Các “đại gia” dầu lửa mạnh tay giảm đầu tư trong 2016
Giá dầu thế giới hiện đang thấp hơn nhiều so với mức 60 USD/thùng mà các tập đoàn dầu lửa cần để hòa vốn
Đối mặt mức giá dầu thấp nhất 11 năm, các hãng dầu lửa lớn nhất thế giới đang rơi vào một thời kỳ cắt giảm đầu tư kéo dài nhất trong nhiều thập niên.
Giá dầu thế giới hiện đang ở mức khoảng 37 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 60 USD/thùng mà các tập đoàn dầu lửa như Total, Statoil hay BP cần để hòa vốn. Chưa kể, đến nay, chưa có tín hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ sớm phục hồi.
Vì thế, các tập đoàn dầu lửa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải cắt giảm đầu tư, bán tài sản, cắt giảm việc làm và trì hoãn các dự án.
Reuters cho biết, hai hãng dầu lửa Mỹ Chevron và ConocoPhillips đã công bố kế hoạch cắt giảm 1/4 ngân sách cho năm 2016. Tập đoàn Royal Dutch Shell của Hà Lan tuyên bố sẽ giảm đầu tư thêm 5 tỷ USD nếu vụ thâu tóm BG Group được thúc đẩy.
Đầu tư trong ngành dầu khí toàn cầu năm nay sẽ giảm còn 522 tỷ USD, mức thấp nhất trong 6 năm, sau khi giảm 22% còn 595 tỷ USD trong năm 2015 - công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở ở Oslo, Na-uy dự báo.
“Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1986 đầu tư của ngành dầu khí giảm hai năm liên tiếp”, ông Bjoernar Tonhaugen, một chuyên gia của Rystad, cho hay.
Do vốn đầu tư bị cắt giảm, quy mô của các dự án sẽ bị giảm xuống, các hợp đồng cung cấp sẽ được đàm phán lại, và công nghệ được sử dụng sẽ là những công nghệ bớt phức tạp hơn.
Ngoài ra, các hãng dầu khí sẽ tập trung vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời tốt nhất của mình. Chẳng hạn, Shell sẽ tập trung vào mảng khí hóa lỏng (LNG) và khai thác dầu ở các vùng biển sâu, đặc biệt là ở Brazil. Trong khi đó, BP sẽ tập trung vào khu vực Vịnh Mexico và Ai Cập.
Trong năm 2015, ngành dầu khí thế giới đã cắt giảm hàng chục nghìn công việc. Theo dự báo, một số lượng lớn nhân sự nữa của ngành này sẽ lâm cảnh bị mất việc trong năm nay.
Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức khá thấp, khoảng 20% trở xuống, các công ty dầu lửa quốc tế nhiều khả năng sẽ vay mượn nhiều hơn để có tiền trả cổ tức cho cổ đông. Từ năm 1945 đến nay, Shell chưa lần nào cắt cổ tức.
Giá dầu thế giới hiện đang ở mức khoảng 37 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 60 USD/thùng mà các tập đoàn dầu lửa như Total, Statoil hay BP cần để hòa vốn. Chưa kể, đến nay, chưa có tín hiệu nào cho thấy giá dầu sẽ sớm phục hồi.
Vì thế, các tập đoàn dầu lửa không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải cắt giảm đầu tư, bán tài sản, cắt giảm việc làm và trì hoãn các dự án.
Reuters cho biết, hai hãng dầu lửa Mỹ Chevron và ConocoPhillips đã công bố kế hoạch cắt giảm 1/4 ngân sách cho năm 2016. Tập đoàn Royal Dutch Shell của Hà Lan tuyên bố sẽ giảm đầu tư thêm 5 tỷ USD nếu vụ thâu tóm BG Group được thúc đẩy.
Đầu tư trong ngành dầu khí toàn cầu năm nay sẽ giảm còn 522 tỷ USD, mức thấp nhất trong 6 năm, sau khi giảm 22% còn 595 tỷ USD trong năm 2015 - công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở ở Oslo, Na-uy dự báo.
“Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1986 đầu tư của ngành dầu khí giảm hai năm liên tiếp”, ông Bjoernar Tonhaugen, một chuyên gia của Rystad, cho hay.
Do vốn đầu tư bị cắt giảm, quy mô của các dự án sẽ bị giảm xuống, các hợp đồng cung cấp sẽ được đàm phán lại, và công nghệ được sử dụng sẽ là những công nghệ bớt phức tạp hơn.
Ngoài ra, các hãng dầu khí sẽ tập trung vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời tốt nhất của mình. Chẳng hạn, Shell sẽ tập trung vào mảng khí hóa lỏng (LNG) và khai thác dầu ở các vùng biển sâu, đặc biệt là ở Brazil. Trong khi đó, BP sẽ tập trung vào khu vực Vịnh Mexico và Ai Cập.
Trong năm 2015, ngành dầu khí thế giới đã cắt giảm hàng chục nghìn công việc. Theo dự báo, một số lượng lớn nhân sự nữa của ngành này sẽ lâm cảnh bị mất việc trong năm nay.
Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu ở mức khá thấp, khoảng 20% trở xuống, các công ty dầu lửa quốc tế nhiều khả năng sẽ vay mượn nhiều hơn để có tiền trả cổ tức cho cổ đông. Từ năm 1945 đến nay, Shell chưa lần nào cắt cổ tức.