Chăn nuôi còn nhiều nghịch lý
Là nước nông nghiệp nhưng Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn thịt lợn, thịt gà
Nghịch lý trong chăn nuôi hiện nay có nhiều, trong đó nổi bật là tỷ lệ hộ để trống chuồng trại rất cao, ngay cả ở những làng quê thuần nông, tỷ lệ hộ trống chuồng cũng có nơi tới gần 100%.
Nếu không có các hộ trang trại, đa canh, nuôi theo kiểu công nghiệp, thì nông dân còn phải đi mua để tiêu dùng. Nghịch lý đó đã dẫn đến tình trạng Việt Nam là nước nông nghiệp, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người năm 2008 vẫn thuộc loại thấp.
Là nước nông nghiệp nhưng Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn thịt lợn, thịt gà. Chưa kể hàng lậu chỉ có vào mà không có ra và đây lại là một nghịch lý nữa của chăn nuôi Việt Nam.
Lý giải tình hình trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do chăn nuôi phát triển chậm. Đàn trâu năm 2008 có 2.898 nghìn con, chỉ bằng năm 2000. Đàn bò năm 2007 đạt 6.337,7 nghìn con, tuy tăng so với 2000, nhưng lại giảm so với 2006 (đã đạt 6.510,6 nghìn con) và năm 2007 (đạt 6.724,7 nghìn con).
Đàn lợn năm 2008 đạt 26,7 triệu con, tuy tăng nhẹ so với năm 2007, nhưng lại giảm so với năm 2005 (27,4 triệu con) và năm 2006 (26,9 triệu con). Đàn gia cầm năm 2008 đạt 247,3 triệu con, tăng so với mấy năm trước, nhưng lại giảm so với năm 2003 (255 triệu con) - năm trước của dịch cúm gia cầm năm 2004 với gần 40 triệu con gia cầm bị bệnh.
Có nguyên nhân do người chăn gia súc, gia cầm chủ yếu là để “lấy công làm lãi”, tức là thực chất không có lãi, tiền chênh lệch nhỏ nhoi giữa thu và chi phí chăn nuôi khi bán sản phẩm cũng chỉ là tiền công, mà tiền công là chi phí chứ đâu phải là lãi.
Có nguyên nhân do dịch bệnh gia súc năm nào cũng có, nơi nào cũng có, còn dịch bệnh lớn thì dăm ba năm lại xảy ra một lần, người chăn nuôi bị trắng tay. Nếu vay vốn mà chăn nuôi thì còn bị lãi vay chồng lên nợ gốc, nói chi đến lợi nhuận, đến tiền công.
Một nguyên nhân nữa là do thu nhập từ chăn nuôi cũng chỉ như “tiền bỏ ống”, thì “tiền không đẻ ra tiền”, thậm chí còn bị mất giá trong suốt thời gian bỏ ống. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do thức ăn chăn nuôi, nếu trước kia chủ yếu là sản phẩm phụ của trồng trọt (rau, cỏ, cám, nước gạo,...), thức ăn thừa của người, thức ăn có sẵn trong tự nhiên, thì nay thức ăn chăn nuôi dùng chủ yếu là thức ăn công nghiệp, mà thức ăn công nghiệp lại chủ yếu phải nhập khẩu.
Trong khi giá thực phẩm tăng thấp thì nguyên liệu chế biến và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lại tăng rất cao. Đây lại là một nghịch lý nữa của chăn nuôi. Một nguyên nhân rất quan trọng là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thật tốt.
Tất nhiên, còn có nguyên nhân từ mức sống được cải thiện, nguồn thực phẩm được đáp ứng từ nhiều nguồn, không còn cảnh “đói góp” như trước.
Chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó phát triển mạnh, thậm chí còn có thể bị giảm thị phần, nếu các nghịch lý trên không được khắc phục.
Nếu không có các hộ trang trại, đa canh, nuôi theo kiểu công nghiệp, thì nông dân còn phải đi mua để tiêu dùng. Nghịch lý đó đã dẫn đến tình trạng Việt Nam là nước nông nghiệp, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng sản phẩm chăn nuôi bình quân đầu người năm 2008 vẫn thuộc loại thấp.
Là nước nông nghiệp nhưng Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn thịt lợn, thịt gà. Chưa kể hàng lậu chỉ có vào mà không có ra và đây lại là một nghịch lý nữa của chăn nuôi Việt Nam.
Lý giải tình hình trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do chăn nuôi phát triển chậm. Đàn trâu năm 2008 có 2.898 nghìn con, chỉ bằng năm 2000. Đàn bò năm 2007 đạt 6.337,7 nghìn con, tuy tăng so với 2000, nhưng lại giảm so với 2006 (đã đạt 6.510,6 nghìn con) và năm 2007 (đạt 6.724,7 nghìn con).
Đàn lợn năm 2008 đạt 26,7 triệu con, tuy tăng nhẹ so với năm 2007, nhưng lại giảm so với năm 2005 (27,4 triệu con) và năm 2006 (26,9 triệu con). Đàn gia cầm năm 2008 đạt 247,3 triệu con, tăng so với mấy năm trước, nhưng lại giảm so với năm 2003 (255 triệu con) - năm trước của dịch cúm gia cầm năm 2004 với gần 40 triệu con gia cầm bị bệnh.
Có nguyên nhân do người chăn gia súc, gia cầm chủ yếu là để “lấy công làm lãi”, tức là thực chất không có lãi, tiền chênh lệch nhỏ nhoi giữa thu và chi phí chăn nuôi khi bán sản phẩm cũng chỉ là tiền công, mà tiền công là chi phí chứ đâu phải là lãi.
Có nguyên nhân do dịch bệnh gia súc năm nào cũng có, nơi nào cũng có, còn dịch bệnh lớn thì dăm ba năm lại xảy ra một lần, người chăn nuôi bị trắng tay. Nếu vay vốn mà chăn nuôi thì còn bị lãi vay chồng lên nợ gốc, nói chi đến lợi nhuận, đến tiền công.
Một nguyên nhân nữa là do thu nhập từ chăn nuôi cũng chỉ như “tiền bỏ ống”, thì “tiền không đẻ ra tiền”, thậm chí còn bị mất giá trong suốt thời gian bỏ ống. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do thức ăn chăn nuôi, nếu trước kia chủ yếu là sản phẩm phụ của trồng trọt (rau, cỏ, cám, nước gạo,...), thức ăn thừa của người, thức ăn có sẵn trong tự nhiên, thì nay thức ăn chăn nuôi dùng chủ yếu là thức ăn công nghiệp, mà thức ăn công nghiệp lại chủ yếu phải nhập khẩu.
Trong khi giá thực phẩm tăng thấp thì nguyên liệu chế biến và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu lại tăng rất cao. Đây lại là một nghịch lý nữa của chăn nuôi. Một nguyên nhân rất quan trọng là khâu an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thật tốt.
Tất nhiên, còn có nguyên nhân từ mức sống được cải thiện, nguồn thực phẩm được đáp ứng từ nhiều nguồn, không còn cảnh “đói góp” như trước.
Chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó phát triển mạnh, thậm chí còn có thể bị giảm thị phần, nếu các nghịch lý trên không được khắc phục.