Bộ Y tế lại đề xuất tăng viện phí
Khoảng 350 dịch vụ y tế được đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng giá từ 2012
Khoảng 350 dịch vụ y tế được đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng giá từ 2012.
Ngày 14/9, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 95 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.
Theo Bộ Y tế, mức thu viện phí cũ đã quá lạc hậu và việc điều chỉnh là cấp thiết. Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng tình với đề xuất của Bộ Y tế.
Tính từ năm 2003, Bộ Y tế đã nhiều lần đệ trình việc thay đổi viện phí nhưng đều bị phản đối vì chưa giải quyết được đồng bộ các bức xúc liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh và các nhóm yếu thế như người nghèo, cận nghèo, nông dân, cán bộ hưu trí.
Còn lần này, theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị, một trong những lý do cần thiết phải điều chỉnh mức viện phí là ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng số chi thường xuyên của ngành y tế. Năm 2006, con số này chiếm tỷ lệ khoảng 55% và tới năm 2011 giảm xuống chỉ còn 41%. Tính ra, ngân sách cấp cho các bệnh viện mới chỉ đạt 40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Trong khi đó, nguồn thu viện phí và bảo hiểm ý tế thanh toán viện phí chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 43% năm 2006 lên khoảng 57% năm 2011. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho rằng, mức thu viện phí hiện nay quá lạc hậu so với mặt bằng chung.
Cụ thể, mức lương cơ bản năm 1995 là 120.000 đồng, năm 2011 lương cơ bản đã là 830.000 đồng. Trong khi đó, trong khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành theo khung giá 1995, phần lớn mới chỉ được thu từ 30-50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995.
Khoảng 2.650 dịch vụ còn lại được tính theo khung giá từ tháng 1/2006 cũng đã quá lạc hậu. Hệ quả là mức thu không bù được mức chi tại các bệnh viện kéo theo việc các bệnh viện sẽ không hoặc hạn chế thực hiện các dịch vụ y tế mà đáng ra người bệnh phải được phục vụ.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Y tế, công nghệ y tế ngày càng tiên tiến, nhiều loại vật tư hóa chất thay đổi hoàn toàn về phương thức sử dụng làm đội thêm chi phí. Các kỹ thuật trước đây vốn được làm thủ công nay phải thay thế bằng máy móc nên giá thành không thể áp dụng với mức cách đây đã 5 năm...
Bộ Y tế cũng cho rằng, nguyên tắc thu viện phí quy định tại Nghị định Nghị định 95/CP là thu một phần trong tổng chi phí khám, chữa bệnh nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh. Việc ước lượng, định tính và bình quân trong việc thu viện phí hiện nay đã hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác khám, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, với thực tế hiện nay, Nhà nước đang bao cấp cho cả người có thu nhập thấp và thu nhập cao, bao cấp cho các đối tượng có thừa khả năng chi trả toàn bộ viện phí. Đây là hiện tượng bao cấp ngược, gây bất hợp lý trong việc khuyến khích bảo hiểm y tế.
Đề xuất trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 95, Bộ Y tế dự kiến trong giai đoạn 2011-2012 sẽ điều chỉnh phí của 350 dịch vụ đã quá lạc hậu áp dụng từ năm 1995. Cách tính mức điều chỉnh lần này vẫn kế thừa nguyên tắc đã quy định tại Nghị định 95 là thu một phần viện phí theo các chi phí trực tiếp như: tiền thuốc, dịch truyền máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp... Không được thu những phần mà Nhà nước đã hỗ trợ ngành y tế như xây dựng cơ bản, lương, khấu hao tài sản...
Giai đoạn từ năm 2013, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, sẽ thực hiện đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi về cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế lý giải, việc tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới hơn 60% dân số đã có thẻ bảo hiểm y tế, bởi trong tổng số viện phí mà người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế thanh toán thì có tới trên 60% là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư người bệnh sử dụng trực tiếp; 30% là chi phí của các dịch vụ khám bệnh, giường điều trị, chiếu, chụp... Giá viện phí mới chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang thực hiện, trong đó có tiền khám bệnh và tiền giường bệnh nên dự báo tổng số viện phí điều chỉnh tăng không nhiều so với hiện nay.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 là việc làm cần thiết, bởi Nghị định 95 đã quá lạc hậu nên việc điều chỉnh tăng là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế, việc điều chỉnh phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách, không gây ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần bám sát nguyên tắc của bảo hiểm y tế là chia sẻ giữa những người phải vào viện và người không phải vào bệnh viện. Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế thay đổi mức thu bảo hiểm y tế để phù hợp theo thời gian hàng năm. Phó thủ tướng giao Bộ Y tế trong quý 4/2011 trình Chính phủ về mức điều chỉnh cụ thể của 350 dịch vụ y tế, đến năm 2012 triển khai thực hiện.
Ngày 14/9, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tham vấn ý kiến của chuyên gia xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 95 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí.
Theo Bộ Y tế, mức thu viện phí cũ đã quá lạc hậu và việc điều chỉnh là cấp thiết. Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng tình với đề xuất của Bộ Y tế.
Tính từ năm 2003, Bộ Y tế đã nhiều lần đệ trình việc thay đổi viện phí nhưng đều bị phản đối vì chưa giải quyết được đồng bộ các bức xúc liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh và các nhóm yếu thế như người nghèo, cận nghèo, nông dân, cán bộ hưu trí.
Còn lần này, theo báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị, một trong những lý do cần thiết phải điều chỉnh mức viện phí là ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng số chi thường xuyên của ngành y tế. Năm 2006, con số này chiếm tỷ lệ khoảng 55% và tới năm 2011 giảm xuống chỉ còn 41%. Tính ra, ngân sách cấp cho các bệnh viện mới chỉ đạt 40-50 triệu đồng/giường bệnh/năm.
Trong khi đó, nguồn thu viện phí và bảo hiểm ý tế thanh toán viện phí chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 43% năm 2006 lên khoảng 57% năm 2011. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho rằng, mức thu viện phí hiện nay quá lạc hậu so với mặt bằng chung.
Cụ thể, mức lương cơ bản năm 1995 là 120.000 đồng, năm 2011 lương cơ bản đã là 830.000 đồng. Trong khi đó, trong khoảng 3.000 dịch vụ y tế đang thực hiện, có khoảng 350 dịch vụ được ban hành theo khung giá 1995, phần lớn mới chỉ được thu từ 30-50% chi phí trực tiếp theo thời giá năm 1995.
Khoảng 2.650 dịch vụ còn lại được tính theo khung giá từ tháng 1/2006 cũng đã quá lạc hậu. Hệ quả là mức thu không bù được mức chi tại các bệnh viện kéo theo việc các bệnh viện sẽ không hoặc hạn chế thực hiện các dịch vụ y tế mà đáng ra người bệnh phải được phục vụ.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Y tế, công nghệ y tế ngày càng tiên tiến, nhiều loại vật tư hóa chất thay đổi hoàn toàn về phương thức sử dụng làm đội thêm chi phí. Các kỹ thuật trước đây vốn được làm thủ công nay phải thay thế bằng máy móc nên giá thành không thể áp dụng với mức cách đây đã 5 năm...
Bộ Y tế cũng cho rằng, nguyên tắc thu viện phí quy định tại Nghị định Nghị định 95/CP là thu một phần trong tổng chi phí khám, chữa bệnh nên chưa bù đắp đủ các chi phí trực tiếp phục vụ người bệnh. Việc ước lượng, định tính và bình quân trong việc thu viện phí hiện nay đã hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác khám, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, với thực tế hiện nay, Nhà nước đang bao cấp cho cả người có thu nhập thấp và thu nhập cao, bao cấp cho các đối tượng có thừa khả năng chi trả toàn bộ viện phí. Đây là hiện tượng bao cấp ngược, gây bất hợp lý trong việc khuyến khích bảo hiểm y tế.
Đề xuất trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 95, Bộ Y tế dự kiến trong giai đoạn 2011-2012 sẽ điều chỉnh phí của 350 dịch vụ đã quá lạc hậu áp dụng từ năm 1995. Cách tính mức điều chỉnh lần này vẫn kế thừa nguyên tắc đã quy định tại Nghị định 95 là thu một phần viện phí theo các chi phí trực tiếp như: tiền thuốc, dịch truyền máu, vật tư, hóa chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp... Không được thu những phần mà Nhà nước đã hỗ trợ ngành y tế như xây dựng cơ bản, lương, khấu hao tài sản...
Giai đoạn từ năm 2013, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định mới, sẽ thực hiện đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi về cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế lý giải, việc tăng viện phí sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới hơn 60% dân số đã có thẻ bảo hiểm y tế, bởi trong tổng số viện phí mà người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế thanh toán thì có tới trên 60% là tiền thuốc, máu, dịch truyền, vật tư người bệnh sử dụng trực tiếp; 30% là chi phí của các dịch vụ khám bệnh, giường điều trị, chiếu, chụp... Giá viện phí mới chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang thực hiện, trong đó có tiền khám bệnh và tiền giường bệnh nên dự báo tổng số viện phí điều chỉnh tăng không nhiều so với hiện nay.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc điều chỉnh khung viện phí đối với 350 dịch vụ y tế đang áp dụng từ năm 1995 là việc làm cần thiết, bởi Nghị định 95 đã quá lạc hậu nên việc điều chỉnh tăng là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng lưu ý Bộ Y tế, việc điều chỉnh phải nằm trong khả năng chi trả của người dân và phải có hỗ trợ tối đa cho người nghèo, đối tượng chính sách, không gây ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
Phó thủ tướng đề nghị Bộ Y tế cần bám sát nguyên tắc của bảo hiểm y tế là chia sẻ giữa những người phải vào viện và người không phải vào bệnh viện. Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hoàn thiện cơ chế thay đổi mức thu bảo hiểm y tế để phù hợp theo thời gian hàng năm. Phó thủ tướng giao Bộ Y tế trong quý 4/2011 trình Chính phủ về mức điều chỉnh cụ thể của 350 dịch vụ y tế, đến năm 2012 triển khai thực hiện.