Bộ Giao thông Vận tải giải thích lý do thu phí ôtô, xe máy
Bộ Giao thông Vận tải phát đi bản thông cáo báo chí giải thích lý do đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân
Ngày 10/1, Bộ Giao thông Vận tải đã phát đi bản thông cáo báo chí giải thích những lý do dẫn đến đề xuất áp dụng hai loại phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Trong đó, cơ quan này cho rằng mục tiêu của việc bổ sung hai loại phí trên là đưa ra những giải pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân; giảm tải mật độ phương tiện tham gia giao thông tại các thành phố lớn, từ đó kiềm chế, giảm dần ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
“Bên cạnh đó, đề xuất này cũng tạo thêm nguồn thu đáng kể để chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông”, bản thông cáo nêu rõ.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải thì nếu hai loại phí này được thông qua và áp dụng thì riêng số tiền thu được từ ôtô dự kiến sẽ đạt khoảng hơn 15.239 tỷ đồng mỗi năm.
Quan điểm này được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra dựa trên “quy luật kinh tế” là khi chi phí cho việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tăng cao thì người dân sẽ phải nghĩ đến việc thay thế bằng loại phương tiện khác có chi phí thấp hơn.
Do vậy, các loại phí này được áp dụng nhằm “làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng”. Và “khi đề xuất này được triển khai, mật độ phương tiện tham gia giao thông được giảm tải, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện thì chính người dân sẽ được hưởng lợi từ cơ chế do tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và giảm hao mòn phương tiện khi tham gia giao thông”.
Không chỉ đề xuất dựa trên “quy luật”, Bộ Giao thông Vận tải cũng viện dẫn một loạt kinh nghiệm về các loại phí lưu hành phương tiện giao thông thu tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Singapore hay nước láng giềng Trung Quốc.
Chẳng hạn, Vương quốc Anh đã ban hành Luật Hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ năm 1998; chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành ôtô cá nhân của Singapore mà kết quả đấu giá quyền đăng ký xe đợt 1 vào tháng 12/2011 tại nước này, để có quyền đăng ký lưu hành một ôtô dung tích xi-lanh dưới 1.6 lít hoặc xe taxi, chi phí thấp nhất chủ xe phải bỏ ra tương đương 855 triệu đồng; chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành ôtô cá nhân tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc…
Trước đó, ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký tờ trình Thủ tướng để đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Cụ thể, phí thu với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi dao động từ 20-50 triệu đồng/năm, phí thu với xe máy từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm. Phí thu với ôtô vào thành phố giờ cao điểm dự kiến từ 30.000 – 50.000 đồng/lượt và trước mắt sẽ thu thí điểm tại các thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.
Sau khi các đề xuất này được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của người dân và các chuyên gia được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó đa số ý kiến chưa đồng tình với thời điểm đề xuất, các loại phí và mức phí mà Bộ Giao thông Vận tải xây dựng.
Mới đây nhất, khi trả lời báo giới, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằngkhi trình đề án ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì phải xem xét toàn diện xem trong lĩnh vực giao thông hiện có những loại thuế gì, phí gì, mức như thế nào, làm thế nào cho hợp lý, vừa đảm bảo nguồn lực cho đầu tư nhưng lại vẫn phù hợp thu nhập hiện tại của người dân.
Cũng theo Phó chủ tịch Uông Chu Lưu, “nguyên nhân và giải pháp giải quyết ùn tắc không phụ thuộc vào vấn đề phí, lệ phí này mà cần một loạt giải pháp. Song bây giờ cái gì có thể làm được thì chúng ta phải cố gắng làm để mang lại lợi ích chung, giải pháp nào mang lại sự an toàn, hiệu quả thì chúng ta ủng hộ. Nhưng biện pháp cụ thể như nào thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần có đề án cụ thể thì lúc đó mới nói rõ được ý kiến của mình”.
Trong hàng nghìn ý kiến được độc giả gửi đến VnEconomy, nhiều ý kiến tỏ ra khá đồng tình với việc thu các loại phí và lệ phí lưu hành phương tiện giao thông. Tuy nhiên, quan trọng là các loại phí và mức phí phải phù hợp với điều kiện của thể của quốc gia và với đời sống người dân theo từng giai đoạn. Điều quan trọng, theo nhiều ý kiến, là nguồn thu từ các loại phí này phải được sử dụng đúng mục đích, nhất là cho tái đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thiết kế các giải pháp toàn diện nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông chứ không phải chắp vá, manh mún và… loay hoay như hiện nay.
Trong đó, cơ quan này cho rằng mục tiêu của việc bổ sung hai loại phí trên là đưa ra những giải pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân; giảm tải mật độ phương tiện tham gia giao thông tại các thành phố lớn, từ đó kiềm chế, giảm dần ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
“Bên cạnh đó, đề xuất này cũng tạo thêm nguồn thu đáng kể để chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông”, bản thông cáo nêu rõ.
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải thì nếu hai loại phí này được thông qua và áp dụng thì riêng số tiền thu được từ ôtô dự kiến sẽ đạt khoảng hơn 15.239 tỷ đồng mỗi năm.
Quan điểm này được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra dựa trên “quy luật kinh tế” là khi chi phí cho việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tăng cao thì người dân sẽ phải nghĩ đến việc thay thế bằng loại phương tiện khác có chi phí thấp hơn.
Do vậy, các loại phí này được áp dụng nhằm “làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng”. Và “khi đề xuất này được triển khai, mật độ phương tiện tham gia giao thông được giảm tải, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện thì chính người dân sẽ được hưởng lợi từ cơ chế do tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và giảm hao mòn phương tiện khi tham gia giao thông”.
Không chỉ đề xuất dựa trên “quy luật”, Bộ Giao thông Vận tải cũng viện dẫn một loạt kinh nghiệm về các loại phí lưu hành phương tiện giao thông thu tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Thụy Điển, Anh, Singapore hay nước láng giềng Trung Quốc.
Chẳng hạn, Vương quốc Anh đã ban hành Luật Hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ năm 1998; chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành ôtô cá nhân của Singapore mà kết quả đấu giá quyền đăng ký xe đợt 1 vào tháng 12/2011 tại nước này, để có quyền đăng ký lưu hành một ôtô dung tích xi-lanh dưới 1.6 lít hoặc xe taxi, chi phí thấp nhất chủ xe phải bỏ ra tương đương 855 triệu đồng; chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành ôtô cá nhân tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc…
Trước đó, ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký tờ trình Thủ tướng để đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Cụ thể, phí thu với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi dao động từ 20-50 triệu đồng/năm, phí thu với xe máy từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm. Phí thu với ôtô vào thành phố giờ cao điểm dự kiến từ 30.000 – 50.000 đồng/lượt và trước mắt sẽ thu thí điểm tại các thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng.
Sau khi các đề xuất này được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau của người dân và các chuyên gia được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong đó đa số ý kiến chưa đồng tình với thời điểm đề xuất, các loại phí và mức phí mà Bộ Giao thông Vận tải xây dựng.
Mới đây nhất, khi trả lời báo giới, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằngkhi trình đề án ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì phải xem xét toàn diện xem trong lĩnh vực giao thông hiện có những loại thuế gì, phí gì, mức như thế nào, làm thế nào cho hợp lý, vừa đảm bảo nguồn lực cho đầu tư nhưng lại vẫn phù hợp thu nhập hiện tại của người dân.
Cũng theo Phó chủ tịch Uông Chu Lưu, “nguyên nhân và giải pháp giải quyết ùn tắc không phụ thuộc vào vấn đề phí, lệ phí này mà cần một loạt giải pháp. Song bây giờ cái gì có thể làm được thì chúng ta phải cố gắng làm để mang lại lợi ích chung, giải pháp nào mang lại sự an toàn, hiệu quả thì chúng ta ủng hộ. Nhưng biện pháp cụ thể như nào thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần có đề án cụ thể thì lúc đó mới nói rõ được ý kiến của mình”.
Trong hàng nghìn ý kiến được độc giả gửi đến VnEconomy, nhiều ý kiến tỏ ra khá đồng tình với việc thu các loại phí và lệ phí lưu hành phương tiện giao thông. Tuy nhiên, quan trọng là các loại phí và mức phí phải phù hợp với điều kiện của thể của quốc gia và với đời sống người dân theo từng giai đoạn. Điều quan trọng, theo nhiều ý kiến, là nguồn thu từ các loại phí này phải được sử dụng đúng mục đích, nhất là cho tái đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thiết kế các giải pháp toàn diện nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông chứ không phải chắp vá, manh mún và… loay hoay như hiện nay.