Bộ trưởng Thăng: “Đừng ảo tưởng về Vinalines”
Tổng giám đốc Vinalines cho biết, đến nay, đàm phán nợ của doanh nghiệp này gần như dừng lại, trong khi dư nợ gốc đến hết tháng 3/2015 vẫn lên tới 8.739 tỷ đồng
“Việc các tổ chức tín dụng cho rằng Vinalines có thể nhanh chóng phục hồi và có thể giữ nguyên được vốn cho vay là ảo tưởng, trong tình huống này chỉ có thể lựa chọn lấy cái đỡ xấu hơn mà thôi”.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về tình hình sản xuất kinh doanh và cổ phần hoá doanh nghiệp này, ngày 13/4.
Báo cáo với Bộ trưởng Thăng, Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn cho hay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp này hiện nay là cước vận tải sụt giảm nghiêm trọng và tái cơ cấu tài chính “rất nan giải”.
Theo đó, dù sản lượng quý 1/2015 có nhỉnh hơn cùng kỳ 2014 với vận tải đạt 6,9 triệu tấn và 23,4 tỷ TKm, sản lượng khai thác cảng đạt 19,8 triệu tấn, song tổng doanh thu quý 1 chỉ đạt 3.965 tỷ đồng, bằng 21% kế hoạch năm và bằng 90% thực hiện cùng kỳ năm 2014.
Giá cước vận tải và cho thuê tàu giảm trên cả 3 thị trường tàu hàng khô, tàu container và tàu dầu từ cuối năm 2008 đến nay gây thêm khó khăn lớn cho tổng công ty. Các tàu hàng rời tại thời điểm hiện tại có mức thu không đủ bù đắp chi phí khai thác.
Cùng đó, kết quả tái cơ cấu nợ của các công ty vận tải biển chưa đạt như kế hoạch, đàm phán nợ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước chững hẳn lại, do các tổ chức tín dụng kỳ vọng vào sự phục hồi của Vinalines.
“Đến nay, đàm phán gần như dừng lại, nhất là sau khi Vinalines thoái vốn cảng biển khá thành công và trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hoá công ty mẹ. Dư nợ gốc đến 31/3/2015 của Vinalines vẫn còn rất lớn, tới 8.739,51 tỷ đồng”, ông Sơn cho hay.
Theo ông Sơn, điều này dẫn đến Vinalines bị thiếu hụt dòng tiền. Các công ty vận tải biển phải áp dụng phương thức cho thuê tàu định hạn để duy trì hoạt động, tiềm ẩn nhiều rủi ro bị bắt giữ tàu do phát sinh tranh chấp với bên thứ ba.
Trong khi đó, các tập đoàn logistics nước ngoài đến nay đã được thành lập công ty 100% vốn, hiện đang chiếm khoảng 80% thị phần logistics Việt Nam khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam, trong đó có Vinalines sẽ gặp nhiều khó khăn khi yếu thế hơn hẳn về vốn hoạt động, mạng lưới hoạt động.
Về kế hoạch quý 2 của Vinalines, Tổng giám đốc Lê Anh Sơn cho biết, tổng công ty sẽ phấn đấu để sản lượng vận tải biển quý 2 đạt 7 triệu tấn, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 13,9 triệu tấn; sản lượng hàng thông qua cảng quý 2 đạt 21 triệu tấn, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 41 triệu tấn; doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 8.464 tỷ đồng.
Tổng công ty cũng có kế hoạch thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu đối với Công ty mẹ - Vinalines vào cuối quý 2/2015, và chuẩn bị công tác chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đồng thời tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa đối với đơn vị thành viên, thực hiện tái cơ cấu nợ và thoái vốn tại các đơn vị thành viên.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng không đồng ý với các giải pháp mà Vinalines đưa ra cho quý 2 và khẳng định “các giải pháp quá chung chung”.
Đặc biệt, mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Vinalines trong thời gian qua, song Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định: “Việc các tổ chức tín dụng cho rằng Vinalines có thể nhanh chóng phục hồi và có thể giữ nguyên được vốn cho vay là ảo tưởng, trong tình huống này chỉ có thể lựa chọn lấy cái đỡ xấu hơn mà thôi”.
Theo Bộ trưởng Thăng, có hai nội dung mà Vinalines phải tập trung giải quyết, đó là tái cơ cấu tài chính và đổi mới quản trị doanh nghiệp. Nếu không tái cơ cấu được tài chính, việc cổ phần hoá cũng chỉ là hình thức.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng yêu cầu Vinalines phải rà soát lại thu chi, giảm chi tối đa, cắt tất cả những khoản chi không cần thiết. Vận tải biển phải cơ cấu lại, rà soát xem xét lại các đơn giá, định mức, xóa bỏ trung gian không cần thiết; phải tìm kiếm thị trường, khai thác tốt thị trường trong nước, vươn dần ra nước ngoài.
Liên quan đến đề án cổ phần hoá Vinalies, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất trình Chính phủ phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này với tỷ lệ phần vốn Nhà nước chỉ còn lại 36%.
Vinalines cho biết, tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này hiện là 8.964 tỷ đồng. Con số này được xác định sau khi đã trừ đi hơn 12.300 tỷ đồng tổng nợ phải trả.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về tình hình sản xuất kinh doanh và cổ phần hoá doanh nghiệp này, ngày 13/4.
Báo cáo với Bộ trưởng Thăng, Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn cho hay, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp này hiện nay là cước vận tải sụt giảm nghiêm trọng và tái cơ cấu tài chính “rất nan giải”.
Theo đó, dù sản lượng quý 1/2015 có nhỉnh hơn cùng kỳ 2014 với vận tải đạt 6,9 triệu tấn và 23,4 tỷ TKm, sản lượng khai thác cảng đạt 19,8 triệu tấn, song tổng doanh thu quý 1 chỉ đạt 3.965 tỷ đồng, bằng 21% kế hoạch năm và bằng 90% thực hiện cùng kỳ năm 2014.
Giá cước vận tải và cho thuê tàu giảm trên cả 3 thị trường tàu hàng khô, tàu container và tàu dầu từ cuối năm 2008 đến nay gây thêm khó khăn lớn cho tổng công ty. Các tàu hàng rời tại thời điểm hiện tại có mức thu không đủ bù đắp chi phí khai thác.
Cùng đó, kết quả tái cơ cấu nợ của các công ty vận tải biển chưa đạt như kế hoạch, đàm phán nợ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước chững hẳn lại, do các tổ chức tín dụng kỳ vọng vào sự phục hồi của Vinalines.
“Đến nay, đàm phán gần như dừng lại, nhất là sau khi Vinalines thoái vốn cảng biển khá thành công và trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần hoá công ty mẹ. Dư nợ gốc đến 31/3/2015 của Vinalines vẫn còn rất lớn, tới 8.739,51 tỷ đồng”, ông Sơn cho hay.
Theo ông Sơn, điều này dẫn đến Vinalines bị thiếu hụt dòng tiền. Các công ty vận tải biển phải áp dụng phương thức cho thuê tàu định hạn để duy trì hoạt động, tiềm ẩn nhiều rủi ro bị bắt giữ tàu do phát sinh tranh chấp với bên thứ ba.
Trong khi đó, các tập đoàn logistics nước ngoài đến nay đã được thành lập công ty 100% vốn, hiện đang chiếm khoảng 80% thị phần logistics Việt Nam khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam, trong đó có Vinalines sẽ gặp nhiều khó khăn khi yếu thế hơn hẳn về vốn hoạt động, mạng lưới hoạt động.
Về kế hoạch quý 2 của Vinalines, Tổng giám đốc Lê Anh Sơn cho biết, tổng công ty sẽ phấn đấu để sản lượng vận tải biển quý 2 đạt 7 triệu tấn, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 13,9 triệu tấn; sản lượng hàng thông qua cảng quý 2 đạt 21 triệu tấn, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 41 triệu tấn; doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đầu năm 2015 đạt 8.464 tỷ đồng.
Tổng công ty cũng có kế hoạch thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu đối với Công ty mẹ - Vinalines vào cuối quý 2/2015, và chuẩn bị công tác chuyển Công ty mẹ sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đồng thời tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa đối với đơn vị thành viên, thực hiện tái cơ cấu nợ và thoái vốn tại các đơn vị thành viên.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng không đồng ý với các giải pháp mà Vinalines đưa ra cho quý 2 và khẳng định “các giải pháp quá chung chung”.
Đặc biệt, mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Vinalines trong thời gian qua, song Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định: “Việc các tổ chức tín dụng cho rằng Vinalines có thể nhanh chóng phục hồi và có thể giữ nguyên được vốn cho vay là ảo tưởng, trong tình huống này chỉ có thể lựa chọn lấy cái đỡ xấu hơn mà thôi”.
Theo Bộ trưởng Thăng, có hai nội dung mà Vinalines phải tập trung giải quyết, đó là tái cơ cấu tài chính và đổi mới quản trị doanh nghiệp. Nếu không tái cơ cấu được tài chính, việc cổ phần hoá cũng chỉ là hình thức.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng yêu cầu Vinalines phải rà soát lại thu chi, giảm chi tối đa, cắt tất cả những khoản chi không cần thiết. Vận tải biển phải cơ cấu lại, rà soát xem xét lại các đơn giá, định mức, xóa bỏ trung gian không cần thiết; phải tìm kiếm thị trường, khai thác tốt thị trường trong nước, vươn dần ra nước ngoài.
Liên quan đến đề án cổ phần hoá Vinalies, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất trình Chính phủ phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này với tỷ lệ phần vốn Nhà nước chỉ còn lại 36%.
Vinalines cho biết, tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này hiện là 8.964 tỷ đồng. Con số này được xác định sau khi đã trừ đi hơn 12.300 tỷ đồng tổng nợ phải trả.