“Cần một triết lý để nền kinh tế không chơi vơi”
Đại biểu Quốc hội đề nghị, giai đoạn 2016-2020 phải xây dựng được triết lý cho mô hình tăng trưởng
“Cần phải tập trung trí tuệ để xây dựng triết lý theo định hướng nhân sinh, nhân bản, không vì mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, tha hóa đạo đức”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) góp ý tái cơ cấu nền kinh tế tại Quốc hội, sáng 3/11.
Với kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, ông Nhưỡng cho rằng, các mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả đều rất quan trọng, nhưng cần phải bàn đến một trong những vấn đề xuyên suốt trong tất cả những vấn đề tái cơ cấu, chính là phải xây dựng được một triết lý cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nhấn mạnh đạo đức
Giải thích vì sao, ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Cần triết lý để bảo đảm cho sự không chơi vơi của nền kinh tế, của quá trình sản xuất xã hội. Các triết lý đó sẽ góp phần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu của Việt Nam, và là bà đỡ danh dự cũng như bà đỡ thanh danh của cả nền kinh tế”.
Cụ thể hơn về ý tưởng này, đại biểu Nhưỡng góp ý, cần phải tập trung trí tuệ để xây dựng triết lý theo định hướng nhân sinh, nhân bản, không vì mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, tha hóa đạo đức.
“Cần phải tạo ra một nền sản xuất hàng hóa có đạo đức, tôi nhấn mạnh điều này, có đạo đức. Gồm có văn hóa khởi nghiệp, văn hóa sản xuất và đạo đức kinh doanh”, ông nói.
Vị đại biểu từ Bến Tre cũng nhấn mạnh, triết lý đó phải được phát triển từ quá trình đào tạo đến quá trình khởi nghiệp và trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh và đưa vào thương trường. Ngoài ra còn phải thể hiện trong quá trình tham gia, giải quyết các loại tranh chấp dân sự, thương mại, kinh tế, lao động, hành chính...
Nội dung tiếp theo được vị Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đề cập, là để xây dựng một mô hình tăng trưởng thì cần đề cao hoạt động tư pháp, bởi hoạt động tư pháp chính là “bà đỡ” về pháp luật. Không có xét xử nghiêm minh, không có công lý, không bảo vệ quyền tự do kinh doanh, không bảo vệ quyền con người thì tất cả các mô hình tăng trưởng đều có thể đổ vỡ, thất bại.
Với lập luận này, đại biểu Nhưỡng đề nghị Quốc hội bàn bạc thêm và đưa vào dự thảo nghị quyết rằng, giai đoạn 2016-2020 phải xây dựng được triết lý cho mô hình tăng trưởng.
Thực chất nợ xấu là bao nhiêu?
Cũng góp ý về tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) băn khoăn về tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu.
“Hiện nay thị trường mua bán nợ chưa hình thành, trong khi đó nợ xấu mới được phân vùng và chưa xử lý dứt điểm là điều đáng quan ngại và có nguy cơ làm gia tăng gánh nặng cho ngân sách của Nhà nước”, đại biểu này nhận định.
Bà Trần Thị Hoa Ry còn băn khoăn, trong điều kiện nợ công tăng cao như hiện nay, thực chất nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ? Trong khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo đến tháng 9/2016 nợ xấu chiếm 2,62%, còn theo công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đối với Việt Nam tính đến tháng 7/2016 là 12,05%.
“Tôi đề nghị ngân hàng cần báo cáo rõ thêm vấn đề này. Đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu hơn để xử lý thực chất nợ xấu khi bán cho công ty mua bán nợ và đồng thời có kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phân loại các tổ chức tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới”, bà đề nghị.
Trong khi đó, đề nghị cụ thể hơn từ đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) là cần khoanh vùng xử lý các vấn đề tồn đọng một cách kịp thời, dứt điểm, như nợ công, nợ xấu, lãng phí đầu tư công, các vụ án lớn, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, đe dọa các thành quả kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giảm áp lực cho lãnh đạo điều hành của Chính phủ.
Với kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, ông Nhưỡng cho rằng, các mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả đều rất quan trọng, nhưng cần phải bàn đến một trong những vấn đề xuyên suốt trong tất cả những vấn đề tái cơ cấu, chính là phải xây dựng được một triết lý cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nhấn mạnh đạo đức
Giải thích vì sao, ông Lưu Bình Nhưỡng nói: “Cần triết lý để bảo đảm cho sự không chơi vơi của nền kinh tế, của quá trình sản xuất xã hội. Các triết lý đó sẽ góp phần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, thương hiệu của Việt Nam, và là bà đỡ danh dự cũng như bà đỡ thanh danh của cả nền kinh tế”.
Cụ thể hơn về ý tưởng này, đại biểu Nhưỡng góp ý, cần phải tập trung trí tuệ để xây dựng triết lý theo định hướng nhân sinh, nhân bản, không vì mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, tha hóa đạo đức.
“Cần phải tạo ra một nền sản xuất hàng hóa có đạo đức, tôi nhấn mạnh điều này, có đạo đức. Gồm có văn hóa khởi nghiệp, văn hóa sản xuất và đạo đức kinh doanh”, ông nói.
Vị đại biểu từ Bến Tre cũng nhấn mạnh, triết lý đó phải được phát triển từ quá trình đào tạo đến quá trình khởi nghiệp và trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh và đưa vào thương trường. Ngoài ra còn phải thể hiện trong quá trình tham gia, giải quyết các loại tranh chấp dân sự, thương mại, kinh tế, lao động, hành chính...
Nội dung tiếp theo được vị Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đề cập, là để xây dựng một mô hình tăng trưởng thì cần đề cao hoạt động tư pháp, bởi hoạt động tư pháp chính là “bà đỡ” về pháp luật. Không có xét xử nghiêm minh, không có công lý, không bảo vệ quyền tự do kinh doanh, không bảo vệ quyền con người thì tất cả các mô hình tăng trưởng đều có thể đổ vỡ, thất bại.
Với lập luận này, đại biểu Nhưỡng đề nghị Quốc hội bàn bạc thêm và đưa vào dự thảo nghị quyết rằng, giai đoạn 2016-2020 phải xây dựng được triết lý cho mô hình tăng trưởng.
Thực chất nợ xấu là bao nhiêu?
Cũng góp ý về tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) băn khoăn về tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu.
“Hiện nay thị trường mua bán nợ chưa hình thành, trong khi đó nợ xấu mới được phân vùng và chưa xử lý dứt điểm là điều đáng quan ngại và có nguy cơ làm gia tăng gánh nặng cho ngân sách của Nhà nước”, đại biểu này nhận định.
Bà Trần Thị Hoa Ry còn băn khoăn, trong điều kiện nợ công tăng cao như hiện nay, thực chất nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ? Trong khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo đến tháng 9/2016 nợ xấu chiếm 2,62%, còn theo công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đối với Việt Nam tính đến tháng 7/2016 là 12,05%.
“Tôi đề nghị ngân hàng cần báo cáo rõ thêm vấn đề này. Đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu hơn để xử lý thực chất nợ xấu khi bán cho công ty mua bán nợ và đồng thời có kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phân loại các tổ chức tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới”, bà đề nghị.
Trong khi đó, đề nghị cụ thể hơn từ đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) là cần khoanh vùng xử lý các vấn đề tồn đọng một cách kịp thời, dứt điểm, như nợ công, nợ xấu, lãng phí đầu tư công, các vụ án lớn, tránh ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, đe dọa các thành quả kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giảm áp lực cho lãnh đạo điều hành của Chính phủ.