Cảm nhận môi trường kinh doanh 2010: Mới “tạm được”
Cho điểm nới tay hơn nhưng cảm nhận chung của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh 2010 mới ở mức độ tạm được
227 doanh nghiệp, trong đó 20% là doanh nghiệp nước ngoài, cho điểm mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh 2010 có phần “nới tay” hơn hai năm trước đó (2,52/4 điểm so với 2,28 và 1,9 điểm).
Báo cáo điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010, thực hiện từ tháng 9 năm nay, vừa được công bố chính thức ngày 2/12 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2010. Kết quả đánh giá tổng quát cho thấy, cảm nhận chung của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh 2010 mới ở mức độ “tạm được”.
Trong nước “hào phóng” hơn
Được đề nghị đánh giá đối với 14 nội dung của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp đều cho điểm dưới 3, trên thang điểm 4.
Cụ thể, vấn đề tiếp cận thông tin, văn bản pháp luật, kế hoạch của Nhà nước liên quan đến kinh doanh xếp đầu với 2,6 điểm, tiếp đến là môi trường pháp lý 2,55 điểm. Quản lý kinh tế vĩ mô (bao gồm kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ giá…) cũng được cho 2,55 điểm, cùng xếp thứ 2.
Ở phía cuối bảng xếp hạng và chỉ đạt trên 2 điểm là bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái; cơ sở hạ tầng; giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của trọng tài kinh tế…
Đánh giá về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh, cảm nhận của các doanh nghiệp là khá tích cực, tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đánh giá tích cực hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong năm nay, lĩnh vực các doanh nghiệp quan sát rõ nhất về thay đổi là cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính của nhà nước. Có đến trên 65% doanh nghiệp (trong nước là 76,4% và nước ngoài là 36,4%) đánh giá lĩnh vực này có sự cải thiện.
“Đây rõ ràng là hiệu ứng trực tiếp mang lại từ kết quả triển khai Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước”, báo cáo ghi nhận.
Nội dung được đánh giá cao tiếp theo là hạ tầng vận tải. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống cầu, đường bộ, cảng biển, sân bay… được cho là có cải thiện đáng kể (52,4% doanh nghiệp có ý kiến này); tương tự là hạ tầng viễn thông và rào cản ra nhập thị trường…
Ngược lại, đất đai, thuế và lao động là ba lĩnh vực doanh nghiệp đánh giá ít có chuyển biến nhất. Chỉ có 1,98% số doanh nghiệp qua điều tra đánh giá năm vừa qua các quy định và thủ tục về đất đai thông thoáng hơn, tiếp cận đất đai dễ dàng hơn; 18,5% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá thời gian chuẩn bị, thương lượng và trả các loại thế ngắn hơn; và 17,2% doanh nghiệp đánh giá thuê lao động dễ dàng hơn.
Lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh các năm sắp đến. Có đến 76% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lạc quan hơn khi 80% cho biết về dự định này, doanh nghiệp trong nước chỉ có 75% đồng quan điểm.
Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành dịch vụ như công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, luật… lạc quan hơn hẳn khi có gần 83% cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới; các doanh nghiệp sản xuất khiêm tốn hơn với khoảng 73% có chung dự định; kém nhất là doanh nghiệp thương mại 68,6%.
Chỉ có 3,1% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng sẽ phải giảm quy mô kinh doanh. Báo cáo cũng cho biết, thống kê không cho thấy có doanh nghiệp dự định đóng cửa hoạt động.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh chủ yếu là do triển vọng kinh tế của Việt Nam thuận lợi (68%); tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (59%); mở cửa thị trường và cải cách do gia nhập WTO (50,3%); tăng cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài (38,6%).
Đáng chú ý, báo cáo cũng đưa đến một nhìn nhận về vấn đề gây tranh cãi lâu nay, đó là quyết định mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không do tác động từ ưu đãi thuế, mức độ sẵn có của nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh.
“Điều này cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài dường như có yêu cầu cao hơn doanh nghiệp trong nước về nguồn nhân lực và mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng”, Báo cáo đi đến kết luận.
Lý do được nêu ra khiến các doanh nghiệp dự kiến chỉ duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, báo cáo cho rằng, chủ yếu là do các vấn đề về thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề với chi phí cạnh tranh (57,5%); triển vọng kinh tế Việt Nam không thuận lợi (49%); chi phí kinh doanh cao (49%); thiếu bảo về trí tuệ, yếu kém trong chống hàng giả, hàng nhái (47%).
Năm giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp kiến nghị thực hiện là tiếp tục cải cách hàng chính; ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng; cải cách việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật; tăng cường bảo vệ trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái; và cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Báo cáo điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2010, thực hiện từ tháng 9 năm nay, vừa được công bố chính thức ngày 2/12 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2010. Kết quả đánh giá tổng quát cho thấy, cảm nhận chung của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh 2010 mới ở mức độ “tạm được”.
Trong nước “hào phóng” hơn
Được đề nghị đánh giá đối với 14 nội dung của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp đều cho điểm dưới 3, trên thang điểm 4.
Cụ thể, vấn đề tiếp cận thông tin, văn bản pháp luật, kế hoạch của Nhà nước liên quan đến kinh doanh xếp đầu với 2,6 điểm, tiếp đến là môi trường pháp lý 2,55 điểm. Quản lý kinh tế vĩ mô (bao gồm kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ giá…) cũng được cho 2,55 điểm, cùng xếp thứ 2.
Ở phía cuối bảng xếp hạng và chỉ đạt trên 2 điểm là bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái; cơ sở hạ tầng; giải quyết tranh chấp và thực thi phán quyết của trọng tài kinh tế…
Đánh giá về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh, cảm nhận của các doanh nghiệp là khá tích cực, tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đánh giá tích cực hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong năm nay, lĩnh vực các doanh nghiệp quan sát rõ nhất về thay đổi là cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính của nhà nước. Có đến trên 65% doanh nghiệp (trong nước là 76,4% và nước ngoài là 36,4%) đánh giá lĩnh vực này có sự cải thiện.
“Đây rõ ràng là hiệu ứng trực tiếp mang lại từ kết quả triển khai Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước”, báo cáo ghi nhận.
Nội dung được đánh giá cao tiếp theo là hạ tầng vận tải. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống cầu, đường bộ, cảng biển, sân bay… được cho là có cải thiện đáng kể (52,4% doanh nghiệp có ý kiến này); tương tự là hạ tầng viễn thông và rào cản ra nhập thị trường…
Ngược lại, đất đai, thuế và lao động là ba lĩnh vực doanh nghiệp đánh giá ít có chuyển biến nhất. Chỉ có 1,98% số doanh nghiệp qua điều tra đánh giá năm vừa qua các quy định và thủ tục về đất đai thông thoáng hơn, tiếp cận đất đai dễ dàng hơn; 18,5% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá thời gian chuẩn bị, thương lượng và trả các loại thế ngắn hơn; và 17,2% doanh nghiệp đánh giá thuê lao động dễ dàng hơn.
Lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại tỏ ra lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh các năm sắp đến. Có đến 76% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới, trong đó các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lạc quan hơn khi 80% cho biết về dự định này, doanh nghiệp trong nước chỉ có 75% đồng quan điểm.
Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành dịch vụ như công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, luật… lạc quan hơn hẳn khi có gần 83% cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong 3 năm tới; các doanh nghiệp sản xuất khiêm tốn hơn với khoảng 73% có chung dự định; kém nhất là doanh nghiệp thương mại 68,6%.
Chỉ có 3,1% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng sẽ phải giảm quy mô kinh doanh. Báo cáo cũng cho biết, thống kê không cho thấy có doanh nghiệp dự định đóng cửa hoạt động.
Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh chủ yếu là do triển vọng kinh tế của Việt Nam thuận lợi (68%); tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực (59%); mở cửa thị trường và cải cách do gia nhập WTO (50,3%); tăng cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài (38,6%).
Đáng chú ý, báo cáo cũng đưa đến một nhìn nhận về vấn đề gây tranh cãi lâu nay, đó là quyết định mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không do tác động từ ưu đãi thuế, mức độ sẵn có của nguồn nhân lực chất lượng cao với chi phí cạnh tranh.
“Điều này cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài dường như có yêu cầu cao hơn doanh nghiệp trong nước về nguồn nhân lực và mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng”, Báo cáo đi đến kết luận.
Lý do được nêu ra khiến các doanh nghiệp dự kiến chỉ duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, báo cáo cho rằng, chủ yếu là do các vấn đề về thiếu lao động có kỹ năng, tay nghề với chi phí cạnh tranh (57,5%); triển vọng kinh tế Việt Nam không thuận lợi (49%); chi phí kinh doanh cao (49%); thiếu bảo về trí tuệ, yếu kém trong chống hàng giả, hàng nhái (47%).
Năm giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp kiến nghị thực hiện là tiếp tục cải cách hàng chính; ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng; cải cách việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật; tăng cường bảo vệ trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái; và cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng.