Câu chuyện về giá sữa
VnEconomy giới thiệu bài viết của một bạn đọc trao đổi quan điểm về câu chuyện giá sữa hiện nay
Liên tục trong nhiều năm qua, giá sữa tăng cao mà chủ yếu là sữa tổng hợp hay sữa công thức (formula) luôn là đề tài nóng trên các phương tiện truyền thông và được các cơ quan quản lý rất quan tâm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do bên bán đã đẩy giá sữa lên quá cao và đề xuất áp giá trần cho mặt hàng “thiết yếu” này.
Lập luận và chính sách như vậy liệu có hợp lý? VnEconomy giới thiệu bài viết của một độc giả đề cập đến một số vấn đề xung quanh câu chuyện này.
Sữa tổng hợp là nhu cầu thiết yếu cho trẻ em?
Người viết không am hiểu về dinh dưỡng, nhưng quan sát thực tế thì dường như sữa tổng hợp không phải là nhu cầu thiết yếu của trẻ em.
Cách đây hai năm khi chưa có dịp chứng kiến thực tế ở bên ngoài, nhìn những cửa hàng đầy ứ các loại sữa (chủ yếu là sữa tổng hợp) xuất hiện khắp nơi và các kênh truyền hình liên tục phát đi các quảng cáo về lợi ích của sữa, tôi đã nghĩ rằng sữa tổng hợp là một nhu cầu cần thiết cho trẻ em.
Tuy nhiên khi tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới – nước Mỹ – thì tôi mới biết mình đã hiểu nhầm.
Trong các chuỗi siêu thị hay cửa hàng phổ biến ở Mỹ như: Costco, CVS, Market Basket, Rite Aid, Shaw’s hay Target các gian hàng sữa tổng hợp thường được đặt ở những nơi ít ai để ý với quy mô khá khiêm tốn. Chủng loại thường chỉ có vài ba nhãn hiệu như: Enfamil, Good Start hay Similac và chủ yếu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Loại trên 12 tháng tuổi thì hiếm hơn và ít khi thấy sữa tổng hợp dành cho người mang thai hay người già. Trên tivi cũng rất ít quảng cáo về sữa tổng hợp.
Ở Mỹ, chế độ dinh dưỡng và việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em rất được quan tâm (hàng tháng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và 3 tháng cho trẻ trên 12 tháng tuổi). Nhưng sữa tổng hợp không được coi trọng. Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, các bác sỹ luôn khuyên rằng chỉ nên cho uống sữa tổng hợp khi mẹ không đủ sữa. Khi trẻ đã đủ 12 tháng tuổi thì họ cho uống sữa tươi và các bác sỹ luôn khuyên rằng sữa công thức là không cần thiết.
Ngược lại, sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa tươi là nhóm sản phẩm được ưa chuộng nhất. Dường như người Mỹ và các nước phương tây không thể sống thiếu sữa nhưng họ không phụ thuộc vào sữa công thức. Điều này có vẻ như ngược lại ở Việt Nam. Người nuôi bò sữa thì lao đao trong khi sữa tổng hợp nhập khẩu lại đắt như tôm tươi.
Tại sao giá sữa cao?
Nhìn vào thị trường sữa ở Việt Nam nói riêng, thị trường sữa nói chung có thể nói rằng đây không phải là thị trường độc quyền, cho dù với mỗi thương hiệu đều có những yếu tố độc quyền với một nhóm khách hàng trung thành nào đó. Người tiêu dùng Việt Nam ít ra cũng có vài ba chục lựa chọn với giá cả rất khác nhau cho dù chất lượng không khác nhau là bao.
Tuy nhiên, nếu ai đó cứ chọn sữa ngoại thương hiệu nổi tiếng và đắt mà về thực chất, chất lượng không khác nhiều so với các loại sữa khác thì đó thuộc về thị hiếu.
Hai chiếc áo chẳng khác gì nhau đều do An Phước may nhưng nếu gắn thương hiệu Pierre Cardin thì đắt gấp hai ba lần áo An Phước nhưng vẫn có người mua thì là chuyện của người tiêu dùng mà không ai có thể can thiệp được. Nếu bắt áo Pierre bán bằng giá áo An Phước thì liệu An Phước có bán được hàng không? Làm như vậy khác gì việc kết án doanh nghiệp sản xuất trong nước hay làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Việc cho rằng giá sữa ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực là do các hãng sữa kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao hơn là không có cơ sở, vì nếu đúng như vậy thì các doanh nghiệp này sẽ tập trung hàng bán ở Việt Nam chứ tội gì bán ở thị trường có mức lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên trên thực tế điều này không xảy ra.
Sữa tổng hợp không phải là mặt hàng thiết yếu và bị tác động rất nhiều bởi thị hiếu nên quảng cáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong giai đoạn tiếp cận và mở rộng thị trường. Không quảng cáo thì không bán được hàng. Nguyên nhân giá sữa ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực có thể là do thị trường đang phát triển và quy mô chưa đủ lớn nên các doanh nghiệp cần chi nhiều cho quảng cáo tiếp thị để mở rộng thị trường.
Do không phụ thuộc vào lượng sữa bán được mà là quy mô phủ sóng nên nếu cùng một phạm vi phủ sóng, chi phí quảng cáo cho một lon sữa trên thị trường bán được 100 nghìn lon sữa sẽ đắt gấp 10 lần chi phí quảng cáo trên thị trường bán được một triệu lon sữa. Tương tự, lợi nhuận cũng như chi phí trên một lon sữa của người bán lẻ cũng như các khâu trung gian sẽ cao hơn nếu lượng sữa bán được ít hơn.
Về phía cầu, do tâm lý chuộng ngoại cộng với tác động của quảng cáo và cũng có thể là sự tiếp tay của một số người làm công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng (được các hãng sữa trả thù lao hay hoa hồng) đã thổi phồng vai trò của sữa công thức và lờ đi vai trò của các loại thực phẩm thông thường khác làm cho cầu về sữa tổng hợp tăng cao. Càng nhiều người sử dụng khi giá sữa tăng lại tạo ra cảm giác nhiều người bị “móc túi” hơn. Trên thực tế, nhiều người quan trọng hóa vai trò của loại hàng hóa này rồi tự nguyện trả giá cao chứ đâu có ai ép buộc.
Đâu là giải pháp?
Để giải quyết vấn đề của giá sữa, các cơ quan quản lý nên xem xét các điểm sau:
Thứ nhất, tập trung vào khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh kinh doanh phi đạo đức làm tổn hại đến sức khỏe người dân Việt Nam.
Thứ hai, cần tuyên truyền sâu rộng về vai trò của các loại thực phẩm khác hoàn toàn đầy đủ cho cơ thể và trí óc phát triển cường tráng và khỏe mạnh mà không nhất thiết phải dựa vào sữa công thức.
Tuy nhiên cái khó của chính sách này là kinh phí và động cơ. Các nhà sản xuất quảng cáo là sữa tổng hợp có tác dụng vượt trội để bán được hàng nên động cơ rất rõ ràng. Ngược lại khi Chính phủ muốn làm làm cho công chúng hiểu rằng có rất nhiều lựa chọn tương tự thì sẽ rất khó để những người có trách nhiệm tận tâm. Lợi ích thì cho cả cộng đồng, trong khi gánh nặng thuộc về đơn vị triển khai.
Thứ ba, nếu Việt Nam có ý định phát triển đàn bò sữa thì nên có chính sách khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm sữa tươi và hỗ trợ những người nuôi bò sữa có sữa tươi thật chứ không phải những đơn vị nhập sữa bột về chế biến thành “sữa tươi” để bán.
Thứ tư, xem thị trường chỗ nào bị ách tắc cần khơi thông để hàng hóa có thể lưu thông, nếu thực sự việc kinh doanh mặt hàng này có lợi nhuận cao hơn mức bình quân thì nhiều người sẽ tham gia vào đẩy giá đi xuống.
Thứ năm, xem xét bản chất việc nhận hoa hồng môi giới của một số người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Phải chăng do thu nhập không đủ sống hay do vấn đề đạo đức?
Tóm lại, câu chuyện giá sữa cao chẳng có gì là bí hiểm cả và trên một thị trường kinh doanh cạnh tranh, các hãng kinh doanh sữa khó có thể kiếm lợi nhuận cao hơn ở Việt Nam so với các nước trong khu vực đâu. Không nên tập trung vào phía cung mà tập trung vào bên cầu đề công chúng hiểu rằng sữa không phải là lựa chọn duy nhất, còn nhiều lựa chọn khác có thể tốt hơn hay cũng chẳng kém gì sữa tổng hợp.
Hơn thế, nếu giá sữa thực sự cao bất hợp lý thì những người nuôi bò sữa phải khấm khá hơn và nhiều người đổ xô nuôi bò sữa chứ sao lại èo uột như hiện tại. Đây lại là một câu hỏi khác cần được giải đáp.
Lập luận và chính sách như vậy liệu có hợp lý? VnEconomy giới thiệu bài viết của một độc giả đề cập đến một số vấn đề xung quanh câu chuyện này.
Sữa tổng hợp là nhu cầu thiết yếu cho trẻ em?
Người viết không am hiểu về dinh dưỡng, nhưng quan sát thực tế thì dường như sữa tổng hợp không phải là nhu cầu thiết yếu của trẻ em.
Cách đây hai năm khi chưa có dịp chứng kiến thực tế ở bên ngoài, nhìn những cửa hàng đầy ứ các loại sữa (chủ yếu là sữa tổng hợp) xuất hiện khắp nơi và các kênh truyền hình liên tục phát đi các quảng cáo về lợi ích của sữa, tôi đã nghĩ rằng sữa tổng hợp là một nhu cầu cần thiết cho trẻ em.
Tuy nhiên khi tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới – nước Mỹ – thì tôi mới biết mình đã hiểu nhầm.
Trong các chuỗi siêu thị hay cửa hàng phổ biến ở Mỹ như: Costco, CVS, Market Basket, Rite Aid, Shaw’s hay Target các gian hàng sữa tổng hợp thường được đặt ở những nơi ít ai để ý với quy mô khá khiêm tốn. Chủng loại thường chỉ có vài ba nhãn hiệu như: Enfamil, Good Start hay Similac và chủ yếu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Loại trên 12 tháng tuổi thì hiếm hơn và ít khi thấy sữa tổng hợp dành cho người mang thai hay người già. Trên tivi cũng rất ít quảng cáo về sữa tổng hợp.
Ở Mỹ, chế độ dinh dưỡng và việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em rất được quan tâm (hàng tháng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và 3 tháng cho trẻ trên 12 tháng tuổi). Nhưng sữa tổng hợp không được coi trọng. Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, các bác sỹ luôn khuyên rằng chỉ nên cho uống sữa tổng hợp khi mẹ không đủ sữa. Khi trẻ đã đủ 12 tháng tuổi thì họ cho uống sữa tươi và các bác sỹ luôn khuyên rằng sữa công thức là không cần thiết.
Ngược lại, sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa tươi là nhóm sản phẩm được ưa chuộng nhất. Dường như người Mỹ và các nước phương tây không thể sống thiếu sữa nhưng họ không phụ thuộc vào sữa công thức. Điều này có vẻ như ngược lại ở Việt Nam. Người nuôi bò sữa thì lao đao trong khi sữa tổng hợp nhập khẩu lại đắt như tôm tươi.
Tại sao giá sữa cao?
Nhìn vào thị trường sữa ở Việt Nam nói riêng, thị trường sữa nói chung có thể nói rằng đây không phải là thị trường độc quyền, cho dù với mỗi thương hiệu đều có những yếu tố độc quyền với một nhóm khách hàng trung thành nào đó. Người tiêu dùng Việt Nam ít ra cũng có vài ba chục lựa chọn với giá cả rất khác nhau cho dù chất lượng không khác nhau là bao.
Tuy nhiên, nếu ai đó cứ chọn sữa ngoại thương hiệu nổi tiếng và đắt mà về thực chất, chất lượng không khác nhiều so với các loại sữa khác thì đó thuộc về thị hiếu.
Hai chiếc áo chẳng khác gì nhau đều do An Phước may nhưng nếu gắn thương hiệu Pierre Cardin thì đắt gấp hai ba lần áo An Phước nhưng vẫn có người mua thì là chuyện của người tiêu dùng mà không ai có thể can thiệp được. Nếu bắt áo Pierre bán bằng giá áo An Phước thì liệu An Phước có bán được hàng không? Làm như vậy khác gì việc kết án doanh nghiệp sản xuất trong nước hay làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Việc cho rằng giá sữa ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực là do các hãng sữa kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao hơn là không có cơ sở, vì nếu đúng như vậy thì các doanh nghiệp này sẽ tập trung hàng bán ở Việt Nam chứ tội gì bán ở thị trường có mức lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên trên thực tế điều này không xảy ra.
Sữa tổng hợp không phải là mặt hàng thiết yếu và bị tác động rất nhiều bởi thị hiếu nên quảng cáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhất là trong giai đoạn tiếp cận và mở rộng thị trường. Không quảng cáo thì không bán được hàng. Nguyên nhân giá sữa ở Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực có thể là do thị trường đang phát triển và quy mô chưa đủ lớn nên các doanh nghiệp cần chi nhiều cho quảng cáo tiếp thị để mở rộng thị trường.
Do không phụ thuộc vào lượng sữa bán được mà là quy mô phủ sóng nên nếu cùng một phạm vi phủ sóng, chi phí quảng cáo cho một lon sữa trên thị trường bán được 100 nghìn lon sữa sẽ đắt gấp 10 lần chi phí quảng cáo trên thị trường bán được một triệu lon sữa. Tương tự, lợi nhuận cũng như chi phí trên một lon sữa của người bán lẻ cũng như các khâu trung gian sẽ cao hơn nếu lượng sữa bán được ít hơn.
Về phía cầu, do tâm lý chuộng ngoại cộng với tác động của quảng cáo và cũng có thể là sự tiếp tay của một số người làm công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng (được các hãng sữa trả thù lao hay hoa hồng) đã thổi phồng vai trò của sữa công thức và lờ đi vai trò của các loại thực phẩm thông thường khác làm cho cầu về sữa tổng hợp tăng cao. Càng nhiều người sử dụng khi giá sữa tăng lại tạo ra cảm giác nhiều người bị “móc túi” hơn. Trên thực tế, nhiều người quan trọng hóa vai trò của loại hàng hóa này rồi tự nguyện trả giá cao chứ đâu có ai ép buộc.
Đâu là giải pháp?
Để giải quyết vấn đề của giá sữa, các cơ quan quản lý nên xem xét các điểm sau:
Thứ nhất, tập trung vào khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh kinh doanh phi đạo đức làm tổn hại đến sức khỏe người dân Việt Nam.
Thứ hai, cần tuyên truyền sâu rộng về vai trò của các loại thực phẩm khác hoàn toàn đầy đủ cho cơ thể và trí óc phát triển cường tráng và khỏe mạnh mà không nhất thiết phải dựa vào sữa công thức.
Tuy nhiên cái khó của chính sách này là kinh phí và động cơ. Các nhà sản xuất quảng cáo là sữa tổng hợp có tác dụng vượt trội để bán được hàng nên động cơ rất rõ ràng. Ngược lại khi Chính phủ muốn làm làm cho công chúng hiểu rằng có rất nhiều lựa chọn tương tự thì sẽ rất khó để những người có trách nhiệm tận tâm. Lợi ích thì cho cả cộng đồng, trong khi gánh nặng thuộc về đơn vị triển khai.
Thứ ba, nếu Việt Nam có ý định phát triển đàn bò sữa thì nên có chính sách khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm sữa tươi và hỗ trợ những người nuôi bò sữa có sữa tươi thật chứ không phải những đơn vị nhập sữa bột về chế biến thành “sữa tươi” để bán.
Thứ tư, xem thị trường chỗ nào bị ách tắc cần khơi thông để hàng hóa có thể lưu thông, nếu thực sự việc kinh doanh mặt hàng này có lợi nhuận cao hơn mức bình quân thì nhiều người sẽ tham gia vào đẩy giá đi xuống.
Thứ năm, xem xét bản chất việc nhận hoa hồng môi giới của một số người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Phải chăng do thu nhập không đủ sống hay do vấn đề đạo đức?
Tóm lại, câu chuyện giá sữa cao chẳng có gì là bí hiểm cả và trên một thị trường kinh doanh cạnh tranh, các hãng kinh doanh sữa khó có thể kiếm lợi nhuận cao hơn ở Việt Nam so với các nước trong khu vực đâu. Không nên tập trung vào phía cung mà tập trung vào bên cầu đề công chúng hiểu rằng sữa không phải là lựa chọn duy nhất, còn nhiều lựa chọn khác có thể tốt hơn hay cũng chẳng kém gì sữa tổng hợp.
Hơn thế, nếu giá sữa thực sự cao bất hợp lý thì những người nuôi bò sữa phải khấm khá hơn và nhiều người đổ xô nuôi bò sữa chứ sao lại èo uột như hiện tại. Đây lại là một câu hỏi khác cần được giải đáp.