Bộ Công Thương: “Bão giá” không phải do cung - cầu
Nguyên liệu đầu vào tăng, chênh lệch tỷ giá và yếu tố tâm lý đã tạo nên cơn “bão giá” thời gian gần đây
Nhiều mặt hàng thiết yếu gần đây tăng giá mạnh xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân như giá nguyên liệu đầu vào, chênh lệch tỷ giá… chứ không phải do mất cân bằng cung - cầu.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tại buổi giao ban trực tuyến về công tác tháng 10, được tổ chức sáng 8/11.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tiếp tục tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 7,58% so với tháng 12/2009. Trong đó, so với tháng 9, nhóm hàng hoá giáo dục vẫn tăng tới 3,9%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng giá mạnh là 1,32%; nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,04%; giá vàng tăng 7,87%.
Điều này đã được phản ánh khá rõ qua sự tăng giá của nhiều loại hàng hoá tại các chợ trên địa bàn thủ đô trong thời gian qua. “Gần đây, mỗi kg thịt lợn, thịt gà đã tăng thêm khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg. Rau củ quả các loại cũng tăng theo. Cà chua lên mức 15.000 đồng/kg tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg, rau cải ngọt 10.000 đồng/kg, trong khi giá bán trước đó là 8.000 đồng. Trứng vịt tăng thêm 500 đồng lên 3.000 đồng/quả. Giá gạo tẻ thường cũng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá phổ biến ở mức 12.000 đồng/kg”, chị Thủy, một người dân tại phố Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội cho hay.
Một tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Nghĩa Tân (Hà Nội) còn cho biết, giá thịt gần như tăng từng ngày. Vì vậy, giá bán ra buộc phải tăng, nhưng mỗi lần cũng chỉ tăng nhẹ để tránh “sốc” cho người tiêu dùng.
Ngoài nhu yếu phẩm, các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ đời sống thường ngày của người dân cũng đã lập mặt bằng giá mới. Trước chai dầu ăn loại 1 lít của Neptune giá 32.000 đồng, nay là 37.000 đồng/chai; nước mắm Nam Ngư giá tăng thêm 2.000 đồng lên mức 21.000 đồng/chai. Giá gas hiện nay cũng đã vượt lên trên 320.000 đồng/bình 12 kg…
Theo ông Chiến, vào dịp cuối năm, sự gia tăng của nhu cầu mua sắm khiến giá bán của nhiều loại hàng hoá cũng bị đội lên. Việc tăng giá này ngoài yếu tố đầu vào tăng còn có yếu tố là tâm lý, chứ không phải do cung không đáp ứng đủ cầu.
Đồng tình với nhận định trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng cho là hiện nay ngoài sự chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND thì yếu tố góp phần “đẩy” giá hàng hoá lên khá nhiều chính là tâm lý.
Nắm bắt được tình hình này, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bình ổn giá trước trong và sau Tết Nguyên đán, “Sở Công Thương Hà Nội đã ứng 350 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá với 388 điểm bán hàng trên toàn địa bàn. Sang tháng 11, theo kế hoạch Sở sẽ ứng tiếp cho các doanh nghiệp thêm 50 tỷ đồng để đảm bảo dự trữ đủ 9 mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân”, ông Nguyễn Đức Tiến, Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết.
Ngoài điều này, ông Tiến còn cho rằng Tháng khuyến mại Hà Nội 2010 diễn ra trong suốt tháng 11 cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc “neo” giá của nhiều mặt hàng, góp phần ổn định tâm lý cho người tiêu dùng Thủ đô.
Mặc dù mới bước vào tháng khuyến mại, nhưng theo ghi nhận với mức giảm giá hấp dẫn từ 15% trở lên cho ít nhất 30% các mặt hàng đang kinh doanh của các đơn vị tham gia đã khiến sức mua tăng mạnh. Tại nhiều điểm khuyến mại doanh thu đã tăng thêm 30% so với trước đó.
Ngoài ra, để tham gia vào bình ổn giá trên thị trường, “những tháng cuối năm, Cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận thương mại, hàng gian hàng giả. Các điểm bán hàng bình ổn giá cũng là đối tượng của các đợt kiểm tra xem có thực hiện đúng cam kết là bán thấp hơn giá thị trường từ 5-10%”, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nói.
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tại buổi giao ban trực tuyến về công tác tháng 10, được tổ chức sáng 8/11.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tiếp tục tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 7,58% so với tháng 12/2009. Trong đó, so với tháng 9, nhóm hàng hoá giáo dục vẫn tăng tới 3,9%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng giá mạnh là 1,32%; nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,04%; giá vàng tăng 7,87%.
Điều này đã được phản ánh khá rõ qua sự tăng giá của nhiều loại hàng hoá tại các chợ trên địa bàn thủ đô trong thời gian qua. “Gần đây, mỗi kg thịt lợn, thịt gà đã tăng thêm khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg. Rau củ quả các loại cũng tăng theo. Cà chua lên mức 15.000 đồng/kg tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg, rau cải ngọt 10.000 đồng/kg, trong khi giá bán trước đó là 8.000 đồng. Trứng vịt tăng thêm 500 đồng lên 3.000 đồng/quả. Giá gạo tẻ thường cũng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giá phổ biến ở mức 12.000 đồng/kg”, chị Thủy, một người dân tại phố Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội cho hay.
Một tiểu thương bán thịt lợn ở chợ Nghĩa Tân (Hà Nội) còn cho biết, giá thịt gần như tăng từng ngày. Vì vậy, giá bán ra buộc phải tăng, nhưng mỗi lần cũng chỉ tăng nhẹ để tránh “sốc” cho người tiêu dùng.
Ngoài nhu yếu phẩm, các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ đời sống thường ngày của người dân cũng đã lập mặt bằng giá mới. Trước chai dầu ăn loại 1 lít của Neptune giá 32.000 đồng, nay là 37.000 đồng/chai; nước mắm Nam Ngư giá tăng thêm 2.000 đồng lên mức 21.000 đồng/chai. Giá gas hiện nay cũng đã vượt lên trên 320.000 đồng/bình 12 kg…
Theo ông Chiến, vào dịp cuối năm, sự gia tăng của nhu cầu mua sắm khiến giá bán của nhiều loại hàng hoá cũng bị đội lên. Việc tăng giá này ngoài yếu tố đầu vào tăng còn có yếu tố là tâm lý, chứ không phải do cung không đáp ứng đủ cầu.
Đồng tình với nhận định trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng cho là hiện nay ngoài sự chênh lệch tỷ giá giữa USD và VND thì yếu tố góp phần “đẩy” giá hàng hoá lên khá nhiều chính là tâm lý.
Nắm bắt được tình hình này, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác bình ổn giá trước trong và sau Tết Nguyên đán, “Sở Công Thương Hà Nội đã ứng 350 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá với 388 điểm bán hàng trên toàn địa bàn. Sang tháng 11, theo kế hoạch Sở sẽ ứng tiếp cho các doanh nghiệp thêm 50 tỷ đồng để đảm bảo dự trữ đủ 9 mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân”, ông Nguyễn Đức Tiến, Phó giám đốc Sở Công Thương cho biết.
Ngoài điều này, ông Tiến còn cho rằng Tháng khuyến mại Hà Nội 2010 diễn ra trong suốt tháng 11 cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc “neo” giá của nhiều mặt hàng, góp phần ổn định tâm lý cho người tiêu dùng Thủ đô.
Mặc dù mới bước vào tháng khuyến mại, nhưng theo ghi nhận với mức giảm giá hấp dẫn từ 15% trở lên cho ít nhất 30% các mặt hàng đang kinh doanh của các đơn vị tham gia đã khiến sức mua tăng mạnh. Tại nhiều điểm khuyến mại doanh thu đã tăng thêm 30% so với trước đó.
Ngoài ra, để tham gia vào bình ổn giá trên thị trường, “những tháng cuối năm, Cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận thương mại, hàng gian hàng giả. Các điểm bán hàng bình ổn giá cũng là đối tượng của các đợt kiểm tra xem có thực hiện đúng cam kết là bán thấp hơn giá thị trường từ 5-10%”, ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nói.