Cải tạo chung cư cũ: Có thể được trả góp trong 10 năm
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ ban hành Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà tập tể và khu dân cư cũ
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ ban hành Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà tập tể và khu dân cư cũ trên phạm vi toàn quốc.
Cải tạo ì ạch
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tại các đô thị trên cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống.
Trong đó, có hơn 200 khối nhà chung cư (với khoảng 10 nghìn hộ dân hiện đang sinh sống) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM và một số thành phố khác, như: Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Vinh…
Những chung cư này chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước từ trước những năm 1990, phần còn lại được xây dựng bằng nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc được tiếp quản từ chế độ cũ sau khi giải phóng Miền Nam.
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của một số địa phương, trong đó có hai địa phương có nhiều nhà chung cư cũ là Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, trong thời gian vừa qua thành phố Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo, xây dựng lại được 9 khối (block) nhà chung cư trên tổng số 434 khối nhà chung cư tại 23 khu chung cư. Tp.HCM đã triển khai di dời, tháo dỡ và xây dựng lại được 46 khối nhà chung cư, trong đó đã hoàn thành 19 khối với quy mô 2.462 căn hộ.
Theo Bộ Xây dựng, nhìn chung, việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ tại các địa phương được triển khai rất chậm, chủ yếu mới đang thực hiện thí điểm (như: Hà Nội, Tp.HCM
), thậm chí một số địa phương chưa triển khai mặc dù trên địa bàn hiện có tương đối nhiều nhà chung cư cũ đã bị hư hỏng, xuống cấp (như: Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An…).
Riêng dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ tại thành phố Hà Nội cho thấy, mặc dù chủ đầu tư được phép thực hiện phương án xây dựng chung cư mới có chiều cao 14-15 tầng để thay thế chung cư cũ 5-6 tầng, nhưng để đảm bảo có đủ quỹ nhà để tái định cư tại chỗ, chủ đầu tư vẫn phải đề nghị UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc giao thêm dự án kinh doanh khác để đảm bảo khả năng cân đối về tài chính của dự án.
Được trả góp trong 10 năm
Về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng, quyền sử dụng đất trong phạm vi dự án, Bộ đề xuất phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại khu nhà ở cũ cũng như của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng, quyền sử dụng đất trong phạm vi dự án.
Chủ đầu tư dự án có các quyền lợi cơ bản, như: được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp các thông tin liên quan phục vụ thực hiện dự án; được lựa chọn hình thức quản lý dự án; được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định, được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và các công trình xây dựng trong phạm vi dự án cũng như huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở…
Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án (tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thực hiện dự án đúng tiến độ và nội dung dự án đã được phê duyệt; công khai các thông tin liên quan đến dự án; thực hiện bố trí tạm cư, bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan…
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: được quyền lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền hoặc nhà ở hoặc vừa bằng tiền vừa bằng nhà ở; được bỏ phiếu cho ý kiến về phương án đề xuất thực hiện dự án trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư.
Người dân cũng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tài sản được bồi thường; được tham gia giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đã có quy định tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải có nghĩa vụ: tham gia bỏ phiếu tại hội nghị lấy ý kiến về hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư cũng như tại hội nghị lấy ý kiến về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư đề xuất; chấp hành di dời để thực hiện việc giải tỏa...
Trường hợp chủ sở hữu căn hộ mới thuộc diện thu nhập thấp mà không có khả năng trả một lần tiền chênh lệch giữa diện tích căn hộ cũ và căn hộ mới (nếu có) thì được trả góp trong thời gian tối đa là 10 năm và được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để thanh toán.
Cải tạo ì ạch
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tại các đô thị trên cả nước có hơn 3 triệu m2 sàn nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1991 với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống.
Trong đó, có hơn 200 khối nhà chung cư (với khoảng 10 nghìn hộ dân hiện đang sinh sống) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM và một số thành phố khác, như: Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Vinh…
Những chung cư này chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước từ trước những năm 1990, phần còn lại được xây dựng bằng nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc được tiếp quản từ chế độ cũ sau khi giải phóng Miền Nam.
Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của một số địa phương, trong đó có hai địa phương có nhiều nhà chung cư cũ là Hà Nội và Tp.HCM cho thấy, trong thời gian vừa qua thành phố Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo, xây dựng lại được 9 khối (block) nhà chung cư trên tổng số 434 khối nhà chung cư tại 23 khu chung cư. Tp.HCM đã triển khai di dời, tháo dỡ và xây dựng lại được 46 khối nhà chung cư, trong đó đã hoàn thành 19 khối với quy mô 2.462 căn hộ.
Theo Bộ Xây dựng, nhìn chung, việc cải tạo xây dựng lại chung cư cũ tại các địa phương được triển khai rất chậm, chủ yếu mới đang thực hiện thí điểm (như: Hà Nội, Tp.HCM
), thậm chí một số địa phương chưa triển khai mặc dù trên địa bàn hiện có tương đối nhiều nhà chung cư cũ đã bị hư hỏng, xuống cấp (như: Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An…).
Riêng dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ tại thành phố Hà Nội cho thấy, mặc dù chủ đầu tư được phép thực hiện phương án xây dựng chung cư mới có chiều cao 14-15 tầng để thay thế chung cư cũ 5-6 tầng, nhưng để đảm bảo có đủ quỹ nhà để tái định cư tại chỗ, chủ đầu tư vẫn phải đề nghị UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc giao thêm dự án kinh doanh khác để đảm bảo khả năng cân đối về tài chính của dự án.
Được trả góp trong 10 năm
Về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng, quyền sử dụng đất trong phạm vi dự án, Bộ đề xuất phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại khu nhà ở cũ cũng như của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng, quyền sử dụng đất trong phạm vi dự án.
Chủ đầu tư dự án có các quyền lợi cơ bản, như: được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp các thông tin liên quan phục vụ thực hiện dự án; được lựa chọn hình thức quản lý dự án; được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định, được bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và các công trình xây dựng trong phạm vi dự án cũng như huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở…
Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án (tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thực hiện dự án đúng tiến độ và nội dung dự án đã được phê duyệt; công khai các thông tin liên quan đến dự án; thực hiện bố trí tạm cư, bồi thường, hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan…
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: được quyền lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền hoặc nhà ở hoặc vừa bằng tiền vừa bằng nhà ở; được bỏ phiếu cho ý kiến về phương án đề xuất thực hiện dự án trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư.
Người dân cũng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với tài sản được bồi thường; được tham gia giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đã có quy định tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải có nghĩa vụ: tham gia bỏ phiếu tại hội nghị lấy ý kiến về hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư cũng như tại hội nghị lấy ý kiến về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư đề xuất; chấp hành di dời để thực hiện việc giải tỏa...
Trường hợp chủ sở hữu căn hộ mới thuộc diện thu nhập thấp mà không có khả năng trả một lần tiền chênh lệch giữa diện tích căn hộ cũ và căn hộ mới (nếu có) thì được trả góp trong thời gian tối đa là 10 năm và được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để thanh toán.