Môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp hạng 11 từ dưới lên
Việt Nam đứng ở vị trí 118 trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được Forbes xếp hạng về môi trường kinh doanh
Trong báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu “Best countries for business” năm nay của tạp chí Forbes, Việt Nam đã tụt 5 bậc, xuống vị trí 118 trong tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Với sự tụt hạng này, Việt Nam thiếu chút nữa thì rơi vào top 10 đứng từ dưới lên, theo đánh giá của Forbes.
Năm ngoái, Việt Nam còn được tạp chí chuyên xếp hạng của Mỹ Forbes xếp ở vị trí 113 trong báo cáo thường niên “Best countries for business”, không thay đổi so với vị trí của năm 2008.
Báo cáo năm nay của Forbes đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam ở nhiều điểm như những nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào GDP giảm từ 25% vào năm 2000 xuống còn 21% vào năm 2009, tỷ lệ đói nghèo cũng giảm xuống, các biện pháp kích thích tăng trưởng được áp dụng tích cực trong thời gian diễn ra suy thoái toàn cầu…
Tuy nhiên, Forbes cũng chỉ ra rằng, suy thoái toàn cầu đã khiến nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Việt Nam yếu đi. Bên cạnh đó, thâm hụt cán cân vãng lai và môi trường đầu tư nước ngoài còn hạn chế là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam, có khả năng gây áp lực mất giá thêm đối với tiền đồng. Cán cân thương mại của Việt Nam được Forbes ghi nhận ở mức âm 6,4%, GDP/đầu người là 2.900 USD/năm, tỷ lệ nợ công so với GDP là 53,7%.
Xếp hạng môi trường kinh doanh của Forbes được thực hiện dựa trên việc đánh giá các tiêu chí gồm mức độ tự do hóa thương mại, tự do tiền tệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân, gánh nặng thuế má…
Yếu tố đánh giá khiến Việt Nam giảm điểm trong báo cáo năm nay là yếu tố bảo vệ nhà đầu tư. Ở hạng mục này, Việt Nam xếp hạng 125, tụt so với năm ngoái. Còn lại, ở các tiêu chí khác, xếp hạng của Việt Nam không có sự thay đổi.
Có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được Forbes xếp hạng năm nay, từ chỗ có 127 quốc gia và vùng lãnh thổ được tạp chí này đưa vào báo cáo năm ngoái.
Quốc gia “đội sổ” về môi trường kinh doanh năm nay, theo Forbes, là đất nước Nam Mỹ Venezuela. Những quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong top 10 môi trường kinh doanh kém nhất của báo cáo phần lớn là các quốc gia châu Phi, gồm Zimbabwe, Chad, Burundi, Cameroon, Bolivia, Cote d’Ivoire, Tajikistan, Syria và Gambia.
Nếu xét về mức độ yếu kém của môi trường kinh doanh thì Việt Nam chỉ thua top 10 này. Quốc gia láng giềng Cambodia của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 115 trong danh sách, trên Việt Nam 3 bậc. Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đều có thứ hạng khả dĩ hơn như Philippines (91), Indonesia (74), Thái Lan (56), Malaysia (31), Singapore (5)… Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 90 trong danh sách.
Đan Mạch là quốc gia được Forbes đánh giá là có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới hiện nay. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp, quốc gia châu Âu này dẫn đầu danh sách “Best countries for business” của Forbes. Đan Mạch được báo cáo ghi nhận có thu nhập quốc gia tính trên đầu người 36.000 USD/năm, cán cân thương mại dương 2,9%, tỷ lệ nợ công so với GDP là 41,6%.
Trong top 10 môi trường kinh doanh tốt nhất còn có các quốc gia và vùng lãnh thổ Hồng Kông, New Zealand, Canada, Singapore, Ireland, Thụy Điển, Nauy, Mỹ và Anh.
Nước Mỹ đã tụt hạng thê thảm về môi trường kinh doanh trong báo cáo của Forbes, rớt từ vị trí thứ 2 trong báo cáo năm ngoái xuống vị trí thứ 9 năm nay. Quốc gia này bị Forbes cho “điểm trừ” ở các vấn đề dài hạn như thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chi phí lương hưu và chăm sóc y tế gia tăng, dân số lão hóa, thâm hụt thương mại và ngân sách khổng lồ…
Với sự tụt hạng này, Việt Nam thiếu chút nữa thì rơi vào top 10 đứng từ dưới lên, theo đánh giá của Forbes.
Năm ngoái, Việt Nam còn được tạp chí chuyên xếp hạng của Mỹ Forbes xếp ở vị trí 113 trong báo cáo thường niên “Best countries for business”, không thay đổi so với vị trí của năm 2008.
Báo cáo năm nay của Forbes đánh giá cao nền kinh tế Việt Nam ở nhiều điểm như những nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào GDP giảm từ 25% vào năm 2000 xuống còn 21% vào năm 2009, tỷ lệ đói nghèo cũng giảm xuống, các biện pháp kích thích tăng trưởng được áp dụng tích cực trong thời gian diễn ra suy thoái toàn cầu…
Tuy nhiên, Forbes cũng chỉ ra rằng, suy thoái toàn cầu đã khiến nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của Việt Nam yếu đi. Bên cạnh đó, thâm hụt cán cân vãng lai và môi trường đầu tư nước ngoài còn hạn chế là những điểm yếu của kinh tế Việt Nam, có khả năng gây áp lực mất giá thêm đối với tiền đồng. Cán cân thương mại của Việt Nam được Forbes ghi nhận ở mức âm 6,4%, GDP/đầu người là 2.900 USD/năm, tỷ lệ nợ công so với GDP là 53,7%.
Xếp hạng môi trường kinh doanh của Forbes được thực hiện dựa trên việc đánh giá các tiêu chí gồm mức độ tự do hóa thương mại, tự do tiền tệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân, gánh nặng thuế má…
Yếu tố đánh giá khiến Việt Nam giảm điểm trong báo cáo năm nay là yếu tố bảo vệ nhà đầu tư. Ở hạng mục này, Việt Nam xếp hạng 125, tụt so với năm ngoái. Còn lại, ở các tiêu chí khác, xếp hạng của Việt Nam không có sự thay đổi.
Có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ được Forbes xếp hạng năm nay, từ chỗ có 127 quốc gia và vùng lãnh thổ được tạp chí này đưa vào báo cáo năm ngoái.
Quốc gia “đội sổ” về môi trường kinh doanh năm nay, theo Forbes, là đất nước Nam Mỹ Venezuela. Những quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong top 10 môi trường kinh doanh kém nhất của báo cáo phần lớn là các quốc gia châu Phi, gồm Zimbabwe, Chad, Burundi, Cameroon, Bolivia, Cote d’Ivoire, Tajikistan, Syria và Gambia.
Nếu xét về mức độ yếu kém của môi trường kinh doanh thì Việt Nam chỉ thua top 10 này. Quốc gia láng giềng Cambodia của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 115 trong danh sách, trên Việt Nam 3 bậc. Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đều có thứ hạng khả dĩ hơn như Philippines (91), Indonesia (74), Thái Lan (56), Malaysia (31), Singapore (5)… Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 90 trong danh sách.
Đan Mạch là quốc gia được Forbes đánh giá là có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới hiện nay. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp, quốc gia châu Âu này dẫn đầu danh sách “Best countries for business” của Forbes. Đan Mạch được báo cáo ghi nhận có thu nhập quốc gia tính trên đầu người 36.000 USD/năm, cán cân thương mại dương 2,9%, tỷ lệ nợ công so với GDP là 41,6%.
Trong top 10 môi trường kinh doanh tốt nhất còn có các quốc gia và vùng lãnh thổ Hồng Kông, New Zealand, Canada, Singapore, Ireland, Thụy Điển, Nauy, Mỹ và Anh.
Nước Mỹ đã tụt hạng thê thảm về môi trường kinh doanh trong báo cáo của Forbes, rớt từ vị trí thứ 2 trong báo cáo năm ngoái xuống vị trí thứ 9 năm nay. Quốc gia này bị Forbes cho “điểm trừ” ở các vấn đề dài hạn như thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chi phí lương hưu và chăm sóc y tế gia tăng, dân số lão hóa, thâm hụt thương mại và ngân sách khổng lồ…