Nhập khẩu thịt bóp nghẹt... chăn nuôi
Việc nhập khẩu thịt, sữa ồ ạt đã khiến khoảng 1 triệu người chăn nuôi tại Việt Nam mất việc làm
Việc nhập khẩu thịt, sữa ồ ạt đã khiến khoảng 1 triệu người chăn nuôi tại Việt Nam mất việc làm.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị bàn về giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 17/9 tại Hà Nội.
Tại đây, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết trong năm 2008, ngành chăn nuôi Việt Nam đã lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, gặp nhiều yếu tố bất lợi. Thiên tai, dịch bệnh đã làm chết và phải tiêu huỷ gần 500 ngàn con trâu bò, lợn. Giá các loại nguyên liệu đầu vào của chăn nuôi không ngừng tăng cao, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng 60-100% so với cùng kỳ năm 2007, giá lợn giống tăng 106%.
Lạm phát, hạn mức tín dụng thấp, lãi suất ngân hàng tăng cao, thiếu ngoại tệ... đã gây trở ngại lớn đến việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và sản xuất kinh doanh chăn nuôi, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, thời gian gần đây, việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm gia cầm đang gây nên tác động bất lợi đến sản xuất trong nước.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng thịt đông lạnh nhập khẩu đã tăng gấp gần 3 lần so với cả năm 2007, bao gồm: 6.086 tấn thịt đỏ, 103.401 tấn thịt gà; 8.612 tấn thịt lợn.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, nhận định: "Thật khó chấp nhận khi nhìn vào các con số: sản lượng thịt gia cầm trên cả nước ước tính trong năm 2008 đạt khoảng 400 ngàn tấn, trong khi sản lượng thịt gia cầm nhập khẩu trong 8 tháng qua đã lên tới 103 ngàn tấn, bằng gần 30% so với lượng sản xuất trong nước".
Ông tính toán: doanh nghiệp nhập khẩu thịt nộp thuế 12%, giá thành thịt gà nhập khẩu đưa về đến nước ta cũng chỉ có 14 ngàn đồng/kg, bằng một nửa so với giá thành sản xuất trong nước. Nhập khẩu thịt ồ ạt, bán với giá rẻ đã kéo giá thịt lợn, gà trong nước giảm thấp, khiến người chăn nuôi thua lỗ, tuy giúp người tiêu dùng được mua thực phẩm giá rẻ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết: chúng ta chưa có tiền lệ áp thuế chống bán phá giá, nhưng Bộ đang kiến nghị với Bộ Công Thương duy trì thuế nhập khẩu các loại thịt như lộ trình cam kết WTO.
Đồng thời cũng đề nghị với Bộ Công Thương có những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các sản phẩm này, nhằm khuyến khích chăn nuôi trong nước phát triển.
Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, để tháo gỡ được những khó khăn trong ngành chăn nuôi hiện nay, phải giải quyết được 6 vấn đề.
Một là, đề nghị Bộ Công Thương nhanh chóng đưa nhập khẩu thịt quay về thế ổn định.
Hai là, đẩy mạnh nhập khẩu con giống tốt từ bên ngoài để tăng cường nguồn giống gốc. Tất cả các cơ sở sản xuất giống phải công bố chất lượng giống, phải cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng cho mỗi con giống bán ra.
Ba là, tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đưa năng suất lên, hạ giá thành chăn nuôi.
Bốn là, hạ giá thành chế biến thức ăn chăn nuôi, bằng cách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng ngô, đậu tương...
Năm là, đẩy mạnh quay vòng chăn nuôi, nhằm làm giảm chi phí khấu hao chuồng trại, công lao động, trang thiết bị chăn nuôi.
Sáu là, phải hoàn thiện hệ thống tổ chức Nhà nước về quản lý ngành chăn nuôi từ trung ương đến các địa phương.
Thông tin này được đưa ra tại hội nghị bàn về giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 17/9 tại Hà Nội.
Tại đây, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết trong năm 2008, ngành chăn nuôi Việt Nam đã lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, gặp nhiều yếu tố bất lợi. Thiên tai, dịch bệnh đã làm chết và phải tiêu huỷ gần 500 ngàn con trâu bò, lợn. Giá các loại nguyên liệu đầu vào của chăn nuôi không ngừng tăng cao, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng 60-100% so với cùng kỳ năm 2007, giá lợn giống tăng 106%.
Lạm phát, hạn mức tín dụng thấp, lãi suất ngân hàng tăng cao, thiếu ngoại tệ... đã gây trở ngại lớn đến việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và sản xuất kinh doanh chăn nuôi, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, thời gian gần đây, việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm gia cầm đang gây nên tác động bất lợi đến sản xuất trong nước.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng thịt đông lạnh nhập khẩu đã tăng gấp gần 3 lần so với cả năm 2007, bao gồm: 6.086 tấn thịt đỏ, 103.401 tấn thịt gà; 8.612 tấn thịt lợn.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, nhận định: "Thật khó chấp nhận khi nhìn vào các con số: sản lượng thịt gia cầm trên cả nước ước tính trong năm 2008 đạt khoảng 400 ngàn tấn, trong khi sản lượng thịt gia cầm nhập khẩu trong 8 tháng qua đã lên tới 103 ngàn tấn, bằng gần 30% so với lượng sản xuất trong nước".
Ông tính toán: doanh nghiệp nhập khẩu thịt nộp thuế 12%, giá thành thịt gà nhập khẩu đưa về đến nước ta cũng chỉ có 14 ngàn đồng/kg, bằng một nửa so với giá thành sản xuất trong nước. Nhập khẩu thịt ồ ạt, bán với giá rẻ đã kéo giá thịt lợn, gà trong nước giảm thấp, khiến người chăn nuôi thua lỗ, tuy giúp người tiêu dùng được mua thực phẩm giá rẻ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết: chúng ta chưa có tiền lệ áp thuế chống bán phá giá, nhưng Bộ đang kiến nghị với Bộ Công Thương duy trì thuế nhập khẩu các loại thịt như lộ trình cam kết WTO.
Đồng thời cũng đề nghị với Bộ Công Thương có những biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các sản phẩm này, nhằm khuyến khích chăn nuôi trong nước phát triển.
Theo ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, để tháo gỡ được những khó khăn trong ngành chăn nuôi hiện nay, phải giải quyết được 6 vấn đề.
Một là, đề nghị Bộ Công Thương nhanh chóng đưa nhập khẩu thịt quay về thế ổn định.
Hai là, đẩy mạnh nhập khẩu con giống tốt từ bên ngoài để tăng cường nguồn giống gốc. Tất cả các cơ sở sản xuất giống phải công bố chất lượng giống, phải cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng cho mỗi con giống bán ra.
Ba là, tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đưa năng suất lên, hạ giá thành chăn nuôi.
Bốn là, hạ giá thành chế biến thức ăn chăn nuôi, bằng cách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân trồng ngô, đậu tương...
Năm là, đẩy mạnh quay vòng chăn nuôi, nhằm làm giảm chi phí khấu hao chuồng trại, công lao động, trang thiết bị chăn nuôi.
Sáu là, phải hoàn thiện hệ thống tổ chức Nhà nước về quản lý ngành chăn nuôi từ trung ương đến các địa phương.