Câu chuyện phía sau bức ảnh người biểu tình nổi tiếng của Mỹ
Khoảnh khắc đối đầu giữa cảnh sát và một người phụ nữ trong cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ
Một bức ảnh của hãng tin Reuters về cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc ở Mỹ vào cuối tuần vừa rồi đã trở nên nổi tiếng và lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Trong bức ảnh, người phụ nữ da màu biểu tình trong dáng đứng khoan thai và bình tĩnh, tà váy dài của cô bay trong gió nhẹ, trong khi hai viên cảnh sát mặc trang phục chống bạo động nặng nề màu đen, đầu đội mũ bảo hiểm lao tới để buộc cô rời khỏi con đường ở thành phố Baton Rouge, tiểu bang Louisiana.
Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ sau khi xảy ra một số vụ cảnh sát bắn chết người da màu thời gian gần đây.
Vào cuối tuần vừa rồi, nhà chức trách Mỹ đã bắt tạm giữ khoảng 180 người trong các cuộc biểu tình phản đối phân biệt đối xử với các cộng đồng thiểu số ở Baton Rouge. Hầu hết những người này bị cáo buộc với những tội danh nhẹ như cản trở giao thông.
Tuy nhiên, khoảnh khắc đối đầu giữa cảnh sát và một người phụ nữ được nhiếp ảnh gia tự do Jonathan Bachman của Reuters ghi lại đã được xem là sự tóm lược một phần tinh thần của các cuộc biểu tình này.
“Bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh biểu tượng này, và các phiên bản khác của nó, trong suốt phần đời còn lại của bạn”, một người có tên David Law viết trên mạng xã hội Twitter hôm 11/7.
Tạp chí Atlantic gọi bức ảnh này là “một bức ảnh khó quên về cuộc biểu tình ở Baton Rouge”.
Tờ Washington Post nhận xét bức ảnh đã “tóm được một khoảnh khắc quan trọng của nước Mỹ”, trong khi tờ Daily Mail của nước Anh gọi đây là “một bức ảnh mang tính biểu tượng về sự bắt bớ”.
Trên các mạng xã hội, bức ảnh nhận được vô số lượt bình luận (comment) từ khắp nơi trên thế giới.
Người phụ nữ trong ảnh được bạn bè của cô xác nhận có tên là Ieshia Evans, làm nghề y tá thực hành được cấp phép ở bang Pennsylvania.
“Đây là công việc của Chúa… Tôi vui mừng vì mình vẫn còn sống và an toàn”, Evans viết trên trang Facebook cá nhân sau cuộc biểu tình.
Baton Rouge đã trở thành một điểm nóng biểu tình ở Mỹ sau khi một người da màu có tên Alton Sterling, 37 tuổi, bị bắn chết vào tuần trước bởi cảnh sát thành phố sau khi được báo tin Sterling dùng súng đe dọa một người nào đó.
Cái chết của Sterling, tiếp đó là vụ cảnh sát bắn chết một người da màu khác có tên Philando Castile, 32 tuổi, ở St. Paul, bang Minnesota, đã làm sống dậy làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc vốn đã lan rộng ở Mỹ cách đây 2 năm. Một phong trào có tên có tên “Black Lives Matter” (tạm dịch: “Sinh mạng của người da màu là quan trọng”) đã phát triển mạnh.
Một người bạn của Evans cho biết, người phụ nữ 35 tuổi có một con nhỏ 5 tuổi này đã đi từ Pennsylvania tới Baton Rouge “vì cô ấy muốn nhìn vào mắt con trai mình và nói rằng cô ấy đã chiến đấu vì tự do và quyền bình đẳng”.
Sau khi bị cảnh sát tạm giữ vì cản trở giao thông, Evans đã được thả tự do.
Nhiếp ảnh gia Bachman kể lại, cảnh sát đã dẹp một đám người biểu tình khỏi con đường trước khi Evans bước tới và đứng trước hàng rào cảnh sát. Khuôn mặt cô hoàn toàn không có biểu cảm, và cô cũng không nói gì - Bachman cho hay.
“Có vẻ như cô ấy muốn nói rằng: ‘Các ông sẽ phải tới và bắt tôi’”, vị nhiếp ảnh gia nói.
Theo Bachman, cảnh sát đã đưa Evans đi rất nhanh, và toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây đồng hồ.
Evans nói cô chưa sẵn sàng để trò chuyện với báo giới. Trên trang cá nhân, cô viết: “Hòa bình, tình yêu, và sức mạnh! #blacklivesmatter. Tôi muốn về nhà với con trai. Tôi đã trải qua nhiều chuyện rồi”.
Trong bức ảnh, người phụ nữ da màu biểu tình trong dáng đứng khoan thai và bình tĩnh, tà váy dài của cô bay trong gió nhẹ, trong khi hai viên cảnh sát mặc trang phục chống bạo động nặng nề màu đen, đầu đội mũ bảo hiểm lao tới để buộc cô rời khỏi con đường ở thành phố Baton Rouge, tiểu bang Louisiana.
Các cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra ở nhiều nơi trên nước Mỹ sau khi xảy ra một số vụ cảnh sát bắn chết người da màu thời gian gần đây.
Vào cuối tuần vừa rồi, nhà chức trách Mỹ đã bắt tạm giữ khoảng 180 người trong các cuộc biểu tình phản đối phân biệt đối xử với các cộng đồng thiểu số ở Baton Rouge. Hầu hết những người này bị cáo buộc với những tội danh nhẹ như cản trở giao thông.
Tuy nhiên, khoảnh khắc đối đầu giữa cảnh sát và một người phụ nữ được nhiếp ảnh gia tự do Jonathan Bachman của Reuters ghi lại đã được xem là sự tóm lược một phần tinh thần của các cuộc biểu tình này.
“Bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh biểu tượng này, và các phiên bản khác của nó, trong suốt phần đời còn lại của bạn”, một người có tên David Law viết trên mạng xã hội Twitter hôm 11/7.
Tạp chí Atlantic gọi bức ảnh này là “một bức ảnh khó quên về cuộc biểu tình ở Baton Rouge”.
Tờ Washington Post nhận xét bức ảnh đã “tóm được một khoảnh khắc quan trọng của nước Mỹ”, trong khi tờ Daily Mail của nước Anh gọi đây là “một bức ảnh mang tính biểu tượng về sự bắt bớ”.
Trên các mạng xã hội, bức ảnh nhận được vô số lượt bình luận (comment) từ khắp nơi trên thế giới.
Người phụ nữ trong ảnh được bạn bè của cô xác nhận có tên là Ieshia Evans, làm nghề y tá thực hành được cấp phép ở bang Pennsylvania.
“Đây là công việc của Chúa… Tôi vui mừng vì mình vẫn còn sống và an toàn”, Evans viết trên trang Facebook cá nhân sau cuộc biểu tình.
Baton Rouge đã trở thành một điểm nóng biểu tình ở Mỹ sau khi một người da màu có tên Alton Sterling, 37 tuổi, bị bắn chết vào tuần trước bởi cảnh sát thành phố sau khi được báo tin Sterling dùng súng đe dọa một người nào đó.
Cái chết của Sterling, tiếp đó là vụ cảnh sát bắn chết một người da màu khác có tên Philando Castile, 32 tuổi, ở St. Paul, bang Minnesota, đã làm sống dậy làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc vốn đã lan rộng ở Mỹ cách đây 2 năm. Một phong trào có tên có tên “Black Lives Matter” (tạm dịch: “Sinh mạng của người da màu là quan trọng”) đã phát triển mạnh.
Một người bạn của Evans cho biết, người phụ nữ 35 tuổi có một con nhỏ 5 tuổi này đã đi từ Pennsylvania tới Baton Rouge “vì cô ấy muốn nhìn vào mắt con trai mình và nói rằng cô ấy đã chiến đấu vì tự do và quyền bình đẳng”.
Sau khi bị cảnh sát tạm giữ vì cản trở giao thông, Evans đã được thả tự do.
Nhiếp ảnh gia Bachman kể lại, cảnh sát đã dẹp một đám người biểu tình khỏi con đường trước khi Evans bước tới và đứng trước hàng rào cảnh sát. Khuôn mặt cô hoàn toàn không có biểu cảm, và cô cũng không nói gì - Bachman cho hay.
“Có vẻ như cô ấy muốn nói rằng: ‘Các ông sẽ phải tới và bắt tôi’”, vị nhiếp ảnh gia nói.
Theo Bachman, cảnh sát đã đưa Evans đi rất nhanh, và toàn bộ sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 30 giây đồng hồ.
Evans nói cô chưa sẵn sàng để trò chuyện với báo giới. Trên trang cá nhân, cô viết: “Hòa bình, tình yêu, và sức mạnh! #blacklivesmatter. Tôi muốn về nhà với con trai. Tôi đã trải qua nhiều chuyện rồi”.