“Chắc chắn thị trường xi măng sẽ bình ổn”
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Vũ Văn Hiệp, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Tổng công ty Xi măng Việt Nam vừa tiến hành chuyển đổi sang mô hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời đang đẩy nhanh tiến độ các dự án sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Vũ Văn Hiệp, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Các công ty thành viên thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam vừa áp dụng phương án chuyển đổi mô hình tổ chức, phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mới, xin ông cho biết mục đích của việc chuyển đổi mô hình này ?
Trước đây tại thị trường khu vực phía Bắc, phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam tồn tại theo hai loại hình. Đó là tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống các cửa hàng, các đại lý hưởng hoa hồng của các chi nhánh và tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống các nhà phân phối (đại lý bao tiêu).
Từ ngày 1/3 vừa qua, các Công ty xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn đã chuyển đổi mô hình tiêu thụ xi măng sang mô hình nhà phân phối. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, một thành viên thuộc Tổng công ty đang thực hiện kinh doanh theo cơ chế nội bộ cũng đã chuyển sang hoạt động như một nhà phân phối chính thức tại các địa bàn đang kinh doanh.
Việc chuyển đổi này nhằm kiểm soát chặt chẽ và tìm giải pháp tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; Hoàn thiện hệ thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính xã hội hóa trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá như thế nào về nhu cầu xi măng nội địa trong quý 1 và quý 2 năm 2007, thưa ông?
Trong hai tháng đầu năm 2007, giá bán xi măng trên thị trường vẫn ổn định, nhưng lượng tiêu thụ giảm do các công trình xây dựng tạm ngừng trong dịp tết Nguyên đán và nhiều công trình chưa thể giải ngân...
Theo thống kê của chúng tôi, lượng xi măng tiêu thụ của toàn xã hội trong 2 tháng đạt trên 4 triệu tấn. Lượng clinker dự trữ của riêng Tổng công ty còn trên 1,3 triệu tấn, lượng xi măng tồn kho còn trên 300 ngàn tấn. Tháng 3 năm nay, lượng xi măng tiêu thụ toàn xã hội đạt khoảng 2,7 triệu tấn, đưa lượng xi măng tiêu thụ toàn xã hội trong quý 1 năm nay đạt trên 6,7 triệu tấn. Lượng clinker và xi măng tồn kho tương đương như cuối tháng 2 nói trên. Như vậy, so với quý 1/2006, mức tiêu thụ của toàn xã hội ở quý 1 năm nay đạt trên 98%.
Quý 2 năm nay là thời gian cao điểm của mùa xây dựng, lượng xi măng tiêu thụ của cả nước trong quý ước khoảng 10 - 11 triệu tấn. Do có sự chuẩn bị trước như huy động công suất tăng thêm 10% và nhiều nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động nên nguồn cung vẫn còn dồi dào so với sự tăng trưởng của nhu cầu cả nước.
Tổng công ty có rất nhiều dự án xi măng lớn đang được triển khai, tuy nhiên thực tế cho thấy giá trị khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng của toàn Tổng công ty thấp (mới đạt khoảng 20%), tiến độ thực hiện các dự án đều chậm hơn so với kế hoạch. Ông lý giải thế nào về thực trạng này?
Hiện nay Tổng công ty đang triển khai thực hiện 5 dự án lớn, gồm: dự án xi măng Hoàng Thạch 3, dự án xi măng Bút Sơn 2, dự án xi măng Bỉm Sơn dây chuyền mới, dự án xi măng Bình Phước, dự án xi măng Hà Tiên 2-2 và một số dự án trạm nghiền phân phối xi măng. Trong quý 1 năm nay, Tổng công ty đã tổ chức khởi công 4 dự án, đã đôn đốc và yêu cầu các nhà thầu tập trung thiết bị, nhân lực khẩn trương thi công đảm bảo tiến độ ngay thời gian đầu.
Vậy Tổng công ty đã có biện pháp gì để đẩy nhanh tiến độ của các dự án trên, thưa ông?
Năm nay, Tổng công ty đã xác định ngay từ đầu năm là tập trung chỉ đạo và coi đầu tư xây dựng, phát triển ngành là nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, ngoài việc yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tạo mọi điều kiện và đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công, Tổng công ty đã thành lập Ban chỉ đạo các dự án lớn do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc làm Trưởng ban, định kỳ hàng tháng họp kiểm điểm tình hình thực hiện, tháo gỡ khó khăn, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch tháng tới.
Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục duy trì hình thức thi đua liên ngành (giữa chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị thi công) với các mốc tiến độ cụ thể, thưởng phạt rõ ràng. Hình thức thi đua này có tác dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt ở những dự án Tổng công ty đã đầu tư.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu ký cam kết thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Cuối tháng 3, Tổng công ty đã tổ chức hội nghị với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu để cùng bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công và yêu cầu các nhà thầu nghiêm túc thực hiện cam kết.
Trong tháng 3, cùng với nhu cầu tăng, giá bán xi măng cũng đã tăng mạnh, vậy theo Tổng công ty, dự kiến trong thời gian tới, diễn biến giá cả của thị trường này sẽ ra sao?
Trong quý 1, do chi phí đầu vào phục vụ sản xuất (than, điện...) tăng nên giá bán xi măng trên thị trường khu vực phía Bắc và phía Nam đã tăng thêm từ 15.000 - 20.000đ/tấn.
Trong thời gian tới, giá bán xi măng sẽ phụ thuộc vào giá các vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như than, điện... nhưng chắc chắn trong tháng 4 này sẽ không có gì thay đổi.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu các phương tiện vận tải, giá cước vận tải cao nên không thể đưa nhiều clinker và xi măng từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam song chắc chắn thị trường xi măng sẽ bình ổn do nguồn cung xi măng từ các nhà sản xuất dồi dào và một lượng lớn dự trữ không nhỏ từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Vũ Văn Hiệp, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam
Các công ty thành viên thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam vừa áp dụng phương án chuyển đổi mô hình tổ chức, phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mới, xin ông cho biết mục đích của việc chuyển đổi mô hình này ?
Trước đây tại thị trường khu vực phía Bắc, phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng của Tổng công ty Xi măng Việt Nam tồn tại theo hai loại hình. Đó là tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống các cửa hàng, các đại lý hưởng hoa hồng của các chi nhánh và tổ chức tiêu thụ thông qua hệ thống các nhà phân phối (đại lý bao tiêu).
Từ ngày 1/3 vừa qua, các Công ty xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn đã chuyển đổi mô hình tiêu thụ xi măng sang mô hình nhà phân phối. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, một thành viên thuộc Tổng công ty đang thực hiện kinh doanh theo cơ chế nội bộ cũng đã chuyển sang hoạt động như một nhà phân phối chính thức tại các địa bàn đang kinh doanh.
Việc chuyển đổi này nhằm kiểm soát chặt chẽ và tìm giải pháp tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; Hoàn thiện hệ thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc thù của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính xã hội hóa trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Ban lãnh đạo Tổng công ty đánh giá như thế nào về nhu cầu xi măng nội địa trong quý 1 và quý 2 năm 2007, thưa ông?
Trong hai tháng đầu năm 2007, giá bán xi măng trên thị trường vẫn ổn định, nhưng lượng tiêu thụ giảm do các công trình xây dựng tạm ngừng trong dịp tết Nguyên đán và nhiều công trình chưa thể giải ngân...
Theo thống kê của chúng tôi, lượng xi măng tiêu thụ của toàn xã hội trong 2 tháng đạt trên 4 triệu tấn. Lượng clinker dự trữ của riêng Tổng công ty còn trên 1,3 triệu tấn, lượng xi măng tồn kho còn trên 300 ngàn tấn. Tháng 3 năm nay, lượng xi măng tiêu thụ toàn xã hội đạt khoảng 2,7 triệu tấn, đưa lượng xi măng tiêu thụ toàn xã hội trong quý 1 năm nay đạt trên 6,7 triệu tấn. Lượng clinker và xi măng tồn kho tương đương như cuối tháng 2 nói trên. Như vậy, so với quý 1/2006, mức tiêu thụ của toàn xã hội ở quý 1 năm nay đạt trên 98%.
Quý 2 năm nay là thời gian cao điểm của mùa xây dựng, lượng xi măng tiêu thụ của cả nước trong quý ước khoảng 10 - 11 triệu tấn. Do có sự chuẩn bị trước như huy động công suất tăng thêm 10% và nhiều nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động nên nguồn cung vẫn còn dồi dào so với sự tăng trưởng của nhu cầu cả nước.
Tổng công ty có rất nhiều dự án xi măng lớn đang được triển khai, tuy nhiên thực tế cho thấy giá trị khối lượng thực hiện đầu tư xây dựng của toàn Tổng công ty thấp (mới đạt khoảng 20%), tiến độ thực hiện các dự án đều chậm hơn so với kế hoạch. Ông lý giải thế nào về thực trạng này?
Hiện nay Tổng công ty đang triển khai thực hiện 5 dự án lớn, gồm: dự án xi măng Hoàng Thạch 3, dự án xi măng Bút Sơn 2, dự án xi măng Bỉm Sơn dây chuyền mới, dự án xi măng Bình Phước, dự án xi măng Hà Tiên 2-2 và một số dự án trạm nghiền phân phối xi măng. Trong quý 1 năm nay, Tổng công ty đã tổ chức khởi công 4 dự án, đã đôn đốc và yêu cầu các nhà thầu tập trung thiết bị, nhân lực khẩn trương thi công đảm bảo tiến độ ngay thời gian đầu.
Vậy Tổng công ty đã có biện pháp gì để đẩy nhanh tiến độ của các dự án trên, thưa ông?
Năm nay, Tổng công ty đã xác định ngay từ đầu năm là tập trung chỉ đạo và coi đầu tư xây dựng, phát triển ngành là nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, ngoài việc yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tạo mọi điều kiện và đôn đốc các nhà thầu tập trung thi công, Tổng công ty đã thành lập Ban chỉ đạo các dự án lớn do Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc làm Trưởng ban, định kỳ hàng tháng họp kiểm điểm tình hình thực hiện, tháo gỡ khó khăn, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch tháng tới.
Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục duy trì hình thức thi đua liên ngành (giữa chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị thi công) với các mốc tiến độ cụ thể, thưởng phạt rõ ràng. Hình thức thi đua này có tác dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt ở những dự án Tổng công ty đã đầu tư.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu ký cam kết thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Cuối tháng 3, Tổng công ty đã tổ chức hội nghị với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu để cùng bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công và yêu cầu các nhà thầu nghiêm túc thực hiện cam kết.
Trong tháng 3, cùng với nhu cầu tăng, giá bán xi măng cũng đã tăng mạnh, vậy theo Tổng công ty, dự kiến trong thời gian tới, diễn biến giá cả của thị trường này sẽ ra sao?
Trong quý 1, do chi phí đầu vào phục vụ sản xuất (than, điện...) tăng nên giá bán xi măng trên thị trường khu vực phía Bắc và phía Nam đã tăng thêm từ 15.000 - 20.000đ/tấn.
Trong thời gian tới, giá bán xi măng sẽ phụ thuộc vào giá các vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng như than, điện... nhưng chắc chắn trong tháng 4 này sẽ không có gì thay đổi.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu các phương tiện vận tải, giá cước vận tải cao nên không thể đưa nhiều clinker và xi măng từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam song chắc chắn thị trường xi măng sẽ bình ổn do nguồn cung xi măng từ các nhà sản xuất dồi dào và một lượng lớn dự trữ không nhỏ từ Tổng công ty Xi măng Việt Nam.