Bộ trưởng kể chuyện xuất hiện con số 34 nghìn tỷ
Con số 34 nghìn tỷ cho đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa đã xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Gần hết thời gian đăng đàn trước Quốc hội chiều 11/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đưa ra thông tin mà theo nhận xét của một số vị đại biểu thì còn “sốc” hơn cả con số 34 nghìn tỷ cho đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Đã gửi văn bản chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Luận về đề án này với phản ánh dư luận cho rằng “Bộ trưởng không kiểm soát được tình hình” trong vụ việc này, đại biểu Hà Minh Huệ trong phiên chất vấn sáng cùng ngày cho biết ông đã nhận được câu trả lời bằng văn bản, nhưng vẫn thấy cần phải hỏi thêm.
Bởi 34 nghìn tỷ dù là con số khái toán nhưng do một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền trình bày và phát ngôn là một đề án của bộ, chắc chắn Bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào về việc này?
Vẫn theo đại biểu Huệ, trong đề án của Bộ không trình bày con số kinh phí thực hiện thì đó là một sai sót, chắc chắn đó là một đề án chưa chuẩn xác, chưa đúng, chưa đầy đủ đã trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Bộ trưởng dự kiến lúc nào sẽ trình đề án này lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nâng cao chất lượng giáo dục và khắc phục những yếu kém của ngành giáo dục hiện nay?”, ông Huệ hỏi thêm.
Bộ trưởng Luận có hơn hai tiếng nghỉ buổi trưa để chuẩn bị cho câu trả lời, nếu cần. Câu trả lời buổi chiều của ông dài hơn 1.300 chữ.
Với nhận xét đề án của Bộ không trình bày con số kinh phí thực hiện thì đó là một sai sót, Bộ trưởng quả quyết, “chúng tôi thấy chúng tôi không có khuyết điểm gì về việc này, vì không có quy định về văn bản pháp luật là trình hồ sơ thế nào, và khi không có quy định văn bản pháp luật, thì chỉ có một cách là căn cứ vào lịch sử Quốc hội khóa trước”.
Bộ trưởng lý giải là vào năm 2000, Quốc hội khóa 10 đã bàn và ra nghị quyết số 40 về chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đến năm nay thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương cũng triển khai việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong khuôn khổ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Bộ đã thảo luận và đề xuất với Thủ tướng là theo cách làm của Quốc hội khóa 10, và trong Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa 10 không có vấn đề kinh phí, do vậy hồ sơ Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị báo cáo với Thủ tướng xem xét để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội cũng không có.
Về sự xuất hiện của con số 34.000 tỷ đồng, Bộ trưởng cho biết khi báo cáo chính thức trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tờ trình của Chính phủ không có con số đó.
Sau đó đại biểu Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội có hỏi về vấn đề kinh phí. “Nhưng không phải hỏi kinh phí mà hỏi về tính toán của Chính phủ về khả năng xã hội hóa nguồn kinh phí để triển khai, ngoài ngân sách nhà nước là bao nhiêu % đã dự tính chưa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Trong tay đồng chí Thứ trưởng không có con số 34 nghìn tỷ, một đồng chí cấp vụ của chúng tôi ngồi ở ghế sau đưa lên một tờ giấy”, Bộ trưởng cho biết cụ thể tình huống xuất hiện của con số 34 nghìn tỷ.
Bộ trưởng Luận cũng mong được thông cảm, “anh em dự một phiên họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy, đọc con số đó lên nhưng chúng tôi chưa bàn bạc, thống nhất”.
Bộ trưởng “tự kiểm điểm” là với tư cách Bộ trưởng thực hiện sự ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ chưa đầy đủ và gây nên sự lo lắng, băn khoăn trong nhân dân “là mấy anh này chỉ vẽ ra để tiêu tiền, làm thất thoát tiền của đất nước, của nhân dân”.
Nghe xong câu chuyện từ chính Bộ trưởng, bên hành lang một số vị đại biểu bày tỏ rằng còn có cảm giác sốc hơn cả khi thấy con số 34 nghìn tỷ xuất hiện, vì "không hiểu nổi cung cách làm việc của Bộ".
“Đề án mà không có kinh phí rõ ràng là thiếu sót, nhưng thiếu sót được lý giải là thuộc về một anh cấp vụ, thì thật khó thuyết phục”, một vị đại biểu nhận xét.
Đã gửi văn bản chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Luận về đề án này với phản ánh dư luận cho rằng “Bộ trưởng không kiểm soát được tình hình” trong vụ việc này, đại biểu Hà Minh Huệ trong phiên chất vấn sáng cùng ngày cho biết ông đã nhận được câu trả lời bằng văn bản, nhưng vẫn thấy cần phải hỏi thêm.
Bởi 34 nghìn tỷ dù là con số khái toán nhưng do một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền trình bày và phát ngôn là một đề án của bộ, chắc chắn Bộ trưởng phải biết, phải chỉ đạo cụ thể trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào về việc này?
Vẫn theo đại biểu Huệ, trong đề án của Bộ không trình bày con số kinh phí thực hiện thì đó là một sai sót, chắc chắn đó là một đề án chưa chuẩn xác, chưa đúng, chưa đầy đủ đã trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Bộ trưởng dự kiến lúc nào sẽ trình đề án này lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nâng cao chất lượng giáo dục và khắc phục những yếu kém của ngành giáo dục hiện nay?”, ông Huệ hỏi thêm.
Bộ trưởng Luận có hơn hai tiếng nghỉ buổi trưa để chuẩn bị cho câu trả lời, nếu cần. Câu trả lời buổi chiều của ông dài hơn 1.300 chữ.
Với nhận xét đề án của Bộ không trình bày con số kinh phí thực hiện thì đó là một sai sót, Bộ trưởng quả quyết, “chúng tôi thấy chúng tôi không có khuyết điểm gì về việc này, vì không có quy định về văn bản pháp luật là trình hồ sơ thế nào, và khi không có quy định văn bản pháp luật, thì chỉ có một cách là căn cứ vào lịch sử Quốc hội khóa trước”.
Bộ trưởng lý giải là vào năm 2000, Quốc hội khóa 10 đã bàn và ra nghị quyết số 40 về chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đến năm nay thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương cũng triển khai việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong khuôn khổ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Bộ đã thảo luận và đề xuất với Thủ tướng là theo cách làm của Quốc hội khóa 10, và trong Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa 10 không có vấn đề kinh phí, do vậy hồ sơ Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị báo cáo với Thủ tướng xem xét để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội cũng không có.
Về sự xuất hiện của con số 34.000 tỷ đồng, Bộ trưởng cho biết khi báo cáo chính thức trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tờ trình của Chính phủ không có con số đó.
Sau đó đại biểu Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội có hỏi về vấn đề kinh phí. “Nhưng không phải hỏi kinh phí mà hỏi về tính toán của Chính phủ về khả năng xã hội hóa nguồn kinh phí để triển khai, ngoài ngân sách nhà nước là bao nhiêu % đã dự tính chưa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Trong tay đồng chí Thứ trưởng không có con số 34 nghìn tỷ, một đồng chí cấp vụ của chúng tôi ngồi ở ghế sau đưa lên một tờ giấy”, Bộ trưởng cho biết cụ thể tình huống xuất hiện của con số 34 nghìn tỷ.
Bộ trưởng Luận cũng mong được thông cảm, “anh em dự một phiên họp quan trọng như vậy, trang nghiêm như vậy, đọc con số đó lên nhưng chúng tôi chưa bàn bạc, thống nhất”.
Bộ trưởng “tự kiểm điểm” là với tư cách Bộ trưởng thực hiện sự ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ chưa đầy đủ và gây nên sự lo lắng, băn khoăn trong nhân dân “là mấy anh này chỉ vẽ ra để tiêu tiền, làm thất thoát tiền của đất nước, của nhân dân”.
Nghe xong câu chuyện từ chính Bộ trưởng, bên hành lang một số vị đại biểu bày tỏ rằng còn có cảm giác sốc hơn cả khi thấy con số 34 nghìn tỷ xuất hiện, vì "không hiểu nổi cung cách làm việc của Bộ".
“Đề án mà không có kinh phí rõ ràng là thiếu sót, nhưng thiếu sót được lý giải là thuộc về một anh cấp vụ, thì thật khó thuyết phục”, một vị đại biểu nhận xét.