Các nước mới nổi hết thời “đầu tàu” tăng trưởng
Cuộc “đổi ngôi” đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tạo ra những thách thức mới cho các công ty lớn
Động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đang dịch chuyển về phía các nền kinh tế phát triển, từ chỗ tập trung trong tay các nền kinh tế mới nổi vốn đóng vai trò “đầu tàu” tăng trưởng trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là lần đầu tiên kể từ giữa năm 2007, các nền kinh tế phát triển bao gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trị giá 74 nghìn tỷ USD so với các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Dữ liệu này là kết quả nghiên cứu của quỹ đầu tư Bridgewater Associates.
Sự dịch chuyển nói trên có thể sẽ dẫn tới tới thay đổi trong dòng vốn toàn cầu và buộc các doanh nghiệp khắp thế giới phải điều chỉnh lại những dự báo đầy lạc quan mà họ đã đặt ra về các thị trường mới nổi.
Một trong những động lực dẫn tới đảo ngược tương quan trong kinh tế toàn cầu nói trên là sự trỗi dậy của kinh tế Nhật Bản sau nhiều năm đóng vai trò là một mắt xích yếu ớt của kinh tế thế giới. Trong quý 2 vừa qua, GDP của Nhật Bản tăng trưởng 2,6%, thấp hơn mức tăng 3,8% đạt được trong quý 1, nhưng thực sự là một sự hồi phục ngoạn mục sau hàng thập kỷ tăng trưởng ngưng trệ ở xứ hoa anh đào.
Kinh tế Mỹ cũng đang phục hồi vững dù với tốc độ còn chậm chạp. Theo dự báo, kinh tế châu Âu đã tăng trưởng nhẹ trong lại trong quý 2 vừa qua sau một cuộc suy thoái kéo dài. Thống kê về tăng trưởng của châu Âu sẽ được công bố trong tuần này.
Trái với những tín hiệu khả quan đang được phát đi từ các nền kinh tế phát triển, những nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - gọi chung là nhóm BRIC - đang tỏ ra khá yếu, hoặc thụt lùi so với mức tăng trưởng ấn tượng đã đạt được trong những năm gân đây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, so với mức 3,2% trong năm 2012 và 4% của năm 2011. Trong đó, như những gì mà Bridgewater nhận định, phần đóng góp tăng trưởng nhiều hơn sẽ đến từ các nền kinh tế phát triển.
Cuộc “đổi ngôi” đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tạo ra những thách thức mới cho các công ty lớn. Đến nay, một số doanh nghiệp đã cảm nhận được khó khăn.
Các điều kiện trên thị trường toàn cầu “đã đi xuống với một cấp độ lớn hơn những gì chúng tôi dự báo” - ông Richard White, Giám đốc điều hành (CEO) công ty kinh doanh băng chuyền dùng trong sản xuất công nghiệp và khai mỏ Flexible Steel Lacing có trụ sở ở bang Illinois, Mỹ, cho biết. Công ty này dự báo tăng trưởng doanh thu sẽ đạt khoảng 12% trong năm nay, so với mức tăng 20% trong những năm gần đây. Với mức tăng trưởng doanh số giảm sút, công ty dự kiến sẽ không thuê thêm nhân công tại Mỹ trong năm 2013.
“Nguyên nhân chính có lẽ nằm ở Trung Quốc. Nhu cầu của thị trường này hiện nay không còn như trước. Trước đây, Trung Quốc cần rất nhiều quặng sắt, than và đồng từ các khu vực khai mỏ lớn như Australia, Nam Phi và Nam Mỹ, nhưng nhu cầu này giờ đã giảm”, ông White nhận định. Công ty Flexible Steel Lacing có chi nhánh ở 10 nước và bán sản phẩm ở hơn 150 nước.
Kết quả kinh doanh của hãng trang phục thể thao Adidas là một minh chứng rõ ràng khác cho thấy kho khăn. Doanh thu của hãng này trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 6%, so với mức tăng 19% cùng kỳ năm 2012 và mức tăng 38% trong nửa đầu năm 2011.
Mặc dù vậy, sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa hai nhóm nước phát triển và mới nổi trong đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu còn rất mong manh và có thể đảo ngược nếu nền kinh tế của các nước mới nổi tăng tốc.
Nhiều nền kinh tế mới nổi hiện vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, dù không còn tăng trưởng nhanh như trước. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, đưa năm 2013 có thể trở thành năm tăng chậm nhất của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới từ năm 1990. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể vượt xa mức tăng trưởng khoảng 2% mỗi năm hiện nay của Mỹ. Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng, các nền kinh tế mới nổi nhỏ hơn từ Đông Nam Á tới Nam Phi sẽ tăng trưởng tương đối mạnh, dù có giảm tốc so với những năm qua.
Cho đến nay, các nền kinh tế mới nổi chưa được hưởng lợi trực tiếp từ sự khởi sắc tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển. Sự phục hồi được dự báo của kinh tế châu Âu chưa dẫn tới kim ngạch thương mại được cải thiện cho các nước mới nổi.
Tiến trình “phục hưng” của kinh tế Nhật cũng chưa tạo ra những hiệu ứng lan tỏa đối với các quốc gia láng giềng. Cho tới nay, sự hồi phục của kinh tế Nhật mới chủ yếu đến từ sự mất giá của đồng Yên, mà đồng Yên giảm giá lại khiến hàng hóa nhập khẩu vào Nhật đắt đỏ hơn, càng khuyến khích người dân nước này dùng hàng nội.
Bản chất của sự phục hồi kinh tế ở Mỹ hiện nay là xuất phát nhiều từ hoạt động sản xuất năng lượng trong nước tạo nhu cầu cho các thiết bị do chính nước này sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, dù góp một phần vào phục hồi kinh tế nước này trong những năm gần đây, vẫn giữ mức tăng trưởng yếu nên không tạo ra được lực cầu tăng mạnh cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tiền lương ở Mỹ không tăng cũng khiến cánh cửa cho hàng hóa nhập khẩu vào nước này không còn “thênh thang” như trước.
Những thống kê kinh tế Trung Quốc gần đây cho thấy sự giảm tốc kinh tế ở nước này đã chạm đáy. Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa cơ bản suy giảm của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhiều nước ở Mỹ Latin và Đông Nam Á.
Tăng trưởng của Brazil, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin đã trì trệ do Trung Quốc không còn tiêu thụ nhiều các loại khoáng sản như quặng sát. GDP Brazil tăng khoảng 1% trong năm 2012, so với mức tăng 7,5% vào năm 2010.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng “chịu trận” khi xuất khẩu than và dầu cọ sang Trung Quốc giảm. GDP nước này tăng 5,9% trong quý 2 vừa qua, thấp nhất kể từ năm 2010.
Tại Ấn Độ, chính sách kinh tế của Chính phủ đã dẫn tới sự lao dốc của tỷ giá đồng Rupee và thâm hụt cán cân vãng lai phình to. Các ngân hàng của Ấn Độ hiện đang thắt chặt vốn tín dụng, khiến các doanh nghiệp càng khó có vốn để đầu tư và người tiêu dùng cũng không thể có nhiều tiền để chi tiêu.
Theo tờ Wall Street Journal, đây là lần đầu tiên kể từ giữa năm 2007, các nền kinh tế phát triển bao gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trị giá 74 nghìn tỷ USD so với các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Dữ liệu này là kết quả nghiên cứu của quỹ đầu tư Bridgewater Associates.
Sự dịch chuyển nói trên có thể sẽ dẫn tới tới thay đổi trong dòng vốn toàn cầu và buộc các doanh nghiệp khắp thế giới phải điều chỉnh lại những dự báo đầy lạc quan mà họ đã đặt ra về các thị trường mới nổi.
Một trong những động lực dẫn tới đảo ngược tương quan trong kinh tế toàn cầu nói trên là sự trỗi dậy của kinh tế Nhật Bản sau nhiều năm đóng vai trò là một mắt xích yếu ớt của kinh tế thế giới. Trong quý 2 vừa qua, GDP của Nhật Bản tăng trưởng 2,6%, thấp hơn mức tăng 3,8% đạt được trong quý 1, nhưng thực sự là một sự hồi phục ngoạn mục sau hàng thập kỷ tăng trưởng ngưng trệ ở xứ hoa anh đào.
Kinh tế Mỹ cũng đang phục hồi vững dù với tốc độ còn chậm chạp. Theo dự báo, kinh tế châu Âu đã tăng trưởng nhẹ trong lại trong quý 2 vừa qua sau một cuộc suy thoái kéo dài. Thống kê về tăng trưởng của châu Âu sẽ được công bố trong tuần này.
Trái với những tín hiệu khả quan đang được phát đi từ các nền kinh tế phát triển, những nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - gọi chung là nhóm BRIC - đang tỏ ra khá yếu, hoặc thụt lùi so với mức tăng trưởng ấn tượng đã đạt được trong những năm gân đây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, so với mức 3,2% trong năm 2012 và 4% của năm 2011. Trong đó, như những gì mà Bridgewater nhận định, phần đóng góp tăng trưởng nhiều hơn sẽ đến từ các nền kinh tế phát triển.
Cuộc “đổi ngôi” đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tạo ra những thách thức mới cho các công ty lớn. Đến nay, một số doanh nghiệp đã cảm nhận được khó khăn.
Các điều kiện trên thị trường toàn cầu “đã đi xuống với một cấp độ lớn hơn những gì chúng tôi dự báo” - ông Richard White, Giám đốc điều hành (CEO) công ty kinh doanh băng chuyền dùng trong sản xuất công nghiệp và khai mỏ Flexible Steel Lacing có trụ sở ở bang Illinois, Mỹ, cho biết. Công ty này dự báo tăng trưởng doanh thu sẽ đạt khoảng 12% trong năm nay, so với mức tăng 20% trong những năm gần đây. Với mức tăng trưởng doanh số giảm sút, công ty dự kiến sẽ không thuê thêm nhân công tại Mỹ trong năm 2013.
“Nguyên nhân chính có lẽ nằm ở Trung Quốc. Nhu cầu của thị trường này hiện nay không còn như trước. Trước đây, Trung Quốc cần rất nhiều quặng sắt, than và đồng từ các khu vực khai mỏ lớn như Australia, Nam Phi và Nam Mỹ, nhưng nhu cầu này giờ đã giảm”, ông White nhận định. Công ty Flexible Steel Lacing có chi nhánh ở 10 nước và bán sản phẩm ở hơn 150 nước.
Kết quả kinh doanh của hãng trang phục thể thao Adidas là một minh chứng rõ ràng khác cho thấy kho khăn. Doanh thu của hãng này trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 6%, so với mức tăng 19% cùng kỳ năm 2012 và mức tăng 38% trong nửa đầu năm 2011.
Mặc dù vậy, sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa hai nhóm nước phát triển và mới nổi trong đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu còn rất mong manh và có thể đảo ngược nếu nền kinh tế của các nước mới nổi tăng tốc.
Nhiều nền kinh tế mới nổi hiện vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, dù không còn tăng trưởng nhanh như trước. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, đưa năm 2013 có thể trở thành năm tăng chậm nhất của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới từ năm 1990. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể vượt xa mức tăng trưởng khoảng 2% mỗi năm hiện nay của Mỹ. Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng, các nền kinh tế mới nổi nhỏ hơn từ Đông Nam Á tới Nam Phi sẽ tăng trưởng tương đối mạnh, dù có giảm tốc so với những năm qua.
Cho đến nay, các nền kinh tế mới nổi chưa được hưởng lợi trực tiếp từ sự khởi sắc tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển. Sự phục hồi được dự báo của kinh tế châu Âu chưa dẫn tới kim ngạch thương mại được cải thiện cho các nước mới nổi.
Tiến trình “phục hưng” của kinh tế Nhật cũng chưa tạo ra những hiệu ứng lan tỏa đối với các quốc gia láng giềng. Cho tới nay, sự hồi phục của kinh tế Nhật mới chủ yếu đến từ sự mất giá của đồng Yên, mà đồng Yên giảm giá lại khiến hàng hóa nhập khẩu vào Nhật đắt đỏ hơn, càng khuyến khích người dân nước này dùng hàng nội.
Bản chất của sự phục hồi kinh tế ở Mỹ hiện nay là xuất phát nhiều từ hoạt động sản xuất năng lượng trong nước tạo nhu cầu cho các thiết bị do chính nước này sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, dù góp một phần vào phục hồi kinh tế nước này trong những năm gần đây, vẫn giữ mức tăng trưởng yếu nên không tạo ra được lực cầu tăng mạnh cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tiền lương ở Mỹ không tăng cũng khiến cánh cửa cho hàng hóa nhập khẩu vào nước này không còn “thênh thang” như trước.
Những thống kê kinh tế Trung Quốc gần đây cho thấy sự giảm tốc kinh tế ở nước này đã chạm đáy. Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa cơ bản suy giảm của Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhiều nước ở Mỹ Latin và Đông Nam Á.
Tăng trưởng của Brazil, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin đã trì trệ do Trung Quốc không còn tiêu thụ nhiều các loại khoáng sản như quặng sát. GDP Brazil tăng khoảng 1% trong năm 2012, so với mức tăng 7,5% vào năm 2010.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng “chịu trận” khi xuất khẩu than và dầu cọ sang Trung Quốc giảm. GDP nước này tăng 5,9% trong quý 2 vừa qua, thấp nhất kể từ năm 2010.
Tại Ấn Độ, chính sách kinh tế của Chính phủ đã dẫn tới sự lao dốc của tỷ giá đồng Rupee và thâm hụt cán cân vãng lai phình to. Các ngân hàng của Ấn Độ hiện đang thắt chặt vốn tín dụng, khiến các doanh nghiệp càng khó có vốn để đầu tư và người tiêu dùng cũng không thể có nhiều tiền để chi tiêu.