Vinalines, Vinashin đang được tái cơ cấu thế nào?
Cập nhật những kết quả mới liên quan đến tái cơ cấu Vinalines và Vinashin
Bản báo cáo về tình hình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải đã hé lộ nhiều thông tin quan trọng liên quan đến tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC), tiền thân là Vinashin, hai đơn vị được quan tâm đặc biệt của công luận.
Đối với Vinalines, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Vinalines, Vinashinlines và Falcon xử lý tài chính trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản sau khi nộp đơn lên Tòa án đề nghị mở thủ tục phá sản Vinashinlines, Falcon và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết một số vướng mắc khi thực hiện phá sản doanh nghiệp.
Các nội dung quan trọng khác như giải quyết vướng mắc trong việc xử lý các tàu là tài sản đảm bảo của Vinashinlines trong quá trình thực hiện phá sản doanh nghiệp; thủ tục chuyển nợ vay của Vinalines thành vốn điều lệ của Vinashinlines; cơ chế sử dụng quỹ đất khi thực hiện việc chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn; quyết toán chi phí bán tàu, hoàn trả về quỹ và phân chia nguồn thu cho các tổ chức tín dụng.. cũng đang được giải quyết.
Về cổ phần hóa các đơn vị thành viên, đến tháng 6/2014, Vinalines đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu đối với 5 doanh nghiệp gồm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vinalines Nha Trang.
Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thu tiền bán cổ phần, xử lý số cổ phần không bán hết, tổ chức đại hội cổ đông và đăng ký doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành công tác cổ phần hóa cảng Cam Ranh và cảng Cần Thơ trong năm 2014 và các cảng Sài Gòn, Năm Căn và Nghệ Tĩnh sẽ hoàn thành trong quý 1/2015.
Tổng công ty đã cơ bản hoàn tất các thủ tục giải thể đối với 4 doanh nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt gồm Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, Công ty Thương mại xăng dầu đường biển, Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ, Trung tâm Phát triển nhân lực Hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC).
Đồng thời, Tổng công ty đã có nghị quyết giải thể Công ty Cổ phần Phát triển Cảng Bến Đình Sao Mai (BSPD).
Hai doanh nghiệp khá tai tiếng thuộc Vinalines, gồm Vinashinlines và Falcon, thủ tục phá sản cũng đã được tiến hành. Cụ thể, ngày 14/3/2014, Vinashinlines nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tiếp đó, ngày 20/5/2014, Vinashinlines nhận được Thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó đề nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo, Vinashinlines phải nộp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Tòa án. Vinashinlines hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ phá sản theo yêu cầu của Tòa án.
Đối với Công ty Falcon, ngày 8/4/2014, Hội đồng quản trị Falcon đã triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường (lần 2) và đã thông qua việc triển khai thủ tục phá sản và thay đổi một số nhân sự chủ chốt trong Ban Điều hành và Hội đồng quản trị Công ty.
Ngày 29/4/2014, Falcon đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Falcon đang chuẩn bị các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.
Đối với Vinashin, hiện nay là Tổng công ty, Bộ Giao thông Vận tải đã trực tiếp làm việc với SBIC để rà soát, xác định từng phương án tái cơ cấu đối với tất cả các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình Tổng công ty, đồng thời trực tiếp phối hợp với các địa phương để hỗ trợ SBIC rút vốn thương hiệu.
Bộ cũng đã yêu cầu SBIC đề xuất, lựa chọn phương án và thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp theo quy định pháp luật (Công ty Đầu tư phát triển CNTT Tiền Giang, Công ty Công nghiệp tàu thủy Đồng Nai, Công ty TNHH Định Công, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec).
Để thúc nhanh quá trình tái cơ cấu, Bộ cũng đã đôn đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thẩm định phương án tái cơ cấu nợ đợt 1, giai đoạn 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chỉ đạo các chi cục Thuế hỗ trợ SBIC xác nhận tình trạng hoạt động, chấp hành báo cáo của 16 đơn vị thành viên thuộc SBIC tại các cục thuế địa phương.
SBIC cũng đã hoàn thành thẩm định và trình Bộ Giao thông Vận tải phương án tái cơ cấu 8 doanh nghiệp. Bộ đã tập hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, gửi SBIC để tiếp thu, hoàn thiện trình Bộ phê duyệt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty, giao Hội đồng thành viên Tổng công ty thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa các công ty con. Hiện nay, các đơn vị đang triển khai công tác kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp.
SBIC cũng đã hoàn thành rút vốn thương hiệu Vinashin theo hình thức giảm vốn điều lệ tại 45 công ty. Đối với 63 đơn vị còn lại, sẽ có 24 đơn vị sẽ thực hiện được; 39 đơn vị còn lại sẽ chuyển hình thức tái cơ cấu và có một số đơn vị còn vướng mắc tài chính nên không thực hiện rút vốn thương hiệu.
SBIC cũng rà soát và triển khai thủ tục phá sản 11 doanh nghiệp và hoàn thành việc giải thể 12 đơn vị khác. Theo kế hoạch, SBIC sẽ thực hiện giải thể 50 đơn vị, hiện nay, đang tập trung triển khai các thủ tục để thực hiện giải thể tại 12 công ty TNHH MTV; 5 đơn vị sự nghiệp là các trường nghề và 20 công ty cổ phần.
Đối với Vinalines, trong 6 tháng đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Vinalines, Vinashinlines và Falcon xử lý tài chính trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản sau khi nộp đơn lên Tòa án đề nghị mở thủ tục phá sản Vinashinlines, Falcon và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết một số vướng mắc khi thực hiện phá sản doanh nghiệp.
Các nội dung quan trọng khác như giải quyết vướng mắc trong việc xử lý các tàu là tài sản đảm bảo của Vinashinlines trong quá trình thực hiện phá sản doanh nghiệp; thủ tục chuyển nợ vay của Vinalines thành vốn điều lệ của Vinashinlines; cơ chế sử dụng quỹ đất khi thực hiện việc chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn; quyết toán chi phí bán tàu, hoàn trả về quỹ và phân chia nguồn thu cho các tổ chức tín dụng.. cũng đang được giải quyết.
Về cổ phần hóa các đơn vị thành viên, đến tháng 6/2014, Vinalines đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu đối với 5 doanh nghiệp gồm cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang và Vinalines Nha Trang.
Trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thu tiền bán cổ phần, xử lý số cổ phần không bán hết, tổ chức đại hội cổ đông và đăng ký doanh nghiệp.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành công tác cổ phần hóa cảng Cam Ranh và cảng Cần Thơ trong năm 2014 và các cảng Sài Gòn, Năm Căn và Nghệ Tĩnh sẽ hoàn thành trong quý 1/2015.
Tổng công ty đã cơ bản hoàn tất các thủ tục giải thể đối với 4 doanh nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt gồm Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc, Công ty Thương mại xăng dầu đường biển, Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ, Trung tâm Phát triển nhân lực Hàng hải Đông Nam Á (Vina-STC).
Đồng thời, Tổng công ty đã có nghị quyết giải thể Công ty Cổ phần Phát triển Cảng Bến Đình Sao Mai (BSPD).
Hai doanh nghiệp khá tai tiếng thuộc Vinalines, gồm Vinashinlines và Falcon, thủ tục phá sản cũng đã được tiến hành. Cụ thể, ngày 14/3/2014, Vinashinlines nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tiếp đó, ngày 20/5/2014, Vinashinlines nhận được Thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó đề nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo, Vinashinlines phải nộp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Tòa án. Vinashinlines hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ phá sản theo yêu cầu của Tòa án.
Đối với Công ty Falcon, ngày 8/4/2014, Hội đồng quản trị Falcon đã triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường (lần 2) và đã thông qua việc triển khai thủ tục phá sản và thay đổi một số nhân sự chủ chốt trong Ban Điều hành và Hội đồng quản trị Công ty.
Ngày 29/4/2014, Falcon đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Falcon đang chuẩn bị các tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Tòa án.
Đối với Vinashin, hiện nay là Tổng công ty, Bộ Giao thông Vận tải đã trực tiếp làm việc với SBIC để rà soát, xác định từng phương án tái cơ cấu đối với tất cả các doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình Tổng công ty, đồng thời trực tiếp phối hợp với các địa phương để hỗ trợ SBIC rút vốn thương hiệu.
Bộ cũng đã yêu cầu SBIC đề xuất, lựa chọn phương án và thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp theo quy định pháp luật (Công ty Đầu tư phát triển CNTT Tiền Giang, Công ty Công nghiệp tàu thủy Đồng Nai, Công ty TNHH Định Công, Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec).
Để thúc nhanh quá trình tái cơ cấu, Bộ cũng đã đôn đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thẩm định phương án tái cơ cấu nợ đợt 1, giai đoạn 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế chỉ đạo các chi cục Thuế hỗ trợ SBIC xác nhận tình trạng hoạt động, chấp hành báo cáo của 16 đơn vị thành viên thuộc SBIC tại các cục thuế địa phương.
SBIC cũng đã hoàn thành thẩm định và trình Bộ Giao thông Vận tải phương án tái cơ cấu 8 doanh nghiệp. Bộ đã tập hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, gửi SBIC để tiếp thu, hoàn thiện trình Bộ phê duyệt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty, giao Hội đồng thành viên Tổng công ty thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa các công ty con. Hiện nay, các đơn vị đang triển khai công tác kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, xác định giá trị doanh nghiệp.
SBIC cũng đã hoàn thành rút vốn thương hiệu Vinashin theo hình thức giảm vốn điều lệ tại 45 công ty. Đối với 63 đơn vị còn lại, sẽ có 24 đơn vị sẽ thực hiện được; 39 đơn vị còn lại sẽ chuyển hình thức tái cơ cấu và có một số đơn vị còn vướng mắc tài chính nên không thực hiện rút vốn thương hiệu.
SBIC cũng rà soát và triển khai thủ tục phá sản 11 doanh nghiệp và hoàn thành việc giải thể 12 đơn vị khác. Theo kế hoạch, SBIC sẽ thực hiện giải thể 50 đơn vị, hiện nay, đang tập trung triển khai các thủ tục để thực hiện giải thể tại 12 công ty TNHH MTV; 5 đơn vị sự nghiệp là các trường nghề và 20 công ty cổ phần.