Cắt giảm đầu tư công: Làm gì khi tỉnh thành “chần chừ”?
Chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đang gặp thử thách thật sự khi mà nhiều địa phương vẫn cố tình lách quy định
Chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đang gặp thử thách thật sự khi mà nhiều tỉnh thành vẫn cố tình lách quy định.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 26/8/2011, tất cả các bộ ngành ở Trung ương và các địa phương đều đã thực hiện và có báo cáo về kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2011.
Cụ thể, cả nước đã thực hiện ngừng khởi công mới, cắt giảm, điều chuyển vốn của 2.103 dự án với tổng số vốn là 6.532 tỷ đồng, trong đó ngừng khởi công mới 1.206 dự án với số vốn 3.768 tỷ đồng; cắt giảm, điều chuyển vốn của 897 dự án với số vốn 2.764 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, cùng thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công nhưng trong khi các bộ, ngành khá nghiêm túc trong công việc này thì một số tỉnh, thành lại thể hiện thái độ khác biệt.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận rằng cho đến nay, “nhiều địa phương vẫn còn chần chừ trong việc cắt giảm, ngừng khởi công các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước”.
Tổng hợp số liệu từ 63 tỉnh thành cho thấy có tới 638 dự án có sử dụng vốn ngân sách nhưng không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011 song vẫn được các tỉnh thành bố trí 1.763 tỷ đồng để thực hiện.
Chưa kể, các tỉnh thành cũng không “chịu” cắt giảm 2.000 dự án khác sử dụng vốn của ngân sách địa phương nhưng không thuộc đối tượng khởi công mới trong năm 2011.
Cho đến nay, thời hạn cho việc cắt giảm đầu tư công đã quá 2 tháng nhưng một số địa phương vẫn chưa thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị quyết 11/NQ-CP và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ.
Một số địa phương thậm chí đang cố “xin” không cắt giảm đối với các dự án đã khởi công hoặc đã làm xong thủ tục đấu thầu trước ngày 24/2/2011, hoặc các dự án không thuộc đối tượng khởi công mới nhưng Kho bạc nhà nước tại tỉnh thành đó đã … trót giải ngân!
Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là trong vấn đề cắt giảm đầu tư công, Chính phủ cần kiên quyết thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP.
Chính vì vậy, trong báo cáo của mình, bộ này đề nghị Chính phủ thu hồi toàn bộ số vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho các dự án chưa đủ thủ tục hoặc khởi công mới không đúng đối tượng của các bộ ngành để bổ sung vốn cho chương trình Biển Đông – Hải đảo của Bộ Quốc phòng. Tổng lượng vốn thuộc diện này là 337,6 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn 1.736,6 tỷ đồng thuộc 638 dự án của 55 tỉnh thành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bù trừ vào khoản ứng trước của ngân sách Trung ương mà các tỉnh thành đã được nhận để giảm gánh nặng cho ngân sách.
Trường hợp địa phương không có các khoản ứng trước từ ngân sách Trung ương, Bộ đề nghị chuyển số vốn cắt giảm này về dự phòng ngân sách địa phương để bổ sung cho các dự án cấp bách được quy định trong Nghị quyết 11/NQ-CP.
Hiểu một cách đơn giản là đối với các dự án mà các tỉnh thành đã bố trí vốn sai tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP thì địa phương đó phải tự “chịu trách nhiệm”.
Đối với các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách Trung ương mà không thuộc danh mục được khởi công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính tổng hợp, thu hồi về ngân sách nhà nước.
Chính phủ đang họp phiên thường kỳ tháng 8 và cắt giảm đầu tư công là một nội dung được đưa ra thảo luận. Trước những đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, công luận đang chờ đợi quan điểm chính thức của Chính phủ.
Tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP theo đó quyết liệt cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, hạn chế cung tiền ra lưu thông đang đứng trước thử thách mà nếu Chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, lãnh đạo nhiều tỉnh thành rõ ràng đang có lý do để lo lắng.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 26/8/2011, tất cả các bộ ngành ở Trung ương và các địa phương đều đã thực hiện và có báo cáo về kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2011.
Cụ thể, cả nước đã thực hiện ngừng khởi công mới, cắt giảm, điều chuyển vốn của 2.103 dự án với tổng số vốn là 6.532 tỷ đồng, trong đó ngừng khởi công mới 1.206 dự án với số vốn 3.768 tỷ đồng; cắt giảm, điều chuyển vốn của 897 dự án với số vốn 2.764 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, cùng thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công nhưng trong khi các bộ, ngành khá nghiêm túc trong công việc này thì một số tỉnh, thành lại thể hiện thái độ khác biệt.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận rằng cho đến nay, “nhiều địa phương vẫn còn chần chừ trong việc cắt giảm, ngừng khởi công các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước”.
Tổng hợp số liệu từ 63 tỉnh thành cho thấy có tới 638 dự án có sử dụng vốn ngân sách nhưng không thuộc đối tượng được khởi công mới trong năm 2011 song vẫn được các tỉnh thành bố trí 1.763 tỷ đồng để thực hiện.
Chưa kể, các tỉnh thành cũng không “chịu” cắt giảm 2.000 dự án khác sử dụng vốn của ngân sách địa phương nhưng không thuộc đối tượng khởi công mới trong năm 2011.
Cho đến nay, thời hạn cho việc cắt giảm đầu tư công đã quá 2 tháng nhưng một số địa phương vẫn chưa thực hiện đầy đủ các quy định trong Nghị quyết 11/NQ-CP và Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ.
Một số địa phương thậm chí đang cố “xin” không cắt giảm đối với các dự án đã khởi công hoặc đã làm xong thủ tục đấu thầu trước ngày 24/2/2011, hoặc các dự án không thuộc đối tượng khởi công mới nhưng Kho bạc nhà nước tại tỉnh thành đó đã … trót giải ngân!
Quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là trong vấn đề cắt giảm đầu tư công, Chính phủ cần kiên quyết thực hiện nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP.
Chính vì vậy, trong báo cáo của mình, bộ này đề nghị Chính phủ thu hồi toàn bộ số vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho các dự án chưa đủ thủ tục hoặc khởi công mới không đúng đối tượng của các bộ ngành để bổ sung vốn cho chương trình Biển Đông – Hải đảo của Bộ Quốc phòng. Tổng lượng vốn thuộc diện này là 337,6 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn 1.736,6 tỷ đồng thuộc 638 dự án của 55 tỉnh thành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bù trừ vào khoản ứng trước của ngân sách Trung ương mà các tỉnh thành đã được nhận để giảm gánh nặng cho ngân sách.
Trường hợp địa phương không có các khoản ứng trước từ ngân sách Trung ương, Bộ đề nghị chuyển số vốn cắt giảm này về dự phòng ngân sách địa phương để bổ sung cho các dự án cấp bách được quy định trong Nghị quyết 11/NQ-CP.
Hiểu một cách đơn giản là đối với các dự án mà các tỉnh thành đã bố trí vốn sai tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP thì địa phương đó phải tự “chịu trách nhiệm”.
Đối với các dự án khởi công mới sử dụng vốn ngân sách Trung ương mà không thuộc danh mục được khởi công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính tổng hợp, thu hồi về ngân sách nhà nước.
Chính phủ đang họp phiên thường kỳ tháng 8 và cắt giảm đầu tư công là một nội dung được đưa ra thảo luận. Trước những đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, công luận đang chờ đợi quan điểm chính thức của Chính phủ.
Tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP theo đó quyết liệt cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, hạn chế cung tiền ra lưu thông đang đứng trước thử thách mà nếu Chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, lãnh đạo nhiều tỉnh thành rõ ràng đang có lý do để lo lắng.