Morgan Stanley đánh giá động thái mới của Ngân hàng Nhà nước
Morgan Stanley đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý xung quanh dấu hiệu "nới lỏng chính sách tiền tệ" của Việt Nam
Tập đoàn ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) vừa đưa ra một số đánh giá về các biện pháp mới công bố ngày 20/10 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong báo cáo công bố ngày 21/10 mang tên “From offensive tightening to defensive easing” (tạm dịch: “Từ chính sách thắt chặt có tính tấn công tới chính sách nới lỏng có tính phòng thủ”), Morgan Stanley đã đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý xung quanh dấu hiệu "nới lỏng chính sách tiền tệ" của Việt Nam.
Ngoài nước xấu đi
Trước hết, xin điểm lại các động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 20/10:
Thứ nhất, lãi suất cơ bản VND được cắt giảm 1%, xuống còn 13%, khiến trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống từ mức 21% còn 19,5%.
Thứ hai, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc bán cho các ngân hàng thương mại từ tháng 3. Đồng thời, tăng lãi suất đối với dự trữ bắt buộc VND của các tổ chức tín dụng từ mức 5%/năm lên mức 10%/năm.
Báo cáo của Morgan Stanley cho rằng, các biện pháp này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là sự hưởng ứng đối với các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương khác trên phạm vi toàn cầu. Các chuyên gia thực hiện báo cáo đã đưa ra hai lý do chính dẫn tới sự chuyển biến chính sách này.
Thứ nhất, lý do quan trọng nhất là việc những rủi ro đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam lúc này không còn là những yếu tố nội tại nữa, mà là những yếu tố bên ngoài.
Morgan Stanley dự báo, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào một giai đoạn suy thoái kéo dài, và kinh tế toàn cầu có khả năng chỉ tăng 2,5% trong năm 2009, so với mức 3,8% trong năm 2008.
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài "vùng phủ sóng" tác động của cuộc khủng hoảng này, do đó, Morgan Stanley cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thiên về xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ mang tính phòng thủ, thay vì thắt chặt có tính tấn công.
Trong nước tích cực
Thứ hai, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tạo cơ sở ban đầu cho Ngân hàng Nhà nước trong việc cân nhắc tới tác động của tình hình bên ngoài.
Trước đây, sự phát triển nóng của nền kinh tế, những áp lực trong cán cân thanh toán và nguy cơ mất giá của VND là những lý do để Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp thắt chặt.
Tuy nhiên, hai biểu hiện quan trọng nhất của sự phát triển nóng là tỷ lệ lạm phát và thâm hụt thương mại hiện đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 so với tháng 8 đã giảm 0,2%, đưa tỷ lệ lạm phát tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 27,9%. Trong thời gian tới, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ còn tiếp tục giảm xuống do giá xăng dầu đang liên tục được điều chỉnh giảm.
Mức thâm hụt thương mại tháng 9 cũng đã giảm xuống còn 7,5% so với GDP, so với mức 53,5% GDP trong tháng 3.
Mặt khác, trong khi các đồng tiền khác ở khu vực châu Á chịu áp lực mất giá mạnh do sự mạnh lên của đồng USD, tỷ giá VND lại khá ổn định.
Các chuyên gia của Morgan Stanley nhận định, tình hình bên ngoài xấu đi khá nhanh là lý do chính khiến Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản VND sớm hơn dự kiến.
Báo cáo cũng dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng sẽ là cách nới lỏng từ từ, thận trọng, thay vì nới lỏng nhanh và mạnh như cách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã và đang làm, do sự cần thiết phải tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố rủi ro từ bên trong và bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong báo cáo công bố ngày 21/10 mang tên “From offensive tightening to defensive easing” (tạm dịch: “Từ chính sách thắt chặt có tính tấn công tới chính sách nới lỏng có tính phòng thủ”), Morgan Stanley đã đưa ra nhiều nhận định đáng chú ý xung quanh dấu hiệu "nới lỏng chính sách tiền tệ" của Việt Nam.
Ngoài nước xấu đi
Trước hết, xin điểm lại các động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 20/10:
Thứ nhất, lãi suất cơ bản VND được cắt giảm 1%, xuống còn 13%, khiến trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm xuống từ mức 21% còn 19,5%.
Thứ hai, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc bán cho các ngân hàng thương mại từ tháng 3. Đồng thời, tăng lãi suất đối với dự trữ bắt buộc VND của các tổ chức tín dụng từ mức 5%/năm lên mức 10%/năm.
Báo cáo của Morgan Stanley cho rằng, các biện pháp này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là sự hưởng ứng đối với các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương khác trên phạm vi toàn cầu. Các chuyên gia thực hiện báo cáo đã đưa ra hai lý do chính dẫn tới sự chuyển biến chính sách này.
Thứ nhất, lý do quan trọng nhất là việc những rủi ro đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam lúc này không còn là những yếu tố nội tại nữa, mà là những yếu tố bên ngoài.
Morgan Stanley dự báo, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể khiến kinh tế toàn cầu rơi vào một giai đoạn suy thoái kéo dài, và kinh tế toàn cầu có khả năng chỉ tăng 2,5% trong năm 2009, so với mức 3,8% trong năm 2008.
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài "vùng phủ sóng" tác động của cuộc khủng hoảng này, do đó, Morgan Stanley cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thiên về xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ mang tính phòng thủ, thay vì thắt chặt có tính tấn công.
Trong nước tích cực
Thứ hai, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tạo cơ sở ban đầu cho Ngân hàng Nhà nước trong việc cân nhắc tới tác động của tình hình bên ngoài.
Trước đây, sự phát triển nóng của nền kinh tế, những áp lực trong cán cân thanh toán và nguy cơ mất giá của VND là những lý do để Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp thắt chặt.
Tuy nhiên, hai biểu hiện quan trọng nhất của sự phát triển nóng là tỷ lệ lạm phát và thâm hụt thương mại hiện đã có những cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 so với tháng 8 đã giảm 0,2%, đưa tỷ lệ lạm phát tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 27,9%. Trong thời gian tới, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ còn tiếp tục giảm xuống do giá xăng dầu đang liên tục được điều chỉnh giảm.
Mức thâm hụt thương mại tháng 9 cũng đã giảm xuống còn 7,5% so với GDP, so với mức 53,5% GDP trong tháng 3.
Mặt khác, trong khi các đồng tiền khác ở khu vực châu Á chịu áp lực mất giá mạnh do sự mạnh lên của đồng USD, tỷ giá VND lại khá ổn định.
Các chuyên gia của Morgan Stanley nhận định, tình hình bên ngoài xấu đi khá nhanh là lý do chính khiến Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản VND sớm hơn dự kiến.
Báo cáo cũng dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng sẽ là cách nới lỏng từ từ, thận trọng, thay vì nới lỏng nhanh và mạnh như cách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã và đang làm, do sự cần thiết phải tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố rủi ro từ bên trong và bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.