Bơm thêm tiền, lạm phát có ảnh hưởng?
Với điều chỉnh mới, lượng tiền tiếp cho nền kinh tế sẽ tăng thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?
Với những quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền tiếp cho nền kinh tế sẽ tăng thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát?
Trước mối quan hệ này, trò chuyện với VnEconomy, ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), đã đưa ra một số nhận định.
Từ lạm phát, sang giảm phát
Ông đánh giá thế nào về những quyết định đầu tuần này của Ngân hàng Nhà nước?
Thực tế nền kinh tế hiện nay đang chỉ ra rằng nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục biện pháp thắt chặt tiền tệ như thời gian trước, không ít doanh nghiệp sẽ thờ ơ với vốn ngân hàng do lãi suất quá cao.
Các ngân hàng thương mại thừa vốn, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu lại không tiếp cận được vốn ngân hàng. Hàng loạt doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn.
Các chỉ số thống kê cũng cho thấy, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 là 0,18% và tháng 10 có thể âm. Vậy thì, nền kinh tế đang có nguy cơ chuyển từ lạm phát sang giảm phát. Giữa lạm phát và giảm phát, giảm phát nguy hiểm hơn bởi nó sẽ kéo theo những hệ lụy lớn làm nền kinh tế không phát triển, công ăn việc làm không có, doanh nghiệp phá sản…
Với những lý do đó, tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quyết định kịp thời, trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới có những diễn biến mới phức tạp.
Trả thêm lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc, giải phóng tín phiếu bắt buộc..., liệu đây có phải là những biện pháp gián tiếp bơm tiền ra thị trường, và chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, thưa ông?
Việc nâng lãi suất dữ trữ bắt buộc và giải phóng tín phiếu bắt buộc là do Ngân hàng Nhà nước đứng trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế.
Như trên tôi đã nói, nền kinh tế đang có nguy cơ giảm phát, lượng tiền đưa vào ngân hàng tăng, người dân thắt lưng buộc bụng, hàng hóa lưu thông kém, sản xuất bị đình trệ... Như vậy, ngân hàng buộc phải bơm thêm tiền để thúc đẩy sản xuất, khuyến khích tiêu dùng.
Để kiểm soát tốt lạm phát, Chính phủ nên rạch ròi và kiểm soát tận gốc rễ nguyên nhân của lạm phát. Những tháng đầu năm, Chính phủ tập trung chống lạm phát và xoáy mạnh vào các biện pháp tiền tệ, thắt chặt tiền tệ. Thực tế chứng minh lạm phát không chỉ bắt nguồn từ các ngân hàng.
Việc thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ gây giảm phát cho nền kinh tế. Chính phủ đã lựa chọn giải pháp chống lạm phát một cách linh hoạt tức là bơm ngược dòng vốn trở lại cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực làm ăn thực sự hiệu quả.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây lạm phát bắt nguồn từ hiệu quả đầu tư thấp kém của nhiều dự án đầu tư công và sự đầu tư tràn lan (mang cả tính chất đầu cơ) của các doanh nghiệp tập đoàn quốc doanh. Nếu những sự đầu tư này được nhà nước kiểm soát chặt chẽ và kiên quyết hơn nữa thì việc chống lạm phát vẫn đạt hiệu quả cao mà sản xuất kinh doanh không bị đình trệ.
Các ngân hàng cổ phần hầu hết phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh. Nếu để khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp cận vốn ào ạt trở lại thì bao công sức chống lạm phát trong hai quý đầu năm của chúng ta sẽ là vô nghĩa.
Và lạm phát một khi bùng phát trở lại sẽ vô cùng nguy hiểm, hậu quả còn khó lường hơn thời gian trước đây.
Nhu cầu vốn cuối năm không mạnh
Là lãnh đạo một ngân hàng thương mại, ông đón nhận những quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Với các ngân hàng nói chung, đó là một tín hiệu vui. Các quyết định mới về lãi suất giúp tăng cường thêm nữa khả năng thanh khoản cho các ngân hàng; giảm nguy cơ nợ xấu do doanh nghiệp được tiếp cận trở lại nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, chi phí đầu vào giảm giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đây là biện pháp kích thích làm cho thị trường bất động sản Việt Nam ấm dần lên sau gần 10 tháng đóng băng, tạo ra thanh khoản tốt hơn cho hàng hóa này. Hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn hơn và chắc chắn kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong những tháng cuối năm cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Theo ông, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng sau những quyết định đó sẽ diễn biến như thế nào?
Với sự điều chỉnh vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất đầu vào của các ngân hàng đã dịu đi. Tuy nhiên, tính toán cụ thể thì lãi suất bình quân đầu vào của các ngân hàng vẫn đang ở mức khoảng 16%/năm và cho vay ở mức khoảng 18%/năm.
Qua thực tế tiếp xúc với doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy, mức lãi suất cho vay hợp lý mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được tại thời điểm này là khoảng 16%/năm. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, tôi dự đoán các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống 1% – 2% nữa.
Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là dù lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có giảm, nhưng không có nghĩa tốc độ tăng tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ như mọi năm.
Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay, với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng, các doanh nghiệp co hẹp sản xuất, hủy nhiều kế hoạch kinh doanh... nên nhu cầu vốn cuối năm cũng sẽ không tăng mạnh như mọi năm. Nếu có tăng, thì sẽ là thời điểm đầu năm 2009, với những kế hoạch sản xuất kinh doanh mới.
Trước mối quan hệ này, trò chuyện với VnEconomy, ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), đã đưa ra một số nhận định.
Từ lạm phát, sang giảm phát
Ông đánh giá thế nào về những quyết định đầu tuần này của Ngân hàng Nhà nước?
Thực tế nền kinh tế hiện nay đang chỉ ra rằng nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục biện pháp thắt chặt tiền tệ như thời gian trước, không ít doanh nghiệp sẽ thờ ơ với vốn ngân hàng do lãi suất quá cao.
Các ngân hàng thương mại thừa vốn, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu lại không tiếp cận được vốn ngân hàng. Hàng loạt doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn.
Các chỉ số thống kê cũng cho thấy, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 là 0,18% và tháng 10 có thể âm. Vậy thì, nền kinh tế đang có nguy cơ chuyển từ lạm phát sang giảm phát. Giữa lạm phát và giảm phát, giảm phát nguy hiểm hơn bởi nó sẽ kéo theo những hệ lụy lớn làm nền kinh tế không phát triển, công ăn việc làm không có, doanh nghiệp phá sản…
Với những lý do đó, tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quyết định kịp thời, trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới có những diễn biến mới phức tạp.
Trả thêm lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc, giải phóng tín phiếu bắt buộc..., liệu đây có phải là những biện pháp gián tiếp bơm tiền ra thị trường, và chúng sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, thưa ông?
Việc nâng lãi suất dữ trữ bắt buộc và giải phóng tín phiếu bắt buộc là do Ngân hàng Nhà nước đứng trên cơ sở thực tiễn của nền kinh tế.
Như trên tôi đã nói, nền kinh tế đang có nguy cơ giảm phát, lượng tiền đưa vào ngân hàng tăng, người dân thắt lưng buộc bụng, hàng hóa lưu thông kém, sản xuất bị đình trệ... Như vậy, ngân hàng buộc phải bơm thêm tiền để thúc đẩy sản xuất, khuyến khích tiêu dùng.
Để kiểm soát tốt lạm phát, Chính phủ nên rạch ròi và kiểm soát tận gốc rễ nguyên nhân của lạm phát. Những tháng đầu năm, Chính phủ tập trung chống lạm phát và xoáy mạnh vào các biện pháp tiền tệ, thắt chặt tiền tệ. Thực tế chứng minh lạm phát không chỉ bắt nguồn từ các ngân hàng.
Việc thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ gây giảm phát cho nền kinh tế. Chính phủ đã lựa chọn giải pháp chống lạm phát một cách linh hoạt tức là bơm ngược dòng vốn trở lại cho khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực làm ăn thực sự hiệu quả.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây lạm phát bắt nguồn từ hiệu quả đầu tư thấp kém của nhiều dự án đầu tư công và sự đầu tư tràn lan (mang cả tính chất đầu cơ) của các doanh nghiệp tập đoàn quốc doanh. Nếu những sự đầu tư này được nhà nước kiểm soát chặt chẽ và kiên quyết hơn nữa thì việc chống lạm phát vẫn đạt hiệu quả cao mà sản xuất kinh doanh không bị đình trệ.
Các ngân hàng cổ phần hầu hết phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh. Nếu để khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp cận vốn ào ạt trở lại thì bao công sức chống lạm phát trong hai quý đầu năm của chúng ta sẽ là vô nghĩa.
Và lạm phát một khi bùng phát trở lại sẽ vô cùng nguy hiểm, hậu quả còn khó lường hơn thời gian trước đây.
Nhu cầu vốn cuối năm không mạnh
Là lãnh đạo một ngân hàng thương mại, ông đón nhận những quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Với các ngân hàng nói chung, đó là một tín hiệu vui. Các quyết định mới về lãi suất giúp tăng cường thêm nữa khả năng thanh khoản cho các ngân hàng; giảm nguy cơ nợ xấu do doanh nghiệp được tiếp cận trở lại nguồn vốn với lãi suất thấp hơn, chi phí đầu vào giảm giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đây là biện pháp kích thích làm cho thị trường bất động sản Việt Nam ấm dần lên sau gần 10 tháng đóng băng, tạo ra thanh khoản tốt hơn cho hàng hóa này. Hoạt động của các ngân hàng sẽ an toàn hơn và chắc chắn kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong những tháng cuối năm cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Theo ông, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng sau những quyết định đó sẽ diễn biến như thế nào?
Với sự điều chỉnh vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất đầu vào của các ngân hàng đã dịu đi. Tuy nhiên, tính toán cụ thể thì lãi suất bình quân đầu vào của các ngân hàng vẫn đang ở mức khoảng 16%/năm và cho vay ở mức khoảng 18%/năm.
Qua thực tế tiếp xúc với doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy, mức lãi suất cho vay hợp lý mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được tại thời điểm này là khoảng 16%/năm. Vì vậy, từ nay đến cuối năm, tôi dự đoán các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm xuống 1% – 2% nữa.
Cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vấn đề là dù lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có giảm, nhưng không có nghĩa tốc độ tăng tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ như mọi năm.
Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay, với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng, các doanh nghiệp co hẹp sản xuất, hủy nhiều kế hoạch kinh doanh... nên nhu cầu vốn cuối năm cũng sẽ không tăng mạnh như mọi năm. Nếu có tăng, thì sẽ là thời điểm đầu năm 2009, với những kế hoạch sản xuất kinh doanh mới.