Cải cách hành chính: Nhiều tồn tại trong thực hiện Đề án 30
Chất lượng rà soát của nhiều bộ, ngành không cao, tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính không chính xác
Chất lượng rà soát của nhiều bộ, ngành không cao, tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính không chính xác.
Trên đây là kết luận của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, được đề cập tại báo cáo giao ban thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, công bố chiều ngày 17/6.
Kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30, theo báo cáo của các bộ, ngành, có trên 5.500 thủ tục hành chính đã được rà soát, trong đó có 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 3.794 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung; và 288 thủ tục được kiến nghị thay thể, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%.
Theo tính toán của các bộ, ngành, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính có thể được cắt giảm tương đương gần 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm. “Tuy nhiên, đây mới là con số tự báo cáo của các bộ, ngành”, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách Ngô Hải Phan cho biết.
Báo cáo đánh giá rằng, chất lượng rà soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành còn nhiều tồn tại, thể hiện trên cả hai mặt chất lượng của phương án đơn giản hóa, cũng như việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Theo Tổ công tác chuyên trách, nhiều kiến nghị bãi bỏ, thay thế thủ tục hành chính được các bộ, ngành đưa vào báo cáo, nhưng bản chất chỉ là việc ghép cơ học các thủ tục, hoặc bãi bỏ các thủ tục được thống kê sai trước đây.
Các kiến nghị đơn giản hóa mới chủ yếu tập trung vào các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, sửa chữa các sai sót trong quá trình thống kê, sửa đổi biểu mẫu.
Phương án đơn giản hóa đưa ra thiếu cụ thể, như kiến nghị giảm thành phần hồ sơ nhưng không cụ thể giảm loại nào; lý do của phương án đơn giản hóa nêu ra còn chung chung, thiếu thuyết phục, chưa cụ thể, cá biệt có trường hợp không nêu lý do.
Văn bản quy định thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế nhưng chưa được bộ quản lý ngành cập nhật; chỉ thực hiện rà soát trên nền văn bản cũ…
Về tính toán chi phí tuân thủ, theo báo cáo của Tổ công tác chuyên trách, nhiều thủ tục hành chính mặc dù không có kiến nghị đơn giản hóa, hoặc kiến nghị chưa đi vào các biện pháp cắt giảm chi phí nhưng kết quả tính toán giảm chi phí rất cao.
Phương án đơn giản hóa đưa ra không đưa ra bất kỳ một biện pháp đơn giản hóa về hồ sơ, yêu cầu hay điều kiện để thực hiện thủ tục nhưng kết quả tính toán đưa ra là 100%.
Nhiều trường hợp áp dụng định mức chi phí rất cao đối với các thủ tục có phương án đơn giản hóa nhằm tăng tỷ lệ cắt giảm chi phí của bộ, ngành mình. Thậm chí, nhiều trường hợp việc cắt giảm chi phí đơn thuần là do cách thức tính toán mà không xuất phát từ phương án đơn giản hóa…
Theo Tổ công tác chuyên trách, nguyên nhân là do các đơn vị chịu trách nhiệm rà soát thủ tục hành chính chưa vào cuộc một cách nghiêm túc, vẫn còn tư tưởng làm đối phó cho xong; nhiều tổ không có ý kiến độc lập mà chỉ tổng hợp kết quả rà soát; chưa tham mưu cho lãnh đạo của mình phương án rà sát tốt…
“Nếu tính toán chi phí tuân thủ chính xác hơn thì còn nhiều bộ, ngành chưa đạt được chỉ tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý được Thủ tướng Chính phủ giao” báo cáo khẳng định.
Trước đó, ngày 2/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 25/NQ-CP thông qua phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính ưu tiên, theo tính toán có thể cắt giảm trên 5.700 tỷ đồng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mỗi năm.
Theo thống kê, khi thực thi Nghị quyết 25, đỏi hỏi phải sửa đổi ít nhất 14 luật, 3 pháp lệnh, 44 Nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 67 thông tư, 33 quyết định của bộ trưởng và nhiều văn bản hành chính khác.
Trên đây là kết luận của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, được đề cập tại báo cáo giao ban thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, công bố chiều ngày 17/6.
Kết thúc giai đoạn 2 của Đề án 30, theo báo cáo của các bộ, ngành, có trên 5.500 thủ tục hành chính đã được rà soát, trong đó có 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 3.794 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung; và 288 thủ tục được kiến nghị thay thể, đạt tỷ lệ đơn giản hóa 81%.
Theo tính toán của các bộ, ngành, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính có thể được cắt giảm tương đương gần 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm. “Tuy nhiên, đây mới là con số tự báo cáo của các bộ, ngành”, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách Ngô Hải Phan cho biết.
Báo cáo đánh giá rằng, chất lượng rà soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành còn nhiều tồn tại, thể hiện trên cả hai mặt chất lượng của phương án đơn giản hóa, cũng như việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Theo Tổ công tác chuyên trách, nhiều kiến nghị bãi bỏ, thay thế thủ tục hành chính được các bộ, ngành đưa vào báo cáo, nhưng bản chất chỉ là việc ghép cơ học các thủ tục, hoặc bãi bỏ các thủ tục được thống kê sai trước đây.
Các kiến nghị đơn giản hóa mới chủ yếu tập trung vào các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, sửa chữa các sai sót trong quá trình thống kê, sửa đổi biểu mẫu.
Phương án đơn giản hóa đưa ra thiếu cụ thể, như kiến nghị giảm thành phần hồ sơ nhưng không cụ thể giảm loại nào; lý do của phương án đơn giản hóa nêu ra còn chung chung, thiếu thuyết phục, chưa cụ thể, cá biệt có trường hợp không nêu lý do.
Văn bản quy định thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế nhưng chưa được bộ quản lý ngành cập nhật; chỉ thực hiện rà soát trên nền văn bản cũ…
Về tính toán chi phí tuân thủ, theo báo cáo của Tổ công tác chuyên trách, nhiều thủ tục hành chính mặc dù không có kiến nghị đơn giản hóa, hoặc kiến nghị chưa đi vào các biện pháp cắt giảm chi phí nhưng kết quả tính toán giảm chi phí rất cao.
Phương án đơn giản hóa đưa ra không đưa ra bất kỳ một biện pháp đơn giản hóa về hồ sơ, yêu cầu hay điều kiện để thực hiện thủ tục nhưng kết quả tính toán đưa ra là 100%.
Nhiều trường hợp áp dụng định mức chi phí rất cao đối với các thủ tục có phương án đơn giản hóa nhằm tăng tỷ lệ cắt giảm chi phí của bộ, ngành mình. Thậm chí, nhiều trường hợp việc cắt giảm chi phí đơn thuần là do cách thức tính toán mà không xuất phát từ phương án đơn giản hóa…
Theo Tổ công tác chuyên trách, nguyên nhân là do các đơn vị chịu trách nhiệm rà soát thủ tục hành chính chưa vào cuộc một cách nghiêm túc, vẫn còn tư tưởng làm đối phó cho xong; nhiều tổ không có ý kiến độc lập mà chỉ tổng hợp kết quả rà soát; chưa tham mưu cho lãnh đạo của mình phương án rà sát tốt…
“Nếu tính toán chi phí tuân thủ chính xác hơn thì còn nhiều bộ, ngành chưa đạt được chỉ tiêu cắt giảm 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý được Thủ tướng Chính phủ giao” báo cáo khẳng định.
Trước đó, ngày 2/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 25/NQ-CP thông qua phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính ưu tiên, theo tính toán có thể cắt giảm trên 5.700 tỷ đồng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mỗi năm.
Theo thống kê, khi thực thi Nghị quyết 25, đỏi hỏi phải sửa đổi ít nhất 14 luật, 3 pháp lệnh, 44 Nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 67 thông tư, 33 quyết định của bộ trưởng và nhiều văn bản hành chính khác.