“Bộ Nội vụ cần nghiêm khắc để làm gương”
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với đại diện các bộ: “Cần thẳng thắn, mạnh dạn chỉ ra Bộ Nội vụ có sách nhiễu, cửa quyền không?”
Ngày 15/4, Chính phủ tổ chức một hội nghị được coi là “đại phẫu” về kết quả cải cách hành chính của Bộ Nội vụ dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Phó thủ tướng nói với đại diện các bộ: “Cần thẳng thắn, mạnh dạn chỉ ra Bộ Nội vụ có sách nhiễu, cửa quyền không?”.
“Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước về cải cách hành chính của Việt Nam nên có thực hiện cải cách bao nhiêu cũng là chưa đủ. Phải nghiêm khắc để làm gương trong việc cải cách hành chính, nếu không công cuộc này sẽ tụt hậu xa hơn, người dân trách chúng ta, xã hội trách chúng ta”, Phó Thủ tướng nói, “các bộ không sợ trù dập, cứ nói thẳng những tồn tại trong thực hiện cải cách hành chính của Bộ Nội vụ”.
“Công khai thông tin về thủ tục hành chính có làm nhưng chưa kịp thời, còn những nhóm thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn chứng, “như nhóm thủ tục hành chính về thi tuyển công chức, viên chức, chỉ tính riêng quy định về hồ sơ dự tuyển đã rất nhiêu khê, tốn kém, đội lên khoản chi phí rất lớn trong việc hoàn thiện hồ sơ, trong khi số người trúng tuyển chỉ được khoảng 1/10 số người dự tuyển.
Ngay tại Bộ Nội vụ tổ chức thi 359 người chỉ lấy 52 người, hay tại Tổng cục Thuế, thì ở Cục Thuế Hà Nội có hơn 8.500 hồ sơ nộp dự tuyển 340 chỉ tiêu công chức. Tp.HCM có hơn 5.700 hồ sơ nộp thì lấy 538 chỉ tiêu. Tp.Hải Phòng có hơn 900 hồ sơ dự tuyển lấy 90 chỉ tiêu...”.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng chỉ trích việc thi nâng ngạch lên chuyên viên chính cũng chưa rõ ràng, minh bạch mặc dù đòi hỏi khá nhiều thủ tục về điều kiện công chức thế nào để được thi, quy trình trùng lặp khi người dự thi phải tiến hành đến 3 lần thẩm định, 2 lần khai thông tin cá nhân...
Ông Ngọc còn đề nghị bỏ quy định người đứng đầu cơ quan thi tuyển cán bộ phải xin ý kiến Bộ Nội vụ về kết quả trúng tuyển vì trên thực tế chỉ mang tính hình thức nhưng lại gây khá nhiều phiền toái cho cơ quan tổ chức thi tuyển.
Tiếp theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Tấn phản ánh về tình trạng thi tuyển chuyên viên của bộ mình từ lúc thi đến lúc có kết quả phải gần một năm do phải chờ Bộ Nội vụ rằng: “Có người đi thi đến lúc nghỉ hưu rồi mà vẫn chưa có kết quả”.
“Cách thức tổ chức thi phải cải tiến thế nào để công khai, minh bạch, rõ ràng hơn. Rồi các tỉnh, thành thi tuyển cũng phải báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định thì việc này có nên tiếp tục không?”, vị này nói.
Ông Tấn còn đề cập đến các yêu cầu trong bổ nhiệm cán bộ, như với hàm Vụ phó, cần phải đạt yêu cầu về trình độ cao cấp chính trị.
“Nhưng ở nhiều lớp cao cấp chính trị, chúng ta cũng thấy là ai giảng cứ giảng, ai nghe cứ nghe, rất hình thức và tốn kém thời gian, tiền bạc. Hay trong các nhóm thủ tục xác định vị trí việc làm, cứ liệt kê ra quy định cứ tưởng là hay, nhưng thực tế là chưa khoa học và thực tế. Phải chăng đó cũng chính là đặc thù cơ chế hành chính của chúng ta vẫn còn rất quan liêu”.
“33 nghìn người dự thi mà chỉ lấy 2 nghìn, với hàng tấn hồ sơ lưu, phải làm sao đổi mới, cải cách để giảm chi phí xã hội”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nêu lên thực tế từ bộ mình.
Bà Mai cũng thể hiện sự rất quan tâm về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và đề nghị Bộ Nội vụ phải có những quy định cụ thể thế nào để quản lý công chức phải tăng tính năng động, hiệu quả.
“Thực tế, cứ vào biên chế là thấy ấm chỗ rồi nên yên tâm, có làm tốt hay làm dở thì cũng khó mà loại được ra khỏi bộ máy. Với quy định hiện nay thì việc kỷ luật để đưa ra khỏi bộ máy công chức yếu kém là rất khó thực hiện”, bà Mai nói, “cách thức quản lý tại các quốc gia tiến bộ hơn chúng ta nhiều, như tại Singapore, rất đáng để cho chúng ta học tập, cách đánh giá công chức của họ khách quan, công tâm, vào và ra đều rất dễ dàng. Chứ cứ để tồn tại tình trạng ỉ lại trong đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta như thế này, thì không thể tạo được sự năng động, cạnh tranh trong bộ máy nhà nước”.
Cũng một tâm tư về chất lượng công chức, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, ông Ngô Hải Phan, cho rằng phải làm thế nào để “ép” được cán bộ công chức dành thời gian nhiều hơn nữa cho dân, theo đó, phải mạnh dạn xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ công chức.
Ông Phan bày tỏ niềm tin “nếu tập trung làm và với cách góp ý thẳng thắn như cuộc làm việc hôm nay thì năm 2015 sẽ tạo được chuyển biến mạnh trong cải cách hành chính”.
Tiếp thu các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phân trần: “Cần có thời gian tối thiểu để thực hiện cải cách hành chính chứ không thể trong chốc lát có thể làm ngay, cũng giống như việc nấu cơm cần thời gian tối thiểu 20 phút thì cơm mới chín, nếu giảm bớt thời gian thì cơm sẽ bị sống, sượng”.
Được biết, những nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Bộ Nội vụ phải đơn giản hóa là nhóm thủ tục hành chính liên quan đến tuyển dụng công chức, nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan về nâng ngạch cán bộ, công chức và nhóm liên quan đến điều động, bổ nhiệm cán bộ công chức...
“Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý nhà nước về cải cách hành chính của Việt Nam nên có thực hiện cải cách bao nhiêu cũng là chưa đủ. Phải nghiêm khắc để làm gương trong việc cải cách hành chính, nếu không công cuộc này sẽ tụt hậu xa hơn, người dân trách chúng ta, xã hội trách chúng ta”, Phó Thủ tướng nói, “các bộ không sợ trù dập, cứ nói thẳng những tồn tại trong thực hiện cải cách hành chính của Bộ Nội vụ”.
“Công khai thông tin về thủ tục hành chính có làm nhưng chưa kịp thời, còn những nhóm thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc dẫn chứng, “như nhóm thủ tục hành chính về thi tuyển công chức, viên chức, chỉ tính riêng quy định về hồ sơ dự tuyển đã rất nhiêu khê, tốn kém, đội lên khoản chi phí rất lớn trong việc hoàn thiện hồ sơ, trong khi số người trúng tuyển chỉ được khoảng 1/10 số người dự tuyển.
Ngay tại Bộ Nội vụ tổ chức thi 359 người chỉ lấy 52 người, hay tại Tổng cục Thuế, thì ở Cục Thuế Hà Nội có hơn 8.500 hồ sơ nộp dự tuyển 340 chỉ tiêu công chức. Tp.HCM có hơn 5.700 hồ sơ nộp thì lấy 538 chỉ tiêu. Tp.Hải Phòng có hơn 900 hồ sơ dự tuyển lấy 90 chỉ tiêu...”.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng chỉ trích việc thi nâng ngạch lên chuyên viên chính cũng chưa rõ ràng, minh bạch mặc dù đòi hỏi khá nhiều thủ tục về điều kiện công chức thế nào để được thi, quy trình trùng lặp khi người dự thi phải tiến hành đến 3 lần thẩm định, 2 lần khai thông tin cá nhân...
Ông Ngọc còn đề nghị bỏ quy định người đứng đầu cơ quan thi tuyển cán bộ phải xin ý kiến Bộ Nội vụ về kết quả trúng tuyển vì trên thực tế chỉ mang tính hình thức nhưng lại gây khá nhiều phiền toái cho cơ quan tổ chức thi tuyển.
Tiếp theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Tấn phản ánh về tình trạng thi tuyển chuyên viên của bộ mình từ lúc thi đến lúc có kết quả phải gần một năm do phải chờ Bộ Nội vụ rằng: “Có người đi thi đến lúc nghỉ hưu rồi mà vẫn chưa có kết quả”.
“Cách thức tổ chức thi phải cải tiến thế nào để công khai, minh bạch, rõ ràng hơn. Rồi các tỉnh, thành thi tuyển cũng phải báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định thì việc này có nên tiếp tục không?”, vị này nói.
Ông Tấn còn đề cập đến các yêu cầu trong bổ nhiệm cán bộ, như với hàm Vụ phó, cần phải đạt yêu cầu về trình độ cao cấp chính trị.
“Nhưng ở nhiều lớp cao cấp chính trị, chúng ta cũng thấy là ai giảng cứ giảng, ai nghe cứ nghe, rất hình thức và tốn kém thời gian, tiền bạc. Hay trong các nhóm thủ tục xác định vị trí việc làm, cứ liệt kê ra quy định cứ tưởng là hay, nhưng thực tế là chưa khoa học và thực tế. Phải chăng đó cũng chính là đặc thù cơ chế hành chính của chúng ta vẫn còn rất quan liêu”.
“33 nghìn người dự thi mà chỉ lấy 2 nghìn, với hàng tấn hồ sơ lưu, phải làm sao đổi mới, cải cách để giảm chi phí xã hội”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai nêu lên thực tế từ bộ mình.
Bà Mai cũng thể hiện sự rất quan tâm về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và đề nghị Bộ Nội vụ phải có những quy định cụ thể thế nào để quản lý công chức phải tăng tính năng động, hiệu quả.
“Thực tế, cứ vào biên chế là thấy ấm chỗ rồi nên yên tâm, có làm tốt hay làm dở thì cũng khó mà loại được ra khỏi bộ máy. Với quy định hiện nay thì việc kỷ luật để đưa ra khỏi bộ máy công chức yếu kém là rất khó thực hiện”, bà Mai nói, “cách thức quản lý tại các quốc gia tiến bộ hơn chúng ta nhiều, như tại Singapore, rất đáng để cho chúng ta học tập, cách đánh giá công chức của họ khách quan, công tâm, vào và ra đều rất dễ dàng. Chứ cứ để tồn tại tình trạng ỉ lại trong đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta như thế này, thì không thể tạo được sự năng động, cạnh tranh trong bộ máy nhà nước”.
Cũng một tâm tư về chất lượng công chức, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp, ông Ngô Hải Phan, cho rằng phải làm thế nào để “ép” được cán bộ công chức dành thời gian nhiều hơn nữa cho dân, theo đó, phải mạnh dạn xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ công chức.
Ông Phan bày tỏ niềm tin “nếu tập trung làm và với cách góp ý thẳng thắn như cuộc làm việc hôm nay thì năm 2015 sẽ tạo được chuyển biến mạnh trong cải cách hành chính”.
Tiếp thu các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phân trần: “Cần có thời gian tối thiểu để thực hiện cải cách hành chính chứ không thể trong chốc lát có thể làm ngay, cũng giống như việc nấu cơm cần thời gian tối thiểu 20 phút thì cơm mới chín, nếu giảm bớt thời gian thì cơm sẽ bị sống, sượng”.
Được biết, những nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Bộ Nội vụ phải đơn giản hóa là nhóm thủ tục hành chính liên quan đến tuyển dụng công chức, nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan về nâng ngạch cán bộ, công chức và nhóm liên quan đến điều động, bổ nhiệm cán bộ công chức...