Căng thẳng biển Đông: “Dẫu sao cũng phải có tiếng nói chung”
Đại biểu Dương Trung Quốc: "Nếu Vinashin và Vinalines không đổ vỡ thì chắc tương quan ngoài biển không như hiện nay"
“Cơ chế của chúng ta có nhiều người đứng đầu nên ngoài Thủ tướng thì ý kiến của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội về biển Đông cũng được chờ đợi. Nhưng dẫu sao, cá nhân tôi quan niệm chỉ có một tiếng nói chung và làm sao cho tiếng nói chung ấy thành ý chí của quốc gia”.
Đây là quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, khi được báo chí hỏi về suy nghĩ cá nhân trước đề nghị Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Quốc nói, từ khi tình hình biển Đông căng thẳng thì quan điểm của Thủ tướng là xuyên suốt, trước hết là vì cương vị và Thủ tướng có mặt ở các diễn đàn quan trọng. Rõ ràng với việc này thì hoạt động ngoại giao là mũi nhọn bên cạnh lực lượng thực thi pháp luật tại chỗ, cho nên những gì Thủ tướng nói với thế giới cũng là nói với đồng bào cả nước.
Còn để trả lời chất vấn trực tiếp khi Quốc hội thực hiện quyền giám sát, nếu Thủ tướng đứng ra trả lời thì ít nhất hiệu ứng về tâm lý xã hội sẽ tốt hơn, ông Quốc bảy tỏ quan điểm.
Với nhìn nhận về tiếng nói chung như đã nói ở trên, “ông nghị” Dương Trung Quốc nhìn nhận: “Thời gian vừa rồi, qua các phương tiện truyền thông chính thức, quả thật lòng dân cũng có phần xao xuyến khi thấy các ý kiến phát biểu có mức độ khác nhau”.
Từ đầu kỳ họp đến nay đã có nhiều ý kiến về tình hình biển Đông, trong đó có đề nghị về một nghị quyết của Quốc hội, quan điểm cá nhân ông thế nào?
Tôi là một những người ngay từ ngày khai mạc đã đặt vấn đề Quốc hội nên có nghị quyết về vấn đề biển Đông. Vì Quốc hội không những là cơ quan quyền lực mà còn là tiếng nói của nhân dân. Bên cạnh ngoại giao quan phương thì ngoại giao nhân dân hết sức quan trọng.
Nhưng khi thảo luận ở đoàn thì cũng có ý kiến tôi cho là hợp lý, vì kỳ họp kéo dài hơn một tháng mà diễn biến trên biển Đông đang hết phức tạp nên nếu ngay từ đầu kỳ họp mà ra nghị quyết thì cũng có thể chưa cần thiết lắm, mà nên có hình thức đảm bảo nói rõ quan điểm và kịp thời thì mức độ thông báo là đáp ứng được hai cái đó.
Còn sẽ ra nghị quyết riêng hay nằm chung ở nghị quyết về kinh tế - xã hội, thì khi kết thúc kỳ họp chắc sẽ có cách công bố thích hợp.
Vậy vấn đề nào ông đặc biệt quan tâm trong các phiên chất vấn tới đây?
Bộ nào cũng có vấn đề, nhưng có lẽ quan trọng nhất lúc này, nhất là sau sự kiện biển Đông vừa rồi, giữ nước phải gắn chặt với dựng nước.
Tôi đặt câu hỏi thế này thôi, giá như ta làm tốt chiến lược biển mà có chủ trương từ rất lâu, giá như ta làm tốt chương trình đánh bắt xa bờ, trang bị phương tiện cho bà con ngư dân, nếu Vinashin và Vinalines không đổ vỡ thì chắc tương quan ngoài biển không như hiện nay.
Ngay về mặt lịch sử thì truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm là rất đáng tự hào, nhưng cái đáng tự hào hơn mà cha ông ta đã làm là làm thế nào mà ở bên cạnh Trung Quốc mà vẫn tồn tại và phát triển được.
Bởi, cộng lại tất cả thời gian chiến tranh chỉ là khoảnh khắc của lịch sử. Sau khi nhà Lê thắng giặc Minh chúng ta có hơn ba thế kỷ phương Bắc không động binh được, trong đó có cả giải pháp quân sự và cả giải pháp chính trị mà ta giữ được, cái đó mới đáng học.
Giặc từ phương nào đến ta cũng đều đánh cả, nhưng cái khó nhất là làm thế nào để mà chúng ta đứng vững tồn tại bên cạnh họ.
Các kỳ họp trước Quốc hội đã bàn bao nhiêu câu chuyện từ cho thuê đất, thuê rừng rồi những nguy cơ bị phụ thuộc kinh tế vào nhiều nước, trong đó Trung Quốc. Nhưng đến bây giờ mới quyết định hỗ trợ 16 ngàn tỷ cho ngư dân theo tôi là quá chậm, cái đó cần điều chỉnh ngay, không chỉ là vĩ mô mà ngay chính những hoạt động đời sống hàng ngày.
Đây là quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, khi được báo chí hỏi về suy nghĩ cá nhân trước đề nghị Thủ tướng đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Quốc nói, từ khi tình hình biển Đông căng thẳng thì quan điểm của Thủ tướng là xuyên suốt, trước hết là vì cương vị và Thủ tướng có mặt ở các diễn đàn quan trọng. Rõ ràng với việc này thì hoạt động ngoại giao là mũi nhọn bên cạnh lực lượng thực thi pháp luật tại chỗ, cho nên những gì Thủ tướng nói với thế giới cũng là nói với đồng bào cả nước.
Còn để trả lời chất vấn trực tiếp khi Quốc hội thực hiện quyền giám sát, nếu Thủ tướng đứng ra trả lời thì ít nhất hiệu ứng về tâm lý xã hội sẽ tốt hơn, ông Quốc bảy tỏ quan điểm.
Với nhìn nhận về tiếng nói chung như đã nói ở trên, “ông nghị” Dương Trung Quốc nhìn nhận: “Thời gian vừa rồi, qua các phương tiện truyền thông chính thức, quả thật lòng dân cũng có phần xao xuyến khi thấy các ý kiến phát biểu có mức độ khác nhau”.
Từ đầu kỳ họp đến nay đã có nhiều ý kiến về tình hình biển Đông, trong đó có đề nghị về một nghị quyết của Quốc hội, quan điểm cá nhân ông thế nào?
Tôi là một những người ngay từ ngày khai mạc đã đặt vấn đề Quốc hội nên có nghị quyết về vấn đề biển Đông. Vì Quốc hội không những là cơ quan quyền lực mà còn là tiếng nói của nhân dân. Bên cạnh ngoại giao quan phương thì ngoại giao nhân dân hết sức quan trọng.
Nhưng khi thảo luận ở đoàn thì cũng có ý kiến tôi cho là hợp lý, vì kỳ họp kéo dài hơn một tháng mà diễn biến trên biển Đông đang hết phức tạp nên nếu ngay từ đầu kỳ họp mà ra nghị quyết thì cũng có thể chưa cần thiết lắm, mà nên có hình thức đảm bảo nói rõ quan điểm và kịp thời thì mức độ thông báo là đáp ứng được hai cái đó.
Còn sẽ ra nghị quyết riêng hay nằm chung ở nghị quyết về kinh tế - xã hội, thì khi kết thúc kỳ họp chắc sẽ có cách công bố thích hợp.
Vậy vấn đề nào ông đặc biệt quan tâm trong các phiên chất vấn tới đây?
Bộ nào cũng có vấn đề, nhưng có lẽ quan trọng nhất lúc này, nhất là sau sự kiện biển Đông vừa rồi, giữ nước phải gắn chặt với dựng nước.
Tôi đặt câu hỏi thế này thôi, giá như ta làm tốt chiến lược biển mà có chủ trương từ rất lâu, giá như ta làm tốt chương trình đánh bắt xa bờ, trang bị phương tiện cho bà con ngư dân, nếu Vinashin và Vinalines không đổ vỡ thì chắc tương quan ngoài biển không như hiện nay.
Ngay về mặt lịch sử thì truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm là rất đáng tự hào, nhưng cái đáng tự hào hơn mà cha ông ta đã làm là làm thế nào mà ở bên cạnh Trung Quốc mà vẫn tồn tại và phát triển được.
Bởi, cộng lại tất cả thời gian chiến tranh chỉ là khoảnh khắc của lịch sử. Sau khi nhà Lê thắng giặc Minh chúng ta có hơn ba thế kỷ phương Bắc không động binh được, trong đó có cả giải pháp quân sự và cả giải pháp chính trị mà ta giữ được, cái đó mới đáng học.
Giặc từ phương nào đến ta cũng đều đánh cả, nhưng cái khó nhất là làm thế nào để mà chúng ta đứng vững tồn tại bên cạnh họ.
Các kỳ họp trước Quốc hội đã bàn bao nhiêu câu chuyện từ cho thuê đất, thuê rừng rồi những nguy cơ bị phụ thuộc kinh tế vào nhiều nước, trong đó Trung Quốc. Nhưng đến bây giờ mới quyết định hỗ trợ 16 ngàn tỷ cho ngư dân theo tôi là quá chậm, cái đó cần điều chỉnh ngay, không chỉ là vĩ mô mà ngay chính những hoạt động đời sống hàng ngày.