Kiến nghị 5 nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh
Eurocham đề xuất ưu tiên 5 nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2011
Ấn bản “Các vấn đề thương mại/đầu tư và kiến nghị” được Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham) công bố chiều 25/11 đã nhấn mạnh đến 5 nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2011.
Chủ tịch Eurocham, ông Alain Cany nói rằng trong năm 2010, Việt Nam đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi chính thức từ một nước có “thu nhập thấp” thành một nước “có thu nhập trung bình”.
Tuy nhiên, Việt Nam không thể mong đợi các lợi thế cạnh tranh hiện tại có thể kéo dài do mức tăng tiền lương, sự giảm dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm dần vốn ODA.
“Chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài là dịch chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phức tạp hơn, đặc biệt là ngành công nghệ cao có tính sáng tạo. Trong năm 2010, Việt Nam nên tập trung vào vấn đề sức cạnh tranh của nền kinh tế trong khi vẫn tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho việc phát triển đất nước”, ông nói.
Eurocham cũng cho rằng việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ Việt Nam có thực hiện ngay từ bây giờ và duy trì liên tục một số giải pháp nhằm cải thiện các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng.
Vẫn theo ông Alain Cany, các nhóm vấn đề chính bao gồm nâng cao khung pháp lý cho hoạt động đầu tư; bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao kỹ năng và năng suất lao động; nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính.
Đây là những vấn đề yếu kém của môi trường kinh doanh của Việt Nam, vốn đã được đề cập trong các ấn bản sách trắng trước đây, cũng như trong các kỳ họp thường niên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mà Eurocham là một thành viên tham gia tích cực.
Đối với vấn đề khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, việc ban hành nghị định 102/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 139 hướng dẫn luật đầu tư, theo đó làm rõ việc doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam mà vốn đầu tư nước ngoài không quá 49% được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như nhà đầu tư trong nước, được Eurocham xem như là một cải thiện quan trọng trong năm 2010.
Nhưng thủ tục đầu tư vẫn còn nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà theo ghi nhận của Eurocham, “các nhà đầu tư phải đợi từ năm đến sáu tháng để có được giấy phép đầu tư, trong khi ở các nước khác chỉ là năm đến sáu tuần.
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, các rào cản dành cho nhà đầu tư nước ngoài tuy đã được kiến nghị nhiều năm qua nhưng chưa được cải thiện. quy định về thẩm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với lĩnh vực phân phối được xem là một điển hình cho tình trạng “ít cải thiện” trong thời gian qua và tiếp tục được đưa vào danh mục kiến nghị cải thiện trong năm nay.
“Chúng tôi kiến nghị Việt Nam chuyển sang mô hình phê duyệt “một cửa” như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Thời gian là tiền bạc và chúng tôi vẫn còn mất nhiều thời gian trong vấn đề này và chúng tôi mong sao thời gian cấp phép sẽ được cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa”, ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Eurocham nói.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, Eurocham đánh giá cao các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2010, nhất là trong việc liên tục ban hành các văn bản pháp quy mới về liên quan đến kinh doanh.
“Chúng tôi hết sức ấn tượng với việc tiếp nhận các đề xuất. Đây là cơ sở tốt cho việc tiến hành việc thương thảo một Hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam trong thời gian tới”, ông Alain Cany nói.
Chủ tịch Eurocham, ông Alain Cany nói rằng trong năm 2010, Việt Nam đã thực hiện thành công quá trình chuyển đổi chính thức từ một nước có “thu nhập thấp” thành một nước “có thu nhập trung bình”.
Tuy nhiên, Việt Nam không thể mong đợi các lợi thế cạnh tranh hiện tại có thể kéo dài do mức tăng tiền lương, sự giảm dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm dần vốn ODA.
“Chìa khóa để đạt được sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài là dịch chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phức tạp hơn, đặc biệt là ngành công nghệ cao có tính sáng tạo. Trong năm 2010, Việt Nam nên tập trung vào vấn đề sức cạnh tranh của nền kinh tế trong khi vẫn tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho việc phát triển đất nước”, ông nói.
Eurocham cũng cho rằng việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ Việt Nam có thực hiện ngay từ bây giờ và duy trì liên tục một số giải pháp nhằm cải thiện các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng.
Vẫn theo ông Alain Cany, các nhóm vấn đề chính bao gồm nâng cao khung pháp lý cho hoạt động đầu tư; bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; nâng cao kỹ năng và năng suất lao động; nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính.
Đây là những vấn đề yếu kém của môi trường kinh doanh của Việt Nam, vốn đã được đề cập trong các ấn bản sách trắng trước đây, cũng như trong các kỳ họp thường niên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mà Eurocham là một thành viên tham gia tích cực.
Đối với vấn đề khung pháp lý cho hoạt động đầu tư, việc ban hành nghị định 102/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 139 hướng dẫn luật đầu tư, theo đó làm rõ việc doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam mà vốn đầu tư nước ngoài không quá 49% được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như nhà đầu tư trong nước, được Eurocham xem như là một cải thiện quan trọng trong năm 2010.
Nhưng thủ tục đầu tư vẫn còn nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà theo ghi nhận của Eurocham, “các nhà đầu tư phải đợi từ năm đến sáu tháng để có được giấy phép đầu tư, trong khi ở các nước khác chỉ là năm đến sáu tuần.
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể, các rào cản dành cho nhà đầu tư nước ngoài tuy đã được kiến nghị nhiều năm qua nhưng chưa được cải thiện. quy định về thẩm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với lĩnh vực phân phối được xem là một điển hình cho tình trạng “ít cải thiện” trong thời gian qua và tiếp tục được đưa vào danh mục kiến nghị cải thiện trong năm nay.
“Chúng tôi kiến nghị Việt Nam chuyển sang mô hình phê duyệt “một cửa” như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Thời gian là tiền bạc và chúng tôi vẫn còn mất nhiều thời gian trong vấn đề này và chúng tôi mong sao thời gian cấp phép sẽ được cắt giảm mạnh mẽ hơn nữa”, ông Matthias Duhn, Giám đốc điều hành Eurocham nói.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, Eurocham đánh giá cao các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2010, nhất là trong việc liên tục ban hành các văn bản pháp quy mới về liên quan đến kinh doanh.
“Chúng tôi hết sức ấn tượng với việc tiếp nhận các đề xuất. Đây là cơ sở tốt cho việc tiến hành việc thương thảo một Hiệp định thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam trong thời gian tới”, ông Alain Cany nói.