Saudi Arabia cắt quan hệ ngoại giao với Iran, giá dầu tăng mạnh
Kể từ cuối thập niên 1980, chưa khi nào căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran lại bị đẩy cao tới mức như thế này
Giá dầu thô thế giới tăng mạnh sau kỳ nghỉ năm mới do tin Saudi Arabia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.
Theo tin từ Bloomberg, Saudi Arabia đã trục xuất các nhà ngoại giao Iran sau khi xảy ra cuộc tấn công nhằm vào đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran nhằm phản đối việc nước này xử tử một giáo sỹ dòng Shiite.
Giới phân tích nhận định, vụ việc này là một bước leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại khu vực Trung Đông, nơi giữ vai trò là “vựa dầu” của thế giới.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir ngày 3/1 tuyên bố từ Riyadh rằng đại sứ Iran tại nước này có 48 giờ đồng hồ để rời đi. “Saudi Arabia không còn quan hệ với một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và phân biệt sắc tộc”, ông al-Jubeir nói.
Kể từ cuối thập niên 1980 đến nay, chưa khi nào căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran, hai cường quốc Trung Đông, lại bị đẩy cao tới mức như thế này.
Cuối những năm 80, Saudi Arabia - quốc gia do người Sunni lãnh đạo - cũng cắt đứt quan hệ với Iran - đất nước do người Shiite nắm quyền, sau khi đại sứ quán Saudi Arabia ở Iran bị tấn công sau cái chết của những người Iran hành hương tới thánh địa Mecca.
Trước khi Saudi Arabia quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Iran ngày 3/1, người biểu tình Iran đã phóng hỏa vào đại sứ quan Saudi Arabia ở Tehran.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi có tin Saudi Arabia tử hình giáo sỹ Nimr al-Nimr thuộc dòng Shiite, một người phê phán cách mà Saudi Arabia đối xử với người Shiite thiểu số. Ông al-Nimr là một trong 47 người bị Saudi Arabia xử tử mới đây với các tội danh bao gồm khủng bố và hoạt động chính trị.
“Bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao, Saudi Arabia không thể che giấu sai lầm lớn của họ trong việc xử tử giáo sỹ Nimr”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói.
Ông Amir-Abdollahian cho rằng “cách tiếp cận bất cẩn của Saudi Arabia sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố và cực đoan phát triển”.
Theo giới phân tích, bất ổn mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran có thể sẽ làm khó cho những nỗ lực nhằm kết thúc cuộc nội chiến ở Syria - nơi Saudi Arabia ủng hộ các nhóm nổi dậy dòng Sunni còn Iran hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad.
Những diễn biến mới này khiến giá dầu tăng mạnh, có lúc tăng 3,5% trong phiên sáng nay.
Lúc hơn 10h theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York tăng hơn 1,4%, lên mức 37,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại London tăng gần 1,8%, lên mức 37,94 USD/thùng.
Năm 2015, giá dầu thế giới giảm 35% do nguồn cung thừa mứa và kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Chỉ số giá hàng hóa cơ bản Bloomberg Commodity Index sụt 25% trong cả năm.
Ông Joh Auers, Phó chủ tịch công ty Turner, Mason & Co. ở Dallas, Mỹ nhận định cuộc khủng hoảng Saudi Arabia-Iran có thể khiến giá dầu tăng 1-3 USD/thùng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, ông Auers cho rằng, mức tăng này khó có thể làm thay đổi chiến lược dài hạn của Saudi Arabia về đẩy mạnh khai thác dầu nhằm gây sức ép giảm cho giá dầu. Đây là một chiến lược làm khó cho Iran trong lúc nước này muốn tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu một khi được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt.
Theo tin từ Bloomberg, Saudi Arabia đã trục xuất các nhà ngoại giao Iran sau khi xảy ra cuộc tấn công nhằm vào đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran nhằm phản đối việc nước này xử tử một giáo sỹ dòng Shiite.
Giới phân tích nhận định, vụ việc này là một bước leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại khu vực Trung Đông, nơi giữ vai trò là “vựa dầu” của thế giới.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir ngày 3/1 tuyên bố từ Riyadh rằng đại sứ Iran tại nước này có 48 giờ đồng hồ để rời đi. “Saudi Arabia không còn quan hệ với một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và phân biệt sắc tộc”, ông al-Jubeir nói.
Kể từ cuối thập niên 1980 đến nay, chưa khi nào căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran, hai cường quốc Trung Đông, lại bị đẩy cao tới mức như thế này.
Cuối những năm 80, Saudi Arabia - quốc gia do người Sunni lãnh đạo - cũng cắt đứt quan hệ với Iran - đất nước do người Shiite nắm quyền, sau khi đại sứ quán Saudi Arabia ở Iran bị tấn công sau cái chết của những người Iran hành hương tới thánh địa Mecca.
Trước khi Saudi Arabia quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Iran ngày 3/1, người biểu tình Iran đã phóng hỏa vào đại sứ quan Saudi Arabia ở Tehran.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi có tin Saudi Arabia tử hình giáo sỹ Nimr al-Nimr thuộc dòng Shiite, một người phê phán cách mà Saudi Arabia đối xử với người Shiite thiểu số. Ông al-Nimr là một trong 47 người bị Saudi Arabia xử tử mới đây với các tội danh bao gồm khủng bố và hoạt động chính trị.
“Bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao, Saudi Arabia không thể che giấu sai lầm lớn của họ trong việc xử tử giáo sỹ Nimr”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói.
Ông Amir-Abdollahian cho rằng “cách tiếp cận bất cẩn của Saudi Arabia sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố và cực đoan phát triển”.
Theo giới phân tích, bất ổn mới trong quan hệ Saudi Arabia-Iran có thể sẽ làm khó cho những nỗ lực nhằm kết thúc cuộc nội chiến ở Syria - nơi Saudi Arabia ủng hộ các nhóm nổi dậy dòng Sunni còn Iran hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad.
Những diễn biến mới này khiến giá dầu tăng mạnh, có lúc tăng 3,5% trong phiên sáng nay.
Lúc hơn 10h theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại New York tăng hơn 1,4%, lên mức 37,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại London tăng gần 1,8%, lên mức 37,94 USD/thùng.
Năm 2015, giá dầu thế giới giảm 35% do nguồn cung thừa mứa và kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Chỉ số giá hàng hóa cơ bản Bloomberg Commodity Index sụt 25% trong cả năm.
Ông Joh Auers, Phó chủ tịch công ty Turner, Mason & Co. ở Dallas, Mỹ nhận định cuộc khủng hoảng Saudi Arabia-Iran có thể khiến giá dầu tăng 1-3 USD/thùng trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, ông Auers cho rằng, mức tăng này khó có thể làm thay đổi chiến lược dài hạn của Saudi Arabia về đẩy mạnh khai thác dầu nhằm gây sức ép giảm cho giá dầu. Đây là một chiến lược làm khó cho Iran trong lúc nước này muốn tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu một khi được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt.