằm mục tiêu để trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất trong cả nước, phục vụ tốt nhất cho phát triển du lịch, thì tỉnh đã có chủ trương di chuyển bến thuyền, đã ảnh hưởng đến một bộ phận ngư dân”.
“Việc có chủ trương này là tỉnh hoàn toàn căn cứ vào Nghị định số 59/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp có Hướng dẫn số 02 từ năm 2006, trong đó quy định: Các tàu, thuyền, bè, mảng khai thác thuỷ sản gần bờ có công suất dưới 20CV thì sẽ bị hạn chế và tiến tới sẽ cấm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước”, Bí thư Thanh Hóa nhấn mạnh.
Người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa dẫn chứng, thực tế trong cả nước, bãi biển Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh đã đưa toàn bộ thuyền, bè, mảng nằm trong khu vực tắm biển ra khỏi khu vực tắm cách đây 10 năm. Tỉnh Khánh Hoà, có bãi biển Nha Trang đã làm việc này hơn 10 năm rồi.
“Ngay bên cạnh chúng ta, bãi biển Cửa Lò của tỉnh Nghệ An cũng đã làm cách đây 7 năm. Còn ở ta, đến bây giờ, từ 2005 đến nay là 11 năm, chúng ta mới làm”, ông nói.
Theo ông Chiến, Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp của cả nước, nhưng trong thời gian vừa qua chưa khai thác được hết tiềm năng. Chủ trương của tỉnh là cải tạo hệ thống ven biển đường Hồ Xuân Hương, để trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam.
Với mục tiêu đó, tỉnh đã huy động 3.300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, kêu gọi khoảng 10.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án, trong đó, nhà đầu tư lớn nhất là FLC, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt, nâng tầm du lịch của Sầm Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung, chuyển từ du lịch 1 mùa sang du lịch nghỉ dưỡng 4 mùa trong năm.
Ông phân tích thêm: “Với những dự án nghìn tỷ đã hoàn thành, cuộc sống của người dân Sầm Sơn từ đó cũng đã tốt hơn nhiều so với trước đây. Giá đất tại Sầm Sơn đang tăng nhanh, lượng du khách ngày một đông hơn nên các khách sạn, cơ sở kinh doanh cũng thu lợi nhiều hơn. Con cá, con ngao, con tôm của bà con cũng bán được nhiều hơn, bán với giá tốt hơn, thu nhập của mọi người cũng cao hơn”.
Khu vực có dự án BOT cải tạo không gian biển Sầm Sơn (đường màu xanh).
Ai không nhận đền bù thì vẫn làm như cũ
Tại cuộc đối thoại, hầu hết các ý kiến của bà con ngư dân Sầm Sơn với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tập trung vào 3 nội dung chính.
Thứ nhất, việc quy hoạch bãi biển Sầm Sơn theo hướng đẹp và hiện đại hơn bà con đồng thuận nhưng phải quan tâm đến cuộc sống và an sinh xã hội của người dân.
Thứ hai, các ngư dân đề nghị giữ lại một phần chiều dài bãi biển từ 500 - 1.500m để cho bà con có không gian neo đậu tàu thuyền và hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
Thứ ba, lãnh đạo tỉnh xem xét có chính sách khoan hồng, “giơ cao đánh khẽ” đối với một số đối ngư dân đã vi phạm trong những ngày qua do thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật.
Trước kiến nghị của các ngư dân Sầm Sơn, Bí thư Trịnh Văn Chiến khẳng định, chủ trương cải tạo bãi biển Sầm Sơn là đúng với chủ trương của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa và tất cả là vì Sầm Sơn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, hầu hết bà con ngư dân Sầm Sơn vẫn chưa thông, chưa hiểu rõ được lợi ích của những chính sách mới này.
Do vậy, ông Chiến cho biết, bà con ngư dân nào đồng ý với chính sách di dời bến thuyền của tỉnh thì lên kế hoạch, nhận tiền và các chính sách hỗ trợ, tuy nhiên phải làm sớm, vì chính sách này chỉ có hiệu lực đến ngày 15/4/2016.
Còn với trường hợp các ngư dân khác không đồng ý với chính sách di dời, thì vẫn cứ tiếp tục làm việc, đánh bắt và neo đậu tàu thuyền như trước đây, không ai cấm cả, ông Chiến nhấn mạnh.
Ông cũng đề nghị các đơn vị của Thanh Hóa và Sầm Sơn, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật, điều tra làm rõ các cá nhân cố tình kích động ngư dân, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các ngư dân, xử lý nghiêm tạo điều kiện cho bà con ngư dân và người dân có cuộc sống bình thường.
Đồng thời, Tỉnh uỷ Thanh Hóa sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc việc để xảy ra vụ việc nêu trên để rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.
“Điều tôi muốn nói là: mong bà con hiểu cho, hình ảnh Sầm Sơn tốt đẹp là rất quan trọng để xây dựng hình ảnh Thanh Hoá tốt đẹp... Ngày nay, ngư dân và toàn thể người dân Sầm Sơn đang phấn đấu cho sự phát triển đi lên nhanh chóng của thị xã; mặc dù còn nhiều khó khăn, có thể một bộ phần người dân còn phải hy sinh một phần lợi ích của mình, vì tương lai lâu dài. Tôi đề nghị bà con chấp hành tốt chủ trương, chính sách của tỉnh và những điều mà hôm nay bà con thống nhất với chúng tôi”, ông Chiến kết thúc buổi đối thoại trong tiếng vỗ tay của đông đảo người dân.
* Ngày 1/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 705/2016/QĐ-UBND về cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân thị xã Sầm Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án “Không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”. Theo đó:
- Nếu bà con cam kết phá bỏ bè, mủng thì sẽ được hỗ trợ với mức 70 triệu đồng/bè, 50 triệu đồng/mủng; đồng thời hỗ trợ ngư dân ổn định đời sống trong 6 tháng với mức tương đương 30 kg gạo tẻ/người/tháng.
- UBND tỉnh cũng hỗ trợ mua mới, đóng mới tàu cá có công suất từ 30 CV trở lên với mức hỗ trợ một lần sau đầu tư (tương đương với mức lãi xuất hỗ trợ khi vay vốn ngân hàng) bằng 35% giá trị con tàu;
- Hỗ trợ lãi suất khi vay vốn ngân hàng với mức 7%/năm trên tổng số vốn vay trong thời hạn 5 năm (trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn có liên quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá);
- Hỗ trợ tìm nghề mới cho các hộ gia đình giải bản bè, mủng với mức 12 triệu đồng/bè và 8 triệu đồng/mủng; thưởng cho những người thực hiện trước ngày 15/3/2016 với mức 10 triệu đồng một bè, mủng.
- Chính sách này cũng sẽ được thực hiện đối với những hộ ngư dân tự giác di chuyển bè, mủng ra khỏi vùng dự án đến địa điểm khác phù hợp như: bãi biển Vinh Sơn (phường Trường Sơn); bãi biển xã Quảng Vinh, Quảng Hùng... thị xã Sầm Sơn.