Brazil vượt Anh thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới
Kinh tế thế giới vừa chứng kiến thêm một cột mốc quan trọng khi Brazil vượt Anh về GDP
Kinh tế thế giới vừa chứng kiến thêm một cột mốc quan trọng khi một nền kinh tế đang phát triển lại “qua mặt” một nền kinh tế phát triển về GDP.
Theo báo Financial Times, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở London, Anh, cho biết, Brazil đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay theo xếp hạng của CEBR là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Pháp.
Trước đó, vào đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc được xác nhận đã vượt qua Nhật và trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nhận định của CEBR về kinh tế Brazil trùng khớp với dự báo của nhiều tổ chức dự báo khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm 2011, kinh tế Brazil đã được IMF dự báo sẽ vượt qua kinh tế Anh vào một thời điểm nào đó trong năm 2011.
Tuy nhiên, do nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới là Pháp đang đi xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, CEBR dự báo, Anh sẽ vượt Pháp về GDP trong thời gian từ nay tới năm 2016.
Theo ước tính của CEBR, GDP của Brazil năm nay sẽ đạt mức 2,52 nghìn tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng được Chính phủ nước này dự báo giảm còn 3,5% do ảnh hưởng của những khó khăn toàn cầu. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 201,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 181,6 tỷ USD. Brazil có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là sản phẩm công nghiệp, quặng sắt, cà phê, cam và hàng nông sản khác, còn các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ và Argentine.
Cũng theo CEBR, kinh tế Nga năm nay đã tăng một bậc so với năm ngoái, lên vị trí thứ 9, còn kinh tế Ấn Độ hiện đang ở vị trí thứ 10 trong xếp hạng các nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Italy đang xếp ở vị trí thứ 8.
Tổ chức này dự báo, đến năm 2020 các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới hiện nay (BRIC) sẽ chiếm các vị trí thứ 2 (Trung Quốc), thứ 4 (Nga), thứ 5 (Ấn Độ) và thứ 6 (Brazil) trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó, Mỹ vẫn được dự báo là giữ vị trí nền kinh tế số 1, còn Nhật Bản duy trì vị trí số 3.
Tuy nhiên, nếu so với các nền kinh tế phát triển về GDP bình quân đầu người, các nền kinh tế mới nổi vẫn còn kém xa. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2010, Brazil và Nga xếp ở vị trí khoảng thứ 50 về GDP/đầu người, Trung Quốc ở vị trí 84 và Ấn Độ ở vị trí 123.
Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, việc Brazil vượt qua Anh về GDP vẫn là một thành tích đáng ghi nhận. Giám đốc điều hành CEBR, ông Douglas McWilliams, cho rằng: “Brazil từ lâu vẫn bất khả chiến bại trước châu Âu trên các sân bóng đá, nhưng việc họ vượt châu Âu về kinh tế hoàn toàn là một hiện tượng mới mẻ”.
Theo dự báo của CEBR, cuộc khủng hoảng nợ công sẽ đẩy châu Âu vào một “thập kỷ mất mát” với tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Kinh tế Eurozone được nhận định sẽ suy giảm 0,6% trong năm 2012 nếu cuộc khủng hoảng nợ công được giải quyết, và có thể suy giảm 2% nếu khu vực này không thể chặn được cuộc khủng hoảng.
Cũng theo CEBR, năm tới, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 2,5%, thấp hơn so với mức dự báo tổ chức này công bố hồi tháng 9 vừa rồi.
Theo báo Financial Times, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở London, Anh, cho biết, Brazil đã vượt qua Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay theo xếp hạng của CEBR là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Pháp.
Trước đó, vào đầu năm nay, kinh tế Trung Quốc được xác nhận đã vượt qua Nhật và trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nhận định của CEBR về kinh tế Brazil trùng khớp với dự báo của nhiều tổ chức dự báo khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Với tốc độ tăng trưởng 7,5% trong năm 2011, kinh tế Brazil đã được IMF dự báo sẽ vượt qua kinh tế Anh vào một thời điểm nào đó trong năm 2011.
Tuy nhiên, do nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới là Pháp đang đi xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công, CEBR dự báo, Anh sẽ vượt Pháp về GDP trong thời gian từ nay tới năm 2016.
Theo ước tính của CEBR, GDP của Brazil năm nay sẽ đạt mức 2,52 nghìn tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng được Chính phủ nước này dự báo giảm còn 3,5% do ảnh hưởng của những khó khăn toàn cầu. Trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 201,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 181,6 tỷ USD. Brazil có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là sản phẩm công nghiệp, quặng sắt, cà phê, cam và hàng nông sản khác, còn các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ và Argentine.
Cũng theo CEBR, kinh tế Nga năm nay đã tăng một bậc so với năm ngoái, lên vị trí thứ 9, còn kinh tế Ấn Độ hiện đang ở vị trí thứ 10 trong xếp hạng các nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế Italy đang xếp ở vị trí thứ 8.
Tổ chức này dự báo, đến năm 2020 các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới hiện nay (BRIC) sẽ chiếm các vị trí thứ 2 (Trung Quốc), thứ 4 (Nga), thứ 5 (Ấn Độ) và thứ 6 (Brazil) trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi đó, Mỹ vẫn được dự báo là giữ vị trí nền kinh tế số 1, còn Nhật Bản duy trì vị trí số 3.
Tuy nhiên, nếu so với các nền kinh tế phát triển về GDP bình quân đầu người, các nền kinh tế mới nổi vẫn còn kém xa. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2010, Brazil và Nga xếp ở vị trí khoảng thứ 50 về GDP/đầu người, Trung Quốc ở vị trí 84 và Ấn Độ ở vị trí 123.
Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, việc Brazil vượt qua Anh về GDP vẫn là một thành tích đáng ghi nhận. Giám đốc điều hành CEBR, ông Douglas McWilliams, cho rằng: “Brazil từ lâu vẫn bất khả chiến bại trước châu Âu trên các sân bóng đá, nhưng việc họ vượt châu Âu về kinh tế hoàn toàn là một hiện tượng mới mẻ”.
Theo dự báo của CEBR, cuộc khủng hoảng nợ công sẽ đẩy châu Âu vào một “thập kỷ mất mát” với tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Kinh tế Eurozone được nhận định sẽ suy giảm 0,6% trong năm 2012 nếu cuộc khủng hoảng nợ công được giải quyết, và có thể suy giảm 2% nếu khu vực này không thể chặn được cuộc khủng hoảng.
Cũng theo CEBR, năm tới, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 2,5%, thấp hơn so với mức dự báo tổ chức này công bố hồi tháng 9 vừa rồi.